icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c
chay_mau_mui_1075369b04chay_mau_mui_1075369b04

Chảy máu mũi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bảo Quyên15/05/2025

Chảy máu mũi (nosebleed), còn được gọi là chảy máu cam, xảy ra khi các mạch máu trong niêm mạc mũi bị tổn thương và vỡ ra. Hiện tượng này thường bắt nguồn từ các tác động cơ học mạnh như ngoáy mũi, móc mũi, hoặc xì mũi quá mạnh. Bên cạnh đó, chảy máu mũi cũng có thể là dấu hiệu liên quan đến một số bệnh lý nền như tăng huyết áp hoặc tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chống đông máu.

Tìm hiểu chung về chảy máu mũi

Chảy máu mũi được chia thành hai dạng chính:

Chảy máu mũi trước

Đây là dạng thường gặp nhất, chiếm khoảng 90% các trường hợp, và chủ yếu xảy ra ở khu vực đám rối Kiesselbach (còn gọi là vùng Little) nằm ở phần trước của vách ngăn mũi. Đám rối này hình thành từ các nhánh cuối của năm động mạch chính:

  • Động mạch sàng trước;
  • Động mạch sàng sau;
  • Động mạch bướm-khẩu cái;
  • Động mạch khẩu cái lớn;
  • Động mạch môi trên.

Vị trí của đám rối Kiesselbach rất gần với cửa mũi, nơi chịu nhiều tác động của nhiệt độ, độ ẩm và chấn thương cơ học. Thêm vào đó, lớp niêm mạc tại khu vực này khá mỏng manh, khiến nó trở thành điểm dễ xảy ra chảy máu mũi nhất.

Chảy máu mũi sau

Chảy máu mũi sau ít phổ biến hơn nhưng thường nghiêm trọng và đòi hỏi can thiệp y tế. Máu chảy ra từ các mạch máu nằm sâu bên trong khoang mũi, thường gặp ở những người đang sử dụng thuốc chống đông, bệnh nhân tăng huyết áp, người có rối loạn đông máu hoặc bất thường về mạch máu. Việc xử trí tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng chảy máu và các bệnh lý nền của từng người bệnh.

Triệu chứng chảy máu mũi

Những dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu mũi

Dấu hiệu của chảy máu mũi bao gồm việc chảy thành từng giọt nhỏ, hoặc chảy nhiều thành dòng. Bạn cũng có thể nuốt phải máu mũi chảy ra ở thành sau, và nhổ ra ngoài (có thể lầm lẫn với ho hay ói ra máu).

Một số dấu hiệu có thể gợi ý hoặc làm dấy lên nghi ngờ về tình trạng chảy máu mũi bao gồm:

  • Mức kali trong máu giảm thấp (hạ kali máu);
  • Biểu hiện sốc do mất máu;
  • Đang trong quá trình sử dụng thuốc chống đông máu;
  • Xuất hiện các vết bầm tím hoặc xuất huyết dưới da;
  • Tình trạng chảy máu mũi tái diễn nhiều lần.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh chảy máu mũi

Chảy máu mũi là tình trạng hiếm khi đe dọa tính mạng, với chỉ 4 ca tử vong được ghi nhận trong tổng số 2,4 triệu trường hợp tử vong hằng năm tại Hoa Kỳ. Thống kê cho thấy khoảng 60% dân số từng trải qua ít nhất một lần chảy máu mũi trong đời, tuy nhiên chỉ khoảng 10% trong số đó cần can thiệp y tế do mức độ chảy máu nghiêm trọng.

Chảy máu mũi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1
Chảy máu mũi là tình trạng thường gặp và hiếm khi đe doạ tính mạng

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào chảy máu nào, bạn nên nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp. Việc phát hiện và can thiệp sớm không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe diễn ra nhanh hơn.

Nguyên nhân gây chảy máu mũi

Nguyên nhân chảy máu mũi được phân thành bốn nhóm chính:

Nguyên nhân tại chỗ:

  • Tổn thương cơ học như xì mũi mạnh, ngoáy mũi;
  • Lệch vách ngăn mũi;
  • Sử dụng ống thông mũi;
  • Sự hiện diện của dị vật trong mũi.

Nguyên nhân toàn thân:

  • Tăng huyết áp hoặc bất thường mạch máu;
  • Các bệnh nhiễm trùng như viêm mũi, viêm tiền đình mũi;
  • Các bệnh lý suy giảm miễn dịch (ví dụ như HIV/AIDS), bệnh gan;
  • Hội chứng Rendu-Osler-Weber;
  • Các khối u lành tính hoặc ác tính ở vùng mũi, họng, hoặc xoang;
  • Thủng vách ngăn mũi;
  • Các rối loạn đông máu.

Yếu tố môi trường: Có thể góp phần, đặc biệt khi niêm mạc mũi bị khô do thời tiết lạnh, hanh khô.

Nguyên nhân liên quan đến thuốc:

  • Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen, aspirin;
  • Thuốc chống đông máu như warfarin;
  • Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu như clopidogrel;
  • Thuốc xịt corticosteroid tại chỗ;
  • Một số thực phẩm chức năng hoặc thảo dược (như vitamin E, bạch quả, nhân sâm);
  • Sử dụng các chất gây nghiện như cocain.

Nguy cơ mắc phải chảy máu mũi

Những ai có nguy cơ mắc phải chảy máu mũi?

Chảy máu mũi thường gặp nhất ở hai nhóm tuổi là trẻ em từ 2 đến 10 tuổi và người lớn từ 50 đến 80 tuổi. Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân phổ biến là do thói quen vô tình đưa dị vật vào trong mũi, gây tổn thương niêm mạc và dẫn đến chảy máu.

Chảy máu mũi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2
Trẻ em là nhóm đối tượng thường xuyên bị chảy máu mũi

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chảy máu mũi

Một số yếu tố có thể làm tăng khả năng bị chảy máu mũi, bao gồm:

  • Sử dụng các loại thuốc như thuốc chống đông máu, aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc corticosteroid dạng xịt mũi.
  • Mắc các bệnh lý như tăng huyết áp hoặc rối loạn đông máu.
  • Thói quen thường xuyên ngoáy mũi, tác động mạnh vào vách ngăn mũi, hoặc trẻ nhỏ đưa dị vật vào trong mũi.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm chảy máu mũi

Khai thác tiền sử và bệnh sử:

  • Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử cá nhân và gia đình của bệnh nhân.
  • Cần xác định máu chảy từ một bên hay cả hai bên mũi và ưu tiên thăm khám bên tổn thương trước.
  • Tìm kiếm nguyên nhân tiềm ẩn như hắt hơi mạnh, xì mũi quá mức, ngoáy mũi, hoặc sử dụng các loại thuốc như thuốc chống đông, heparin, warfarin, aspirin, NSAIDs,...
  • Đánh giá các bệnh lý liên quan như ung thư, xơ gan, AIDS, viêm đường hô hấp trên hoặc cảm giác tắc nghẽn, đau mũi, đau vùng mặt.
  • Ghi nhận thời điểm, tần suất các lần chảy máu mũi cũng như phương pháp đã từng sử dụng để cầm máu.
  • Các dấu hiệu khác cần lưu ý gồm: Chảy máu nhiều, dễ xuất hiện vết bầm, phân đen hoặc có máu, ho ra máu, tiểu ra máu hoặc chảy máu bất thường sau chấn thương nhẹ, sau khi đánh răng hoặc lấy máu.

Khám thực thể:

  • Cần đảm bảo kiểm soát chảy máu trước khi tiến hành thăm khám chi tiết.
  • Các chỉ số sinh tồn như nhịp tim và huyết áp có thể tăng trong đợt chảy máu.
  • Sử dụng dụng cụ chuyên dụng như mỏ vịt mũi, đèn chiếu sáng hoặc gương để thăm khám mũi.
  • Trường hợp không kiểm soát được chảy máu hoặc tình trạng tái phát liên tục, nội soi mũi là cần thiết để đánh giá chi tiết hơn.

Cận lâm sàng:

Các xét nghiệm có thể được thực hiện bao gồm xét nghiệm máu, yếu tố đông máu, CT-scan sẽ được chỉ định tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ nghi ngờ gây ra chảy máu mũi ở bạn.

Chảy máu mũi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 3
Xét nghiệm máu bao gồm các yếu tố đông máu có thể được thực hiện để chẩn đoán

Điều trị chảy máu mũi

Việc điều trị chảy máu mũi sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng chảy máu. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và thuốc phù hợp.

Chảy máu mũi phía trước:

  • Để cầm máu, bệnh nhân có thể dùng tay hoặc kẹp để ép cánh mũi lại trong khoảng 10 phút khi ngồi thẳng (nếu có thể).
  • Các biện pháp hỗ trợ khác có thể bao gồm chèn mũi bằng bọt xốp hoặc bôi thuốc mỡ như bacitracin hoặc mupirocin.
  • Nếu tình trạng không cải thiện, có thể sử dụng miếng bông tẩm thuốc co mạch (phenylephrine 0,25%) và thuốc gây tê tại chỗ (lidocaine 2%), sau đó kẹp mũi thêm 10 phút.
  • Nếu vẫn không kiểm soát được chảy máu, bác sĩ có thể tiến hành đốt vị trí chảy máu bằng đốt điện hoặc nitrat bạc.

Chảy máu mũi phía sau:

  • Chảy máu mũi phía sau thường khó kiểm soát hơn và không dễ xác định vị trí. Máu có thể chảy vào họng sau mà không thấy rõ trong quá trình thăm khám.
  • Nội soi qua mũi là phương pháp hiệu quả giúp xác định nguồn gốc chảy máu, từ đó tăng cơ hội thành công trong việc điều trị.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa chảy máu mũi

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của chảy máu mũi

Chế độ sinh hoạt:

  • Hạn chế xì mũi hoặc tác động mạnh lên vách mũi để tránh làm tổn thương mạch máu trong mũi.
  • Tuân thủ đầy đủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Duy trì một lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng để hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
  • Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình điều trị, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
  • Thăm khám định kỳ giúp theo dõi tình trạng sức khỏe và quá trình điều trị, đồng thời điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết nếu tình trạng chưa cải thiện.
  • Lạc quan và giữ tinh thần thoải mái là yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi. Bạn có thể chia sẻ cảm xúc với người thân, nuôi thú cưng, đọc sách, hoặc làm bất cứ điều gì giúp bạn thư giãn và vui vẻ.

Chế độ dinh dưỡng:

Nên hạn chế ăn các món cay nóng để tránh kích thích mũi. Đồng thời, hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không thiếu các chất cần thiết cho cơ thể.

Chảy máu mũi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Hạn chế đồ ăn cay nóng để tránh kích thích mũi

Phòng ngừa chảy máu mũi

Để phòng ngừa chảy máu mũi hiệu quả, bạn có thể tham khảo những lưu ý sau:

  • Người có rối loạn đông máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp tình trạng chảy máu mũi tái phát hoặc chảy máu nhiều.
  • Hạn chế ăn các món cay nóng để tránh kích thích mũi.
  • Tránh tác động mạnh lên mũi, như ngoáy mũi hoặc xì mũi mạnh.

Chảy máu mũi là tình trạng khá phổ biến, nhưng nếu được nhận diện và điều trị đúng cách, hầu hết các trường hợp sẽ không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Việc phòng ngừa và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn khỏi các vấn đề liên quan đến chảy máu mũi. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hy vọng rằng thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa chảy máu mũi.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp

Khi bị chảy máu mũi, bạn nên tránh ăn các món cay, đặc biệt là ớt. Các món cay có thể làm tăng kích thích niêm mạc mũi và làm cho tình trạng chảy máu mũi trở nên nghiêm trọng hơn.

Chảy máu mũi (hay chảy máu cam) hầu hết là một tình trạng không quá nguy hiểm và có thể dễ dàng xử lý nếu được điều trị đúng cách.

Trong trường hợp chảy máu mũi không tự cầm được, mất máu quá nhiều, kèm các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu thì bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để được hỗ trợ.

Bạn nên tuân thủ một chế độ ăn uống nhẹ nhàng, tránh các loại thực phẩm có thể gây kích ứng như đồ ăn cay, đồ uống có cồn hoặc các loại gia vị mạnh.

Chảy máu mũi sau thường khó tự cầm máu và có thể không tự dừng lại mà không có can thiệp y tế. Vì máu từ chảy máu mũi sau thường không thể dễ dàng quan sát và có thể chảy xuống họng, nên rất khó để tự kiểm soát tại nhà.