Chế độ dinh dưỡng là vấn đề cần được chú trọng trong thai kỳ để đảm bảo tốt cho sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé. Ngoài những thực phẩm giàu dinh dưỡng cần bổ sung, mẹ bầu cũng cần nắng được những món ăn cần hạn chế để giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn này. Tuy các loại hạt có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với phụ nữ mang thai. Vậy các loại hạt bà bầu không nên ăn gồm những loại nào?
Các loại hạt bà bầu không nên ăn
Phần lớn các loại hạt đều chứa nhiều dưỡng chất, an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy vậy, một số loại hạt lại không phù hợp cho phụ nữ mang thai, do có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin E, folate, magie, selen và chất béo không bão hòa - đều là những dưỡng chất có lợi trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, mẹ bầu có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe. Do đó, hạt hướng dương có thể ăn được trong thai kỳ, nhưng cần kiểm soát liều lượng và lựa chọn loại phù hợp.

Những lưu ý khi bà bầu ăn hạt hướng dương:
- Không nên ăn quá nhiều: Ăn hạt hướng dương với số lượng lớn có thể gây mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa hoặc ảnh hưởng đến thận.
- Tránh loại hạt hướng dương rang muối: Chứa nhiều natri, có thể làm tăng huyết áp, gây phù.
- Bóc kỹ vỏ: Vô tình ăn phải vỏ cứng có thể gây khó tiêu, táo bón nếu nuốt phải.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trong trường hợp mẹ bầu có tiền sử dị ứng với các loại hạt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Hạt ý dĩ
Hạt ý dĩ thường được dùng để nấu cháo, súp hoặc các món ăn giúp bồi bổ và hỗ trợ tiêu hóa. Nhưng đối với phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là nếu tiêu thụ với lượng lớn có thể làm kích thích tử cung co bóp, từ đó làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
Các loại hạt giàu dinh dưỡng mà mẹ bầu nên ăn
Ngoài các loại hạt bà bầu không nên ăn kể trên, vẫn có nhiều loại hạt mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe thai kỳ nếu được dùng với liều lượng hợp lý. Chẳng hạn như:
Hạt óc chó
Hạt óc chó luôn được đánh giá cao trong danh sách thực phẩm tốt cho mẹ bầu. Loại hạt này giàu omega-3, vitamin E, phốt pho cùng nhiều axit hữu cơ có tác dụng hỗ trợ sự phát triển trí não và khả năng tư duy của thai nhi. Mẹ bầu có thể ăn khoảng 6 - 8 hạt mỗi ngày để góp phần giúp em bé sinh ra lanh lợi và thông minh hơn.

Hạt hạnh nhân
Hạnh nhân là món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa giàu dưỡng chất, đặc biệt là axit folic - thành phần quan trọng giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi. Ngoài ra, hàm lượng magie trong hạt còn hỗ trợ ngăn ngừa sinh non. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên dùng khoảng 20 - 25 hạt mỗi ngày để tránh gặp các vấn đề như táo bón, đầy bụng hoặc khó tiêu do dùng quá nhiều.
Hạt dẻ
Loại hạt này chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như canxi, sắt, protein, vitamin và khoáng chất, rất có lợi cho việc hình thành xương, cơ bắp và hỗ trợ tuần hoàn máu trong thai kỳ. Hạt dẻ còn giúp mẹ bầu giảm cảm giác mệt mỏi và đau nhức khớp khi mang thai. Nhưng nếu ăn quá mức, mẹ có thể gặp phải tình trạng đầy bụng, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hoá.
Hạt chia
Hạt chia được biết đến là một nguồn cung cấp omega-3 dồi dào, thậm chí có hàm lượng cao gấp 8 lần cá hồi trên cùng một trọng lượng. Bên cạnh đó, hạt chia cũng giàu axit folic, yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên sử dụng từ 1 - 2 thìa mỗi ngày để nhận đầy đủ lợi ích từ loại hạt này.
Hạt mắc ca
Với thành phần giàu vitamin nhóm A, B, E, cùng với protein, khoáng chất và axit béo thiết yếu, hạt mắc ca giúp tăng sức đề kháng cho mẹ và hỗ trợ phát triển não bộ thai nhi. Ăn khoảng 4 - 5 hạt mắc ca mỗi ngày có thể giúp mẹ duy trì năng lượng, hạn chế tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều vì hạt macca có chứa nhiều calo dễ gây thừa năng lượng.

Hạt bí
Hạt bí ngô là một món ăn vặt bổ dưỡng và dễ tìm. Chúng chứa sắt, chất béo lành mạnh, vitamin và năng lượng - tất cả đều hữu ích cho sức khỏe bà bầu. Ăn hạt bí thường xuyên không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh mà còn có thể hỗ trợ giảm nguy cơ trầm cảm trong suốt thai kỳ và giai đoạn hậu sản.
Một số điều cần lưu ý khi bà bầu sử dụng các loại hạt
Để tăng cường dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý một số điều quan trọng khi sử dụng các loại hạt sau đây:
- Nên bảo quản hạt trong hộp kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát hoặc trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được độ tươi ngon và tránh ẩm mốc.
- Tránh sử dụng các loại hạt đã qua chế biến như chiên, rang muối vì có thể chứa nhiều dầu mỡ, muối hoặc chất phụ gia không tốt cho thai kỳ.
- Chỉ nên ăn với số lượng vừa phải, bởi nếu tiêu thụ quá nhiều hạt trong một ngày sẽ dễ gây cảm giác no, làm giảm khả năng hấp thu các thực phẩm khác, từ đó dẫn đến thiếu hụt và mất cân bằng dinh dưỡng.
- Sau khi ăn hạt, nếu mẹ thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nổi mẩn, buồn nôn, đau bụng hay chóng mặt thì nên ngừng sử dụng ngay và đến cơ sở y tế kiểm tra để đảm bảo an toàn.
- Những mẹ bầu từng có tiền sử dị ứng với các loại hạt cần hết sức cẩn trọng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu không chỉ cần đầy đủ mà còn phải đúng cách. Việc tránh các loại hạt bà bầu không nên ăn và lựa chọn các loại hạt phù hợp sẽ giúp bổ sung dưỡng chất thiết yếu, đồng thời tránh được những tác động không mong muốn cho sức khỏe mẹ và bé. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến bác sĩ và theo dõi phản ứng cơ thể khi sử dụng thực phẩm, nhất là với các loại hạt dễ gây kích ứng hoặc ảnh hưởng đến thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.