icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Chảy máu nướu răng khi bị sốt xuất huyết có sao không? 7 cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Đăng Khôi31/03/2025

Chảy máu nướu răng khi bị sốt xuất huyết là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển biến nguy hiểm cần được quan tâm. Vì vậy nhận biết sớm và xử lý kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng chảy máu nướu răng khi bị sốt xuất huyết trong bài viết sau!

Chảy máu nướu răng là một trong những dấu hiệu thường gặp khi mắc sốt xuất huyết. Đây không chỉ là triệu chứng thông thường mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang tiến triển nặng hơn. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Khi nào cần đến bác sĩ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng này và cách chăm sóc đúng cách.

Chảy máu nướu răng khi bị sốt xuất huyết có sao không?

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, với biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn tiến nhanh chóng qua nhiều giai đoạn.

Theo phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue của Bộ Y tế, trong giai đoạn sốt, người bệnh có thể gặp triệu chứng chảy máu nướu răng, hay còn gọi là chảy máu chân răng, kèm theo một số biểu hiện điển hình khác như:

  • Sốt cao đột ngột, liên tục, khó hạ.
  • Đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn.
  • Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
  • Xuất huyết dưới da với những chấm đỏ nhỏ, có thể kèm theo chảy máu cam.

Tuy nhiên, chảy máu nướu răng có thể xuất hiện ngay trong giai đoạn đầu của sốt xuất huyết nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang chuyển nặng. Nếu lượng máu chảy ra nhiều và đi kèm với các dấu hiệu như chóng mặt, tay chân lạnh, nôn ói ra máu, đi ngoài phân đen, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.

chay-mau-nuou-rang-khi-bi-sot-xuat-huyet-co-sao-khong-7-cach-phong-ngua-benh-hieu-qua-1.png

Tại Việt Nam, sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm, với chu kỳ dịch lặp lại sau mỗi 4 - 5 năm. Sự gia tăng số ca bệnh trong thời gian này khiến việc nhận biết sớm các triệu chứng nguy hiểm như chảy máu nướu răng trở nên đặc biệt quan trọng.

Khi nào cần đến bác sĩ?

Việt Nam lần đầu ghi nhận căn bệnh này vào năm 1958, sau đó trở thành bệnh lưu hành trên toàn quốc. Trước đây, dịch sốt xuất huyết thường bùng phát theo chu kỳ 10 - 12 năm một lần. Tuy nhiên, những năm gần đây, chu kỳ này ngày càng rút ngắn, với số ca mắc tăng mạnh. Cụ thể, năm 2019, Việt Nam ghi nhận hơn 300.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong khi năm 2022, con số này tăng lên 370.000 ca với 150 trường hợp tử vong.

Mặc dù nhiều trường hợp sốt xuất huyết có thể theo dõi tại nhà, nhưng nếu xuất hiện một số dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời để tránh gây những hậu quả nghiêm trọng như số liệu thống kê trên.

Những dấu hiệu cần đến bác sĩ ngay lập tức:

  • Chảy máu nướu răng nhiều, kéo dài hoặc kèm theo chảy máu cam, ói ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Sốt cao liên tục không hạ sau khi dùng Paracetamol và các biện pháp hạ sốt khác.
  • Đau bụng dữ dội, nôn ói nhiều.
  • Tay chân lạnh, người mệt mỏi, lừ đừ, không chịu ăn uống.
  • Trẻ nhỏ có biểu hiện quấy khóc nhiều, vật vã hoặc li bì bất thường.

Không nên chủ quan với các dấu hiệu trên, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm.

chay-mau-nuou-rang-khi-bi-sot-xuat-huyet-co-sao-khong-7-cach-phong-ngua-benh-hieu-qua-3.png

Lưu ý khi chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà

Với những trường hợp sốt xuất huyết nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý các biện pháp chăm sóc đúng cách để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và hạn chế những triệu chứng nguy hiểm như chảy máu chân răng:

Hạ sốt an toàn cho trẻ

  • Khi trẻ sốt trên 38°C, có thể dùng Paracetamol đơn chất với liều 10 - 15mg/kg cân nặng, lặp lại sau 4 - 6 giờ nếu còn sốt (thông báo cân nặng của trẻ cho bác sĩ).
  • Không sử dụng Aspirin hoặc Ibuprofen, vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Lau mát bằng nước ấm, đặc biệt ở các vị trí như nách, bẹn để hạ sốt.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa.
  • Bổ sung nước đầy đủ, ưu tiên nước lọc, nước cam, chanh, nước oresol để bù điện giải.
  • Cung cấp thêm vitamin A, B, C để hỗ trợ hệ miễn dịch và phục hồi nhanh hơn.

Những điều cần tránh

  • Không tự ý dùng thuốc ngoài đơn của bác sĩ.
  • Không cạo gió, vì có thể gây vỡ mao mạch và làm tình trạng xuất huyết nặng hơn.
  • Không truyền dịch tại các phòng khám tư nhân hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện.
  • Không cho trẻ uống nước có màu sẫm để tránh nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.
chay-mau-nuou-rang-khi-bi-sot-xuat-huyet-co-sao-khong-7-cach-phong-ngua-benh-hieu-qua-2.png

7 điều cần làm để phòng bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị, do đó phòng bệnh là biện pháp quan trọng nhất. Dưới đây là 7 cách hiệu quả để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bệnh:

  • Kiểm tra và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước như bể nước, chậu cây cảnh.
  • Thay nước lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cá, khay nước thải.
  • Loại bỏ vật dụng chứa nước đọng như vỏ chai, lốp xe cũ để muỗi không có nơi sinh sản.
  • Ngủ màn cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng kem chống muỗi, vợt điện để tránh bị muỗi đốt.
  • Hợp tác với ngành y tế khi có chiến dịch phun thuốc diệt muỗi hoặc xử lý dịch bệnh tại địa phương.
  • Đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu sốt, không tự ý điều trị tại nhà.
  • Tiêm vắc xin phòng sốt xuất huyết – Vắc xin Qdenga (Đức) đã được phê duyệt, giúp tạo miễn dịch với cả 4 tuýp virus Dengue và giảm nguy cơ biến chứng nặng.
chay-mau-nuou-rang-khi-bi-sot-xuat-huyet-co-sao-khong-7-cach-phong-ngua-benh-hieu-qua-4.png

Chảy máu nướu răng là dấu hiệu thường gặp khi bị sốt xuất huyết, nhưng nếu tình trạng này kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện ngay. Ngoài việc chăm sóc đúng cách, tiêm chủng phòng bệnh sốt xuất huyết là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Tiêm vắc xin là cách hiệu quả để phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có sốt xuất huyết - căn bệnh phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt vào mùa mưa. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện cung cấp vắc xin phòng sốt xuất huyết chính hãng, giúp cơ thể tạo miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nặng. Với hệ thống bảo quản đạt chuẩn GSP, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, cùng dịch vụ đặt lịch trực tuyến tiện lợi, Long Châu mang đến trải nghiệm tiêm chủng an toàn, nhẹ nhàng và đáng tin cậy. Đặt lịch hẹn ngay hôm nay qua Hotline miễn phí 1800 6928 để bảo vệ bạn và gia đình khỏi sốt xuất huyết!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

flag
Đức
DSC_00718_b4a73be4c9

1.390.000đ

/ Lọ

/ Lọ

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN