Khi tình trạng hoại tử da không được can thiệp kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như phải phẫu thuật cắt bỏ một phần cơ thể để bảo toàn mạng sống hoặc hình thành sẹo vĩnh viễn, thậm chí cần can thiệp tái tạo da. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu vết thương bị hoại tử là điều rất quan trọng nhằm ngăn ngừa những hậu quả nặng nề có thể xảy ra.
Dấu hiệu vết thương bị hoại tử là gì?
Hoại tử xảy ra khi các mô trong cơ thể bị mất khả năng tái tạo và dần bị hủy hoại vĩnh viễn. Tình trạng này thường gặp sau các ca phẫu thuật hoặc trong quá trình chữa trị vết thương hở. Nguyên nhân phổ biến là do quá trình tuần hoàn máu bị gián đoạn, khiến mô tổn thương không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng hoặc do vi khuẩn như liên cầu hay tụ cầu xâm nhập trực tiếp vào vùng tổn thương.
Nếu không can thiệp kịp thời, hoại tử có thể trở thành tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như phải cắt bỏ bộ phận bị tổn thương, nhiễm trùng lan rộng vào máu, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Bất kỳ vết thương hở nào cũng tiềm ẩn nguy cơ hoại tử, đặc biệt thường gặp ở tay, chân và bàn chân. Tình trạng này được chia thành hai dạng chính:
- Hoại tử khô: Vùng da tổn thương trở nên thâm đen, khô cứng, không tiết dịch.
- Hoại tử ướt: Vết thương có thể bị loét, tiết dịch màu xanh hoặc vàng kèm mùi hôi đặc trưng.
/dau_hieu_vet_thuong_bi_hoai_tu_01_639cd4e7cd.png)
Các dấu hiệu vết thương bị hoại tử gồm:
- Mùi hôi khó chịu bốc ra từ vết thương, biểu hiệu tình trạng viêm nhiễm.
- Cảm giác đau tăng dần, có thể kèm sưng, đỏ và loét ở dạng hoại tử ướt. Dạng khô thường đau nhưng không có loét.
- Sốt khi cơ thể phản ứng với nhiễm trùng, nhiệt độ có thể tăng từ nhẹ đến cao. Nếu sốt kéo dài trên 38,5 độ C trong hai ngày liên tiếp, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Điều trị vết thương bị hoại tử như thế nào?
Việc chữa trị vết thương hoại tử sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí tổn thương, mức độ nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe và thời gian kéo dài của vết thương. Dựa vào đánh giá lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị phù hợp, bao gồm:
- Dùng thuốc: Nhằm kiểm soát viêm nhiễm, giảm cảm giác đau và hạn chế tình trạng sưng nề.
- Vệ sinh và chăm sóc vết thương kỹ lưỡng: Có thể áp dụng kỹ thuật hút chân không để thúc đẩy quá trình phục hồi mô.
- Liệu pháp oxy cao áp (Hyperbaric Oxygen Therapy - HBO): Giúp cung cấp lượng oxy dồi dào cho các tế bào đang lành lại, từ đó đẩy nhanh tiến trình hồi phục.
- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, cần phải can thiệp để lấy bỏ mô hoại tử, mô nhiễm khuẩn hoặc các vật thể lạ góp phần gây tổn thương.

Cách phòng ngừa hoại tử da
Sau khi biết dấu hiệu vết thương bị hoại tử, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách phòng ngừa. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng hoại tử da có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Một số hậu quả thường gặp bao gồm:
- Vi khuẩn gây bệnh có thể lan rộng đến các mô sâu hơn hoặc các cơ quan khác. Trong nhiều trường hợp nặng, người bệnh buộc phải cắt bỏ một phần cơ thể để bảo toàn tính mạng.
- Việc xử lý vùng mô bị tổn thương có thể để lại sẹo lớn hoặc phải thực hiện phẫu thuật tái tạo.
Những hậu quả này cho thấy hoại tử da là vấn đề sức khỏe không thể xem nhẹ. Để giảm thiểu rủi ro và ngăn biến chứng, người bệnh cần lưu ý:
- Đối với người mắc tiểu đường: Nên thường xuyên quan sát tay chân để phát hiện sớm các vết trầy xước, lở loét hoặc dấu hiệu viêm nhiễm như sưng đỏ, chảy dịch.
- Kiểm soát cân nặng: Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ tiểu đường mà còn khiến mạch máu bị chèn ép, từ đó cản trở tuần hoàn và làm vết thương lâu lành hơn.
- Tránh hút thuốc: Hút thuốc làm tổn thương hệ thống mạch máu, làm giảm lượng máu nuôi mô và tăng khả năng nhiễm trùng.
- Vệ sinh và chăm sóc vết thương đúng cách: Sử dụng nước và xà phòng nhẹ để rửa sạch, sau đó giữ khô thoáng vùng da bị thương cho đến khi khỏi hẳn.
- Cảnh giác với tình trạng tê cóng: Khi da bị lạnh cóng, lưu lượng máu bị suy giảm nghiêm trọng, dễ dẫn đến hoại tử lạnh (hoại thư). Nếu thấy da bị lạnh, tái nhợt hoặc mất cảm giác sau khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ thấp, cần tìm đến cơ sở y tế ngay.

Bài viết trên đã chia sẻ cách nhận biết dấu hiệu vết thương bị hoại tử. Tuy không phải lúc nào cũng nghiêm trọng nhưng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, hoại tử có thể lan rộng và gây nhiễm trùng các mô lân cận. Vì vậy, việc chăm sóc vết thương hở đúng cách và cẩn trọng là điều vô cùng quan trọng để phòng ngừa những biến chứng không mong muốn.
Uốn ván là chứng bệnh nguy hiểm gây căng cứng, co giật cơ do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Trực khuẩn này có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường sống và có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua vết thương hở. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân, mà còn góp phần hình thành miễn dịch cộng đồng, hạn chế sự lây lan và bùng phát của bệnh trong xã hội. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao, an toàn, tiện lợi. Liên hệ ngay hotline 1800 6928 để đặt lịch hoặc nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên viên y tế.