Trong dân gian, ông bà ta vẫn lưu truyền nhiều kinh nghiệm nhận biết phụ nữ mang thai thông qua những thay đổi nhỏ trên cơ thể. Một trong những dấu hiệu thường được nhắc đến là hình ảnh tóc mai dựng đứng khi mang thai. Mặc dù chưa có nhiều bằng chứng khoa học xác nhận, nhưng nhiều người vẫn xem đây là một trong những biểu hiện sớm của thai kỳ.
Quá trình mang thai diễn ra như thế nào?
Thời gian mang thai trung bình kéo dài khoảng 40 tuần, được tính từ thời điểm thụ thai cho đến khi sinh. Cách tính tuổi thai phổ biến hiện nay là dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
Phần lớn phụ nữ khi mang thai đều trải qua nhiều thay đổi cả về thể chất và tinh thần, tùy theo từng giai đoạn cụ thể. Toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi được chia thành ba giai đoạn chính, gọi là tam cá nguyệt:
Giai đoạn đầu (tuần 0 - 13)
Đây là thời kỳ hình thành các bộ phận cơ thể và hệ cơ quan quan trọng của thai nhi. Nhiều trường hợp sảy thai hoặc dị tật có thể xảy ra trong giai đoạn này. Cơ thể người mẹ cũng có nhiều biến đổi rõ rệt, thường xuất hiện các biểu hiện như buồn nôn, mệt mỏi, ốm nghén.

Giai đoạn giữa (tuần 14 - 26)
Thai nhi phát triển mạnh hơn và mẹ bầu có thể cảm nhận những cú đạp hoặc chuyển động đầu tiên. Một số triệu chứng khó chịu trong giai đoạn đầu có thể giảm, tuy nhiên một số vấn đề khác có thể xuất hiện như đau lưng, chuột rút, táo bón,…
Giai đoạn cuối (tuần 27 - 40)
Đây là thời điểm thai nhi hoàn thiện các chức năng sống. Từ khoảng tuần 37 trở đi, em bé được xem là đủ tháng, các cơ quan đã phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng hoạt động. Gần đến ngày sinh, thai nhi sẽ quay đầu để chuẩn bị chào đời.

Hình ảnh tóc mai dựng đứng khi mang thai liệu có đúng?
Thời xưa, khi chưa có sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại, việc phát hiện mang thai chủ yếu dựa vào quan sát các thay đổi trên cơ thể người phụ nữ. Một trong những dấu hiệu thường được các bà, các mẹ truyền tai nhau là hình ảnh tóc mai dựng đứng khi mang thai của người phụ nữ.
Việc tóc mai dựng được xem như một trong những dấu hiệu nhận biết thai kỳ theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu chắc chắn sẽ xảy ra ở mọi phụ nữ vì sự thay đổi nội tiết ở mỗi người là khác nhau, dẫn đến các biểu hiện trên cơ thể cũng không giống nhau.
Hiện nay, có nhiều phương pháp xác định mang thai cho độ tin cậy cao như sử dụng que thử tại nhà hoặc đến cơ sở y tế để được kiểm tra, siêu âm hay làm xét nghiệm. Vì vậy, nếu nhận thấy tóc mai có dấu hiệu bất thường, bạn nên kết hợp sử dụng các phương pháp y học hiện đại để xác minh chính xác hơn.

Những dấu hiệu mang thai khác qua kinh nghiệm dân gian
Bên cạnh dấu hiệu về hình ảnh tóc mai dựng đứng khi mang thai, người xưa còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm dân gian để nhận biết một người phụ nữ đang mang thai, chủ yếu dựa trên việc quan sát những thay đổi bên ngoài cơ thể. Một số dấu hiệu thường được truyền lại bao gồm:
- Quan sát vùng ngực: Khi bắt đầu thai kỳ, ngực phụ nữ có xu hướng trở nên căng tròn và nhạy cảm hơn so với bình thường.
- Lông mày dựng lên: Tương tự như tóc mai, nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể khiến lông mày cũng dựng đứng. Đây được coi là một dấu hiệu sớm của việc mang thai.
- Da xỉn màu, kém tươi: Sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể khiến da trở nên tối màu, xanh xao hoặc bóng nhờn hơn. Đồng thời, triệu chứng ốm nghén khiến mẹ bầu dễ mệt mỏi, kéo theo làn da kém sắc.
- Môi nhạt màu: Một dấu hiệu khác có thể quan sát được là đôi môi của mẹ bầu trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống, đi kèm với vẻ ngoài mệt mỏi.
- Mũi to hơn: Ở một số thai phụ, phần cánh mũi có xu hướng nở rộng hơn so với bình thường. Đây là biểu hiện thường thấy ở nhiều mẹ bầu.
- Quan sát phần cổ: Theo kinh nghiệm dân gian, khi mang thai, cổ phụ nữ trông mảnh hơn và các đường mạch máu gần xương quai xanh trở nên rõ nét, có thể thấy nhịp đập rõ ràng ở khu vực này.
Những biểu hiện kể trên là các dấu hiệu thường được người ngoài nhận biết. Tuy nhiên, chính bản thân người phụ nữ cũng có thể cảm nhận rõ rệt sự thay đổi trong cơ thể mình, chẳng hạn như cảm giác mệt mỏi kéo dài, chóng mặt, buồn nôn hoặc cảm xúc dễ thay đổi, hay cáu gắt. Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, tốt nhất mẹ nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra sớm, xác định vị trí thai và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc về liệu hình ảnh tóc mai dựng đứng khi mang thai có chính xác không? Tóm lại, đây chỉ là một trong nhiều biểu hiện có thể gặp khi mang thai. Vì vậy, mẹ bầu không nên dựa vào duy nhất dấu hiệu này để đưa ra kết luận. Để có kết quả chắc chắn hơn, mẹ nên sử dụng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và tư vấn chính xác.
Tiêm vắc xin đầy đủ trước và trong thai kỳ giúp phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm, từ đó đảm bảo mẹ bầu có một thai kỳ an toàn, em bé phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín với đầy đủ vắc xin cần thiết, đội ngũ tư vấn tận tâm, luôn đồng hành cùng mẹ trên hành trình làm mẹ trọn vẹn và an tâm hơn. Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800 6928 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch tiêm!