Vắc xin là công cụ quan trọng trong công tác phòng bệnh, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Nhiều người thường băn khoăn rằng trong giai đoạn cho con bú có được tiêm vắc xin không? Liệu việc tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến nguồn sữa hay sự phát triển của bé hay không?
Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh?
Tiêm vắc xin mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Trước hết, vắc xin giúp cơ thể tạo ra kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm, sởi, viêm gan B, bạch hầu, ho gà… Nhờ đó, nguy cơ mắc bệnh nặng và các biến chứng nghiêm trọng cũng được giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, tiêm chủng còn góp phần tạo ra miễn dịch cộng đồng, giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, đặc biệt bảo vệ những người chưa thể tiêm vắc xin như trẻ sơ sinh hay người có hệ miễn dịch yếu.
Ngoài ra, việc tiêm phòng còn giúp tiết kiệm chi phí điều trị, giảm gánh nặng tài chính cho cá nhân và xã hội. Đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, một số loại vắc xin còn giúp truyền kháng thể sang thai nhi và trẻ sơ sinh, mang lại sự bảo vệ quan trọng trong những tháng đầu đời.
Hơn thế nữa, khoa học đã chứng minh rằng tiêm chủng có thể kiểm soát và thậm chí loại trừ hoàn toàn một số bệnh nguy hiểm như bại liệt hay thủy đậu. Vì vậy, tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch không chỉ là biện pháp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng an toàn hơn trước các dịch bệnh.
/dang_cho_con_bu_co_duoc_tiem_vac_xin_khong_giai_dap_thac_mac_1_0597d73dfb.png)
Các mẹ đang cho con bú có được tiêm vắc xin không?
Theo các chuyên gia y tế, hầu hết các loại vắc xin đều an toàn với phụ nữ đang cho con bú, thậm chí còn gián tiếp hình thành miễn dịch thụ động cho trẻ thông qua sự nhận kháng thể từ sữa mẹ. Các loại vắc xin bất hoạt hay sống và cả vắc xin chứa thành phần cấu trúc của vi khuẩn/virus gây bệnh khi tiêm ở phụ nữ cho con bú không gây mất an toàn cho trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, cũng có một số loại vắc xin không được khuyến cáo trong trường hợp này.
Mặc dù với một số loại vắc xin sống giảm độc lực có thể nhân lên trong cơ thể, nhưng hầu hết các vi khuẩn/virus này không bài tiết vào sữa mẹ. Do đó, bé vẫn có thể bú mẹ bình thường. Đối với vắc xin rubella, virus có thể xuất hiện trong sữa, nhưng thường không gây nhiễm trùng cho trẻ, hoặc nếu có thì cũng không gây bệnh do virus đã được làm suy yếu.
/dang_cho_con_bu_co_duoc_tiem_vac_xin_khong_giai_dap_thac_mac_2_ee53710093.png)
Lợi ích của việc tiêm vắc xin trong giai đoạn đang cho con bú
Nhiều người đắn đo về việc cho con bú có được tiêm vắc xin không vì sự lo ngại sẽ ảnh hưởng đến bé khi bú mẹ. Tuy nhiên, ít ai biết những lợi ích có thể mang lại cho cả mẹ và bé. Ngoài việc bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng khi tiêm vắc xin phòng bệnh, đối với phụ nữ đang cho con bú khi tiêm phòng trong giai đoạn này còn giúp hình thành miễn dịch thụ động cho con. Dưới đây là những lợi ích mang lại khi phụ nữ đi tiêm vắc xin trong giai đoạn cho con bú:
- Bảo vệ sức khỏe cho mẹ: Tiêm vắc xin giúp các mẹ tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
- Truyền kháng thể cho con: Một số vắc xin có thể giúp truyền kháng thể qua sữa mẹ, giúp bảo vệ em bé trước một số bệnh.
- Đảm bảo an toàn của cộng đồng: Tiêm vắc xin giúp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
- Giảm thiểu nguy cơ biến chứng: Nhiều bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được tiêm phòng.
/dang_cho_con_bu_co_duoc_tiem_vac_xin_khong_giai_dap_thac_mac_3_a38926c943.png)
Các loại vắc xin an toàn ở phụ nữ đang cho con bú
Nhiều mẹ thắc mắc rằng cho con bú có được tiêm vắc xin không? Theo CDC, hầu hết các vắc xin đều an toàn cho phụ nữ cho con bú, do đó có thể tiêm vắc xin trong trường hợp này. Dưới đây là các loại vắc xin có thể tiêm ở mẹ cho con bú:
- Vắc xin dạng sống giảm độc lực: Vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR), cúm, thương hàn…
- Vắc xin bất hoạt: Vắc xin viêm gan A, HPV, cúm, viêm não Nhật Bản, bại liệt, dại…
- Vắc xin tái tổ hợp: Vắc xin viêm gan B, viêm màng não do não mô cầu…
- Một số loại vắc xin khác: Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, phế cầu, HiB…
Các vắc xin cần thận trọng ở phụ nữ đang cho con bú
Một số loại vắc xin không được khuyến cáo tiêm hoặc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm:
- Vắc xin sốt vàng (dạng sống giảm độc lực);
- Vắc xin thuỷ đậu (dạng sống giảm độc lực).
/dang_cho_con_bu_co_duoc_tiem_vac_xin_khong_giai_dap_thac_mac_4_d33cb6d44f.png)
Việc cho con bú có được tiêm vắc xin không đã được nhiều nghiên cứu khẳng định là an toàn với đa số vắc xin. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm những loại vắc xin sống hoặc chưa có đủ nghiên cứu. Hy vọng với những thông tin trên có thể giải đáp được thắc mắc của các mẹ và yên tâm hơn trong việc tiêm chủng.
Đừng để nỗi lo bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình! Hãy đến ngay Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và tiêm phòng an toàn, hiệu quả. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, nguồn vắc xin chính hãng, đa dạng và dịch vụ chăm sóc tận tâm, chúng tôi cam kết mang đến sự bảo vệ tốt nhất cho bạn. Hãy đặt lịch ngay hôm nay để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu!