icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Khi nào trẻ tự ngủ không cần ru? Cách để trẻ tự ngủ không cần ru

Phượng Hằng05/07/2025

Không ít bậc cha mẹ băn khoăn khi nào trẻ tự ngủ không cần ru? Làm sao để giúp bé hình thành thói quen ngủ độc lập? Giấc ngủ có vai trò then chốt đối với sự phát triển trí não và cảm xúc của trẻ trong những năm đầu đời. Đặc biệt, việc trẻ sơ sinh thường ngủ chập chờn, dễ giật mình khiến cha mẹ bị thiếu ngủ kéo dài.

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn đang loay hoay với việc ru con ngủ mỗi ngày, đặc biệt là vào ban đêm. Vậy khi nào trẻ tự ngủ không cần ru? Làm thế nào để trẻ tự ngủ không cần ru? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ thời điểm trẻ có thể tự ngủ và chia sẻ những cách hiệu quả để rèn luyện kỹ năng này cho bé.

Khi nào trẻ tự ngủ không cần ru?

Khi nào trẻ tự ngủ không cần ru? Thông thường, trẻ bắt đầu có khả năng tự ngủ mà không cần ru vào khoảng 4 - 6 tháng tuổi. Mặc dù mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, tuy nhiên phần lớn các bé trong độ tuổi từ 4 đến 6 tháng đã có thể bắt đầu hình thành khả năng tự ngủ nếu được hướng dẫn đúng cách từ sớm. Việc cha mẹ tạo thói quen tự ngủ cho con trong giai đoạn 0 - 4 tháng đóng vai trò rất quan trọng. Khi được tập luyện từ nhỏ, đến giai đoạn 4 - 6 tháng, bé sẽ có thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng và độc lập hơn. Ở thời điểm này, trẻ đã bắt đầu phân biệt được ngày và đêm, hiểu khi nào là giờ ngủ, đồng thời học cách tự xoa dịu để chìm vào giấc ngủ.

Khi nào trẻ tự ngủ không cần ru? Cách để trẻ tự ngủ không cần ru 1
Khi nào trẻ tự ngủ không cần ru?

Thay vì cần mẹ bế ẵm, nhiều bé sẽ tự mút tay, ôm chăn hay gấu bông như một cách tạo cảm giác an toàn cho bản thân. Đây là những tín hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng để học cách ngủ mà không cần đến sự dỗ dành. Song song đó, việc xây dựng một lịch sinh hoạt hợp lý, ăn, chơi, ngủ đúng giờ,... Cũng góp phần hỗ trợ bé tự ngủ hiệu quả hơn.

Ngược lại, nếu trong giai đoạn 0 - 4 tháng, cha mẹ không rèn luyện thói quen tự ngủ cho bé thì về sau việc tách mẹ để ngủ riêng sẽ trở nên gian nan hơn. Trẻ đã quen với việc được bồng bế, vỗ về mỗi khi ngủ nên khi thay đổi sẽ khó thích nghi, dẫn đến trẻ khó ngủ quấy khóc. Dù vậy, việc tập cho con tự ngủ vẫn có thể bắt đầu sau đó, nhưng sẽ cần sự kiên nhẫn và có thể trải qua nhiều nước mắt. Nếu không được điều chỉnh sớm, có trường hợp bé phải đến tận 7 - 8 tuổi mới thực sự có thể ngủ một mình mà không cần có người lớn bên cạnh.

Thời điểm nên rèn trẻ tự ngủ

Nhiều người không chỉ thắc mắc khi nào trẻ tự ngủ không cần ru mà còn băn khoăn về thời điểm nên rèn cho trẻ tự ngủ. Vậy, nên bắt đầu rèn trẻ tự ngủ khi nào? Khoảng thời gian từ 3 đến 4 tháng tuổi được xem là thời điểm thích hợp để cha mẹ bắt đầu hướng dẫn trẻ tự ngủ. Lúc này, bé đã dần thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ, đồng thời hình thành những chu kỳ ngủ - thức rõ ràng hơn. 

Khi trẻ có thể tự chìm vào giấc ngủ mà không cần bồng bế hay ru ngủ, việc chăm sóc ban đêm cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, cha mẹ sẽ không mất ngủ hay quá vất vả khi phải dỗ bé ngủ lại hoặc đánh thức con dậy vào buổi sáng. Trong hai năm đầu đời, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Trung bình mỗi bé có thể ngủ từ 16 đến 18 tiếng mỗi ngày, tuy nhiên giấc ngủ thường bị chia nhỏ do bé cần bú sữa thường xuyên. Điều này xuất phát từ việc dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, không thể chứa nhiều sữa nên cứ cách 2 - 3 tiếng trẻ lại cần bú rồi mới tiếp tục ngủ.

Khi nào trẻ tự ngủ không cần ru? Cách để trẻ tự ngủ không cần ru 2
Giai đoạn 3-4 tháng tuổi là thời điểm phù hợp để cha mẹ tập cho trẻ tự ngủ

Với những bé sinh đủ tháng, khỏe mạnh, nếu ngủ liên tục quá 3 tiếng mỗi giấc thì cũng không nhất thiết phải đánh thức con dậy, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. Ngược lại, nếu trẻ thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm thì cũng không cần quá lo lắng, bởi đây chỉ là giai đoạn tạm thời. Khi bước sang tháng thứ 3, dạ dày bé đã phát triển hơn, có thể nạp nhiều sữa hơn trong mỗi cữ bú, điều này sẽ giúp bé ngủ dài giấc và sâu hơn, tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ bắt đầu rèn kỹ năng tự ngủ cho con.

Cách để trẻ tự ngủ không cần ru

Để hỗ trợ trẻ 3 - 4 tháng tuổi hình thành thói quen ngủ độc lập, cha mẹ có thể áp dụng ba phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả sau:

Phân biệt rõ ràng ngày và đêm cho trẻ

Trẻ sơ sinh chưa thể nhận thức được sự khác biệt giữa ban ngày và ban đêm, dẫn đến việc ngủ nhiều vào ban ngày nhưng lại hay thức giấc về đêm. Cha mẹ có thể giúp bé dần thích nghi bằng cách: Giữ phòng ngủ ban đêm tối và yên tĩnh, chỉ sử dụng ánh đèn dịu nếu cần thiết chăm sóc trẻ. Khi trẻ khóc đêm, hãy nhanh chóng đáp ứng bằng cách dỗ dành nhẹ nhàng hoặc cho bú nếu cần. Ban ngày, hãy tương tác, trò chuyện và chơi với bé sau khi ăn để bé phân biệt được đây là thời gian thức.

Khi nào trẻ tự ngủ không cần ru? Cách để trẻ tự ngủ không cần ru 3
Cha mẹ nên giữ phòng ngủ ban đêm tối và yên tĩnh để trẻ phân biệt được ban đêm

Đặt bé xuống giường khi còn thức nhưng buồn ngủ

Giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi là lúc lý tưởng để bé làm quen với việc tự ngủ mà không cần mẹ bế hoặc dỗ dành quá nhiều. Hãy đặt con nằm xuống khi bé có dấu hiệu buồn ngủ nhưng chưa ngủ hẳn. Bạn có thể tạo thói quen đi ngủ bằng những hành động nhẹ nhàng như hát ru, vỗ về hoặc bật nhạc êm dịu. Tránh việc bế rung bé đến khi ngủ say, vì điều này sẽ khiến trẻ hình thành thói quen ngủ lệ thuộc vào việc được ẵm bồng. Khi tỉnh dậy ban đêm, nếu thiếu cảm giác quen thuộc này, trẻ sẽ khó ngủ lại.

Thiết lập chu trình "ăn - chơi - ngủ" đều đặn

Một lịch sinh hoạt lặp lại mỗi ngày theo trình tự: Ăn - chơi - ngủ sẽ giúp trẻ dễ dàng điều chỉnh nhịp sinh học, từ đó biết được khi nào cần nghỉ ngơi. Sự ổn định trong nếp sinh hoạt giúp bé chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho giấc ngủ và tạo cảm giác an toàn.

Khi nào trẻ tự ngủ không cần ru? Cách để trẻ tự ngủ không cần ru 4
Thiết lập chu trình ăn - chơi - ngủ là cách để trẻ tự ngủ không cần ru

Tránh những sai lầm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé

Ngoài những phương pháp trên, cha mẹ cũng nên lưu ý những điều sau đây:

  • Bỏ qua giấc ngủ ngày: Nhiều cha mẹ nghĩ rằng hạn chế bé ngủ ban ngày sẽ giúp con ngủ ngon hơn vào buổi tối. Thực tế, điều này có thể khiến trẻ cáu gắt, mệt mỏi và khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm hơn.
  • Cho ăn đêm không cần thiết: Sau 6 tháng tuổi, phần lớn trẻ không còn cần bú đêm để bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn thấy cần thiết và cảm thấy thoải mái với việc tiếp tục cho con bú ban đêm, có thể duy trì điều này một cách linh hoạt để bảo vệ nguồn sữa mẹ.

Việc rèn trẻ tự ngủ không thể đạt kết quả trong ngày một ngày hai, nhưng nếu cha mẹ kiên trì, nhất quán và hiểu đúng nhu cầu của con, bé sẽ sớm có được giấc ngủ ngon và độc lập hơn mỗi ngày.

Khi nào trẻ tự ngủ không cần ru? Cách để trẻ tự ngủ không cần ru 5
Không nên hạn chế bé ngủ ban ngày

Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã phần nào hiểu rõ khi nào trẻ tự ngủ không cần ru và cách giúp con hình thành thói quen ngủ độc lập một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Việc xây dựng nếp ngủ tốt từ sớm sẽ không chỉ giúp trẻ ngủ ngon, khỏe mạnh mà còn giúp cha mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.

Việc chủ động tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ nhỏ là cách đơn giản nhưng rất hiệu quả để giúp con tăng sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Khi được tiêm đúng lịch, trẻ sẽ khỏe mạnh hơn, ít ốm vặt và phát triển tốt hơn trong những năm đầu đời. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang cung cấp các gói vắc xin được thiết kế phù hợp với từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe cụ thể. Đội ngũ y bác sĩ tại đây sẽ tư vấn chi tiết để giúp bạn lựa chọn vắc xin phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu trong phòng bệnh. Liên hệ ngay với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch tiêm phòng phù hợp với nhu cầu cá nhân!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN