Huyết áp cao là một tình trạng sức khỏe phổ biến và không ít người lo ngại liệu mình có thể tiêm vắc xin an toàn hay không. Điều này khiến nhiều bệnh nhân cao huyết áp cảm thấy băn khoăn. Trong bài viết này, Tiêm chủng Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi 'Huyết áp cao có được tiêm vắc xin không?' và cung cấp những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả."
Huyết áp cao và những mối nguy hiểm tiềm ẩn
Huyết áp cao là một căn bệnh ngày càng phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm của bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu của huyết áp cao và những biến chứng có thể gây hại cho sức khỏe trước khi giải đáp thắc mắc huyết áp cao có được tiêm vắc xin không?
Dấu hiệu nhận biết huyết áp cao là gì?
Những triệu chứng thường gặp của huyết áp cao có thể bao gồm cảm giác mệt mỏi, tim đập nhanh, đau đầu, hồi hộp, ra mồ hôi tay chân, khó ngủ,... Một số dấu hiệu khác có thể liên quan đến tăng huyết áp như nhìn thấy đốm máu trong mắt, mặt đỏ bừng và cảm giác chóng mặt.
Nhiều người chỉ phát hiện mình bị huyết áp cao khi tình cờ khám sức khỏe hoặc kiểm tra vì bệnh lý khác. Vì thế, nếu đã được chẩn đoán huyết áp cao, bạn nên thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà. Cần đo huyết áp vào buổi sáng và chiều, trong tư thế nằm và sau khi nghỉ ngơi ít nhất 15 phút để đảm bảo kết quả chính xác.
Những biến chứng nguy hiểm của huyết áp cao
Trong y học, huyết áp cao được gọi là "kẻ giết người thầm lặng", bởi bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong đột ngột. Những biến chứng phổ biến nhất là nhồi máu cơ tim cấp tính và đột quỵ do tai biến mạch máu não. Chính vì vậy, rất nhiều người băn khoăn liệu huyết áp cao có thể tiêm vắc xin hay không, vì lo ngại những biến chứng nghiêm trọng này.

Huyết áp cao có được tiêm vắc xin?
Người bị huyết áp cao có được tiêm vắc xin không? Huyết áp cao có thể làm tăng độ khó khăn trong quá trình theo dõi sau khi tiêm vắc xin. Thêm vào đó, các biến chứng từ huyết áp cao thường không thể dự đoán trước. Do đó, những bệnh nhân mặc dù đã được điều trị nhưng huyết áp vẫn cao nên lựa chọn tiêm vắc xin tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị và bác sĩ chuyên môn để có thể theo dõi và xử lý kịp thời. Vậy huyết áp bao nhiêu được tiêm vắc xin?
Hiện tại, không có chống chỉ định tiêm vắc xin cho bệnh nhân huyết áp cao. Tuy nhiên, huyết áp trước khi tiêm cần đảm bảo ở mức an toàn, với huyết áp tâm thu trong khoảng 90 - 140mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 - 90mmHg.
Người mắc huyết áp cao mãn tính vẫn có thể tiêm vắc xin. Trước và sau khi tiêm, bệnh nhân cần tiếp tục duy trì việc sử dụng thuốc huyết áp, và sẽ được tiêm vắc xin khi huyết áp ổn định.

Vì sao trước khi tiêm vắc xin thường bị tăng huyết áp?
Thực tế cho thấy không chỉ những người bị tăng huyết áp mãn tính mà ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể gặp tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột trước khi tiêm vắc xin. Hiện tượng này được gọi là "hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng."
Tiến sĩ Dirar Abdallah – Chủ tịch Y khoa kiêm bác sĩ nội khoa tại Bệnh viện Prime (UAE) – cho biết: Có nhiều trường hợp bệnh nhân không có tiền sử cao huyết áp nhưng lại ghi nhận chỉ số huyết áp tăng vọt khi bước vào môi trường y tế, đặc biệt là khi đối mặt với bác sĩ hoặc nhân viên y tế trong trang phục blouse trắng. Tình trạng này được gọi là hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng. Người mắc hội chứng này thường không chỉ có huyết áp tăng nhanh mà còn xuất hiện các biểu hiện như thở gấp, tim đập nhanh, khô miệng, lo lắng thái quá, và đôi khi thậm chí bị choáng hoặc ngất.
Giải thích về những phản ứng đi kèm hội chứng này, Tiến sĩ Abdallah cho rằng phần lớn là do tâm lý căng thẳng, lo sợ trước khi tiêm, nhất là ở những người có nỗi sợ kim tiêm hoặc e ngại về sức khỏe của mình. Căng thẳng sẽ kích thích hệ thần kinh làm cơ thể tiết ra các hormone như adrenaline và epinephrine – hai chất này có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp và đường huyết trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, trước và sau khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, người dân thường có nhiều mối quan tâm như: Sau tiêm vắc xin có được tắm không, huyết áp bao nhiêu thì mới đủ điều kiện tiêm để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các phản ứng không mong muốn có thể xảy ra.

Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Long Châu an toàn, uy tín
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang là địa chỉ được nhiều người tin tưởng lựa chọn để thực hiện tiêm phòng cho chính mình và những người thân yêu, nhờ vào những ưu điểm nổi bật sau:
- Cung cấp nhiều gói tiêm chủng phù hợp với nhu cầu của mọi độ tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành và phụ nữ mang thai.
- Toàn bộ quy trình tiêm chủng được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy định của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng.
- Hệ thống vắc xin đa dạng, được nhập khẩu từ các hãng uy tín và bảo quản trong môi trường đạt tiêu chuẩn GSP, giữ nguyên hiệu lực và chất lượng.
- Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu chuyên môn, luôn tận tình tư vấn và hỗ trợ người tiêm trước – trong – sau tiêm một cách chu đáo, chuyên nghiệp.

Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi “Bị huyết áp cao có được tiêm vắc xin không?” và cung cấp thông tin về cách ổn định huyết áp khi tiến hành tiêm chủng. Mỗi người có cơ địa khác nhau, vì vậy, cơ thể sẽ có các phản ứng khác biệt sau khi tiêm vắc xin. Đặc biệt đối với những bệnh nhân cao huyết áp, việc theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi tiêm là rất quan trọng để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường.