icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69
mu_mat_3_24f64305a7mu_mat_3_24f64305a7

Mù mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Mỹ Tiên09/04/2025

Mù mắt là tình trạng mất thị lực, có thể do bệnh lý, chấn thương, hoặc di truyền. Mức độ mù lòa rất đa dạng, có trường hợp mất hoàn toàn khả năng nhìn, có trường hợp chỉ còn lờ mờ hình ảnh. Dù y học đã có những tiến bộ, không phải mọi trường hợp đều có thể chữa khỏi.

Tìm hiểu chung về bệnh mù mắt

Mù mắt, hay mất thị lực là tình trạng suy giảm khả năng nhìn, ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt. Tình trạng này có thể tiến triển từ từ, gây mờ mắt, hoặc xảy ra đột ngột, dẫn đến mất thị lực hoàn toàn. Mức độ mù lòa rất đa dạng, từ suy giảm thị lực nhẹ đến không còn khả năng nhận biết ánh sáng.

Việc mất thị lực đột ngột được xem là một tình huống khẩn cấp y tế. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý nghiêm trọng, đòi hỏi sự can thiệp y tế ngay lập tức để tránh những tổn thương mắt vĩnh viễn.

Mù mắt xảy ra khi có tổn thương trên bất kỳ bộ phận nào của hệ thống thị giác, bao gồm:

  • Não bộ: Trung tâm xử lý thông tin hình ảnh.
  • Dây thần kinh thị giác: Đường dẫn truyền tín hiệu từ mắt đến não.
  • Võng mạc: Lớp mô nhạy cảm ánh sáng ở đáy mắt.
  • Giác mạc: Lớp màng trong suốt phía trước mắt.
  • Thể thủy tinh: Thấu kính bên trong mắt.

Tình trạng này không giới hạn ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào. Trẻ sơ sinh có thể mắc mù mắt bẩm sinh, và cả nam lẫn nữ đều có nguy cơ bị mù mắt trong suốt cuộc đời.

Triệu chứng bệnh mù mắt

Những dấu hiệu và triệu chứng của mù mắt

Mù mắt, hay mất thị lực, có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Mất thị lực hoàn toàn: Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất, khi mắt không còn khả năng nhận biết ánh sáng.
  • Mờ mắt: Hình ảnh trở nên nhòe, không rõ nét.
  • Đau mắt: Cảm giác khó chịu, nhức mỏi trong mắt.
  • Xuất hiện vật thể trôi nổi hoặc nhấp nháy: Người bệnh nhìn thấy các đốm đen, sợi nhỏ hoặc tia sáng di chuyển trong tầm nhìn.
  • Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng): Mắt cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
  • Mất thị lực đột ngột hoặc xuất hiện điểm đen trong tầm nhìn: Đây là dấu hiệu cảnh báo cần được cấp cứu y tế ngay lập tức.

Biến chứng có thể gặp của mù mắt

Mù mắt gây nhiều biến chứng nghiêm trọng:

  • Tâm lý, xã hội: Trầm cảm, cô lập, giảm chất lượng sống.
  • Sức khỏe: Tăng nguy cơ bệnh mắt khác, hạn chế vận động.
  • Biến chứng đặc thù: Tùy nguyên nhân (tiểu đường, tăng nhãn áp,...).
Mù mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của mù mắt, hãy đi khám bác sĩ để được đánh giá và điều trị kịp thời. Việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa mù mắt tiến triển nặng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh mù mắt

Mù lòa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, được chia thành ba nhóm chính:

Chấn thương mắt

  • Bỏng hóa chất, tiếp xúc chất độc.
  • Tai nạn (đánh nhau, pháo hoa, lao động, giao thông, thể thao.

Nhiễm trùng

  • Bệnh đau mắt hột, vi-rút cự bào, viêm nội nhãn.
  • Viêm giác mạc, sởi Đức, zona, giang mai, toxoplasma, viêm màng bồ đào.

Bệnh không lây nhiễm

  • Viêm võng mạc sắc tố, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
  • Bệnh võng mạc do sinh non, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc tiểu đường.
  • Tăng nhãn áp, bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber.
  • Bệnh anophthalmia, bệnh teo mắt, đột quỵ, ung thư, thiếu hụt dinh dưỡng.
mu-mat 2.jpg

Nguy cơ gây bệnh mù mắt

Những ai có nguy cơ bị mù mắt?

Mù mắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, người cao tuổi thường có nguy cơ mù mắt cao hơn. Các bệnh như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và tăng nhãn áp thường gặp hơn ở người lớn tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải mù mắt

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc phải mù mắt:

  • Người mắc bệnh tiểu đường: Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường và có thể dẫn đến mù lòa.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh về mắt: Một số bệnh về mắt, chẳng hạn như tăng nhãn áp và viêm võng mạc sắc tố, có tính di truyền.
  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh võng mạc do sinh non, một tình trạng có thể gây mù lòa.
  • Người bị chấn thương mắt: Chấn thương mắt có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt và dẫn đến mù lòa.
  • Người bị nhiễm trùng mắt: Một số bệnh nhiễm trùng mắt, chẳng hạn như bệnh đau mắt hột và viêm giác mạc, có thể gây mù lòa nếu không được điều trị.
  • Những người tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời: Việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
  • Người hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
  • Người sử dụng các loại thuốc nhóm corticosteroid trong thời gian dài: Việc sử dụng thuốc này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể.
  • Người bị viễn thị hoặc cận thị nặng: Đây là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh glaucoma.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh mù mắt

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán mù mắt

Để chẩn đoán mù mắt, bác sĩ nhãn khoa sẽ thực hiện một loạt các kiểm tra toàn diện, bao gồm:

Kiểm tra thị lực:

  • Bác sĩ sẽ đánh giá khả năng nhìn rõ các vật thể ở các khoảng cách khác nhau, thường sử dụng bảng chữ cái Snellen.
  • Bài kiểm tra này giúp xác định mức độ suy giảm thị lực trung tâm.

Kiểm tra thị trường:

  • Phương pháp này đo lường phạm vi tầm nhìn của bạn, bao gồm cả thị lực ngoại vi.
  • Giúp xác định các điểm mù hoặc mất thị lực ở các khu vực khác nhau của tầm nhìn.

Kiểm tra mắt toàn diện:

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra các cấu trúc bên trong mắt, bao gồm võng mạc, dây thần kinh thị giác và thủy tinh thể.
  • Có thể sử dụng các thiết bị chuyên dụng như kính hiển vi sinh học, máy chụp ảnh đáy mắt, để quan sát chi tiết bên trong mắt.

Các xét nghiệm hỗ trợ khác

Tùy thuộc vào nghi ngờ nguyên nhân gây mù lòa, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung như:

  • Chụp cắt lớp võng mạc (OCT);
  • Đo nhãn áp;
  • Các xét nghiệm máu, hình ảnh học thần kinh.

Việc kết hợp các kiểm tra này giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và mức độ mù mắt, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

mu-mat 4.jpg

Phương pháp điều trị mù mắt

Phương pháp điều trị mù lòa phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương mắt. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

Điều trị nội khoa:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc kháng nấm để điều trị các bệnh nhiễm trùng gây mù lòa.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống để kiểm soát các bệnh như tăng nhãn áp.

Phẫu thuật:

  • Phẫu thuật đục thủy tinh thể: Loại bỏ thủy tinh thể bị mờ và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo.
  • Ghép giác mạc: Thay thế giác mạc bị tổn thương bằng giác mạc khỏe mạnh từ người hiến tặng.
  • Phẫu thuật võng mạc: Sửa chữa các tổn thương võng mạc như bong võng mạc hoặc xuất huyết võng mạc.

Liệu pháp phục hồi chức năng thị giác:

  • Dành cho những người bị mù không thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
  • Bao gồm các bài tập và kỹ năng giúp người bệnh thích nghi với cuộc sống khiếm thị.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ thị giác như kính lúp, kính viễn vọng hoặc phần mềm đọc màn hình.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa bệnh mù mắt

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của mù mắt

Chế độ sinh hoạt:

  • Khám mắt định kỳ, dùng kính đúng cách, vệ sinh mắt sạch sẽ, bảo vệ mắt khỏi nắng và hạn chế dùng thiết bị điện tử.
  • Tập thể dục, ngủ đủ giấc, không hút thuốc.
  • Kiểm soát bệnh nền, biết tiền sử bệnh gia đình, bảo vệ mắt khỏi chấn thương.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Vitamin A: Cà rốt, gan động vật.
  • Vitamin C và E: Cam, dâu tây, hạnh nhân.
  • Lutein và Zeaxanthin: Rau bina, lòng đỏ trứng.
  • Kẽm: Hàu, thịt bò.
  • Omega-3: Cá hồi, hạt lanh.
  • Hạn chế đồ chế biến sẵn, đồ ngọt và chất béo bão hòa. Uống đủ nước và duy trì cân nặng hợp lý.

Phương pháp phòng ngừa mù mắt hiệu quả

Đặc hiệu

Mặc dù không có vắc xin nào được thiết kế đặc biệt để ngăn ngừa mù lòa, nhưng một số vắc xin có thể bảo vệ thị lực bằng cách giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh có thể gây tổn thương mắt:

Vắc xin MMR (Sởi - Quai bị - Rubella):

  • Giúp phòng ngừa bệnh sởi, một bệnh có thể gây tổn thương mắt.
  • Bảo vệ chống lại hội chứng rubella bẩm sinh, một tình trạng có thể dẫn đến đục thủy tinh thể hoặc mù lòa ở trẻ sơ sinh nếu người mẹ mắc bệnh trong thai kỳ.

Vắc xin Hib (Haemophilus influenzae loại B):

  • Giảm khả năng mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae loại B, một bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Vắc xin phế cầu (PCV):

  • Ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do Streptococcus pneumoniae, chẳng hạn như viêm màng não, đôi khi có thể dẫn đến mất thị lực.
mu-mat 5.jpg

Không đặc hiệu

Bạn có thể chủ động bảo vệ thị lực của mình bằng cách:

  • Khám mắt định kỳ: Tuân thủ lịch khám mắt theo khuyến cáo của bác sĩ và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ thay đổi nào về thị lực hoặc vấn đề về mắt.
  • Sử dụng kính đúng cách: Đeo kính thuốc hoặc kính áp tròng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm soát các bệnh lý nền: Duy trì mức đường huyết ổn định nếu bạn bị tiểu đường và kiểm soát huyết áp nếu bạn bị cao huyết áp.
  • Bảo vệ mắt khỏi chấn thương: Đeo đồ bảo hộ khi làm việc, lái xe hoặc chơi thể thao.
  • Vệ sinh mắt cẩn thận: Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo kính áp tròng và tuân thủ hướng dẫn về thời gian thay kính.
  • Tìm hiểu tiền sử bệnh gia đình: Biết về các vấn đề sức khỏe mắt trong gia đình để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Bằng cách tuân thủ những biện pháp này, bạn có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mù lòa và bảo vệ đôi mắt của mình.

Để biết thêm thông tin chi tiết về vắc xin và các biện pháp bảo vệ sức khỏe, bạn có thể tham khảo thêm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp

Mù mắt do:

  • Bệnh mắt (đục thủy tinh thể, glaucoma,...);
  • Chấn thương;
  • Nhiễm trùng;
  • Di truyền;
  • Bỏng mắt.

Nguy cơ mù mắt cao hơn ở:

  • Người lớn tuổi.
  • Người mắc bệnh tiểu đường.
  • Người có tiền căn gia đình mắc bệnh về mắt.
  • Người bị chấn thương mắt.
  • Người bị nhiễm trùng mắt.
  • Trẻ sinh non.

Để chẩn đoán mù mắt, bác sĩ có thể dùng:

  • Kiểm tra thị lực;
  • Khám đáy mắt;
  • Đo nhãn áp;
  • Đo thị trường;
  • Chụp OCT;
  • Chụp mạch máu võng mạc;
  • Xét nghiệm ADN.

Mù mắt có thể chữa được hay không tùy thuộc vào nguyên nhân gây mù. Một số nguyên nhân như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, hoặc bệnh võng mạc đái tháo đường ở giai đoạn sớm có thể điều trị và phục hồi thị lực phần nào. Tuy nhiên, nếu tổn thương đã nặng, không hồi phục (ví dụ: eo dây thần kinh thị giác, thoái hóa võng mạc giai đoạn cuối), thì không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Phòng ngừa mù mắt:

  • Khám mắt định kỳ.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường, huyết áp.
  • Bảo vệ mắt khỏi chấn thương, tia UV.
  • Lối sống lành mạnh (ăn uống, bỏ thuốc lá).