Đang ho có tiêm vắc xin được không? Cần lưu ý những gì khi tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe? Tiêm vắc xin là biện pháp quan trọng giúp cơ thể tạo miễn dịch và phòng tránh nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng khi tiêm. Việc nắm rõ những lưu ý này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn tăng cường khả năng bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Đang ho có tiêm vắc xin được không?
Đang ho có tiêm vắc xin được không? Câu trả lời là: Trên thực tế, không có câu trả lời cố định cho vấn đề “Đang ho có tiêm vắc xin được không?” bởi quyết định tiêm hay trì hoãn còn phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ của triệu chứng ho.
Ho thường bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: Nhiễm virus hoặc nhiễm vi khuẩn. Nếu ho do virus, cơ thể có khả năng tự phục hồi mà không cần dùng kháng sinh, do đó, bạn vẫn có thể tiêm vắc xin bình thường. Ngược lại, nếu ho do nhiễm khuẩn, cần điều trị dứt điểm trước khi tiêm để đảm bảo an toàn. Vì vậy, trước khi quyết định tiêm vắc xin khi đang ho, bạn nên thăm khám để xác định nguyên nhân cụ thể. Đồng thời, khi đến cơ sở tiêm chủng, hãy thông báo tình trạng sức khỏe của mình để bác sĩ thực hiện khám sàng lọc và đưa ra tư vấn phù hợp.
/dang_ho_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_can_luu_y_nhung_gi_khi_tiem_vac_xin_dje_bao_ve_suc_khoe_1_564af9bb98.png)
Trường hợp nào không nên tiêm phòng?
Báo cáo về an toàn tiêm chủng của TS.BS Vũ Minh Điền (Trung tâm Phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) đã nêu rõ các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng như sau:
Trường hợp chống chỉ định tiêm chủng
Những đối tượng sau cần được cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ tiêm vắc xin khi có chỉ định từ bác sĩ:
- Người từng bị sốc phản vệ hoặc có phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin trước đó có cùng thành phần, bao gồm sốt cao trên 39°C kèm co giật, dấu hiệu viêm màng não, tím tái, khó thở.
- Người suy giảm miễn dịch nặng (như mắc HIV giai đoạn IV, suy giảm miễn dịch bẩm sinh) không được tiêm vắc xin sống giảm độc lực.
- Phụ nữ mang thai chống chỉ định tiêm các loại vắc xin sống giảm độc lực.
- Người bị suy chức năng nghiêm trọng ở các cơ quan quan trọng như tim, gan, thận, phổi, hệ tuần hoàn hoặc hô hấp.
- Các trường hợp chống chỉ định khác theo khuyến cáo của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Những người thuộc đối tượng trên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tiêm chủng, để có thể đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro và tối ưu hóa hiệu quả của vắc xin.
/dang_ho_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_can_luu_y_nhung_gi_khi_tiem_vac_xin_dje_bao_ve_suc_khoe_2_b5a57bacb5.png)
Trường hợp cần tạm hoãn tiêm chủng
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của vắc xin, những trường hợp sau nên trì hoãn tiêm chủng:
- Người có dấu hiệu suy chức năng cơ quan.
- Đang mắc bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh cấp tính.
- Sốt cao trên 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5°C (đo tại nách).
- Người đang điều trị hoặc vừa kết thúc liệu trình corticoid liều cao (prednisolon ≥ 2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày cần tạm hoãn tiêm vắc xin sống giảm độc lực.
- Người có tiền sử phản ứng sau tiêm nặng và tăng dần mức độ sau mỗi lần tiêm vắc xin cùng loại trước đó.
- Người mắc bệnh mạn tính hoặc bẩm sinh ở tim, phổi,... Nhưng chưa điều trị ổn định.
- Đã sử dụng Globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B), cần tạm hoãn tiêm vắc xin sống giảm độc lực.
- Các trường hợp khác thuộc diện trì hoãn tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Việc tuân thủ các quy định trên sẽ giúp đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả bảo vệ sức khỏe khi tiêm chủng.
/dang_ho_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_can_luu_y_nhung_gi_khi_tiem_vac_xin_dje_bao_ve_suc_khoe_3_fb232605ea.png)
Một số lưu ý khi tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe?
Không nên trì hoãn tiêm chủng chỉ vì mắc bệnh hô hấp nhẹ, bệnh cấp tính nhẹ hoặc không sốt. Chỉ nên hoãn tiêm khi triệu chứng ở mức độ trung bình đến nặng. Khi tình trạng sức khỏe ổn định, hãy tiêm phòng sớm để đảm bảo hiệu quả bảo vệ. Tuy nhiên bạn vẫn nên lưu ý những điều sau đây để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình:
- Kiểm tra sức khỏe: Nếu đang bị bệnh cấp tính, sốt cao hoặc có triệu chứng bất thường, hãy thông báo với bác sĩ để được tư vấn. Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng hoặc bệnh mãn tính cần kiểm tra kỹ lưỡng.
- Cung cấp thông tin y tế: Báo cho nhân viên y tế về tiền sử bệnh, thuốc đang dùng và dị ứng (nếu có) để đảm bảo an toàn khi tiêm.
- Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ: Một cơ thể khỏe mạnh giúp giảm căng thẳng và tăng hiệu quả miễn dịch sau tiêm.
- Chăm sóc sau tiêm: Ở lại cơ sở y tế 15-30 phút để theo dõi phản ứng. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường như khó thở, chóng mặt hoặc phát ban, cần báo ngay cho nhân viên y tế.
Một số phản ứng nhẹ như sốt, đau tại chỗ tiêm hoặc mệt mỏi là bình thường. Hãy nghỉ ngơi, uống nhiều nước và bổ sung dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục.
/dang_ho_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_can_luu_y_nhung_gi_khi_tiem_vac_xin_dje_bao_ve_suc_khoe_4_9023bf03a5.png)
Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp được thắc mắc đang ho có tiêm vắc xin được không. Việc tiêm hay hoãn tiêm vắc xin phụ thuộc vào nguyên nhân gây ho và tình trạng sức khỏe của bạn. Để đảm bảo an toàn, hãy lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín như Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, nơi có đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, giúp sàng lọc kỹ lưỡng và đưa ra tư vấn chính xác nhất.
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín với dịch vụ tiêm chủng chất lượng, được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Vắc xin tại đây đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, được bảo quản đúng tiêu chuẩn và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình an toàn tiêm chủng. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết trước và sau khi tiêm, mang lại sự an tâm tuyệt đối. Hãy gọi ngay hotline 1800 6928 để được hỗ trợ và đặt lịch tiêm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu!