icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Cảm thấy lạnh trong người là bệnh gì? Cần phải làm gì khi bị ớn lạnh?

Kim Ngân16/07/2025

“Cảm thấy lạnh trong người là bệnh gì?” là thắc mắc của nhiều người vì xuất hiện triệu chứng ớn lạnh hoặc rùng mình thường xuyên, mặt khác có thể đây là dấu hiệu đến từ các nguyên nhân về sức khỏe khác cần được thăm khám để có kết luận chính xác.

Việc thường xuyên cảm thấy lạnh nhưng không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vì thế chúng ta không nên xem nhẹ, mà cần chủ động tìm hiểu trước việc cảm thấy lạnh trong người là bệnh gì để xác định nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp. Bài viết sau đây của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Thông tin về tình trạng thường xuyên xuất hiện cảm giác lạnh

Thông thường cảm giác lạnh xuất hiện sẽ là phản ứng của cơ thể đối với môi trường lạnh, nhưng nếu cảm thấy lạnh không rõ nguyên nhân, lạnh đột ngột khiến bạn rùng mình trong vài giây và tay chân bị lạnh buốt lặp lại trong thời gian dài, có thể là triệu chứng nhận biết của các vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể.

Vì thế nếu nhận thấy bản thân gặp các dấu hiệu được đề cập dưới đây trong khoảng 1 - 3 ngày, hãy chủ động kiểm tra sức khỏe sớm để có được chẩn đoán chính xác nhất, bao gồm:

  • Ho, viêm họng;
  • Nghẹt mũi, sổ mũi;
  • Hắt xì nhiều kèm sốt nhẹ;
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân và đau đầu.
Cảm thấy lạnh trong người là bệnh gì? Cần phải làm gì khi bị ớn lạnh? 1
Cảm giác lạnh bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Thắc mắc cảm thấy lạnh trong người là bệnh gì?

Nếu bạn cảm thấy ớn lạnh thường xuyên mà không phải do nhiệt độ môi trường thấp, thì rất có thể đó là dấu hiệu của một trong những vấn đề sức khỏe dưới đây, cũng là câu trả lời giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc "cảm thấy lạnh trong người là bệnh gì", cụ thể:

Yếu tố cân nặng, suy nhược cơ thể

Rối loạn ăn uống như biếng ăn có thể khiến cơ thể suy nhược vì không đảm bảo dinh dưỡng cơ thể cần, khiến cơ thể dần mất năng lượng, mệt mỏi và giảm khả năng thích nghi với nhiệt độ, dẫn đến người bệnh dễ cảm thấy lạnh.

Trọng lượng cơ thể thấp do thiếu lớp chất béo hoặc chỉ số khối cơ thể BMI thấp và cơ thể không đủ calo dinh dưỡng để nạp vào dẫn đến suy giảm quá trình trao đổi chất.

Mất cân bằng hormone estrogen ở nữ giới

Mất cân bằng hormone estrogen ở nữ giới khiến phái nữ thường sẽ cảm nhận sự lạnh trong người rõ hơn cánh mày râu, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai hoặc ở tuổi mãn kinh sẽ bị rối loạn nội tiết tố nên dễ xuất hiện các triệu chứng đau người, khó ngủ, cảm thấy lạnh từ bên trong, toát mồ hôi,...

Cảm thấy lạnh trong người là bệnh gì? Cần phải làm gì khi bị ớn lạnh? 2
Phụ nữ thường cảm thấy lạnh hơn nam giới do mất cân bằng hormone estrogen

Do tình trạng thiếu ngủ

Hệ thần kinh có thể chịu tổn thương khi cơ thể bị thiếu ngủ dẫn đến làm suy giảm hiệu quả hoạt động của vùng não khiến cơ thể luôn cảm thấy lạnh. Thêm nữa sự căng thẳng mệt mỏi còn làm chậm quá trình trao đổi chất, quá trình sinh nhiệt và lưu thông máu chậm lại, khiến cơ thể thấy lạnh.

Do hệ tuần hoàn kém

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bàn tay và bàn chân lạnh buốt nhưng các cơ quan khác vẫn bình thường, có thể đây là dấu hiệu về vấn đề tim mạch hoặc rối loạn tuần hoàn máu. Điều này cho thấy tim bơm máu kém hoặc có sự cản trở máu lưu thông đến các đầu ngón tay và chân.

Bên cạnh đó việc hút thuốc lá cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu, gây tuần hoàn kém dẫn đến tình trạng trên. Thêm nữa là hội chứng Raynaud cũng là nguyên nhân dẫn đến sự cơ thắt của cơ trơn thành động mạch và làm xuất hiện lạnh buốt.

Do có tiền sử huyết áp và mắc bệnh đái tháo đường 

Bệnh đái tháo đường không kiểm soát được có thể dẫn đến các bệnh lý thần kinh ngoại biên gây ra cảm giác ớn lạnh ở bàn tay chân.

Bên cạnh đó những người bệnh mạch ngoại vi, xơ vữa động mạch cũng thường gặp tình trạng bàn tay chân lạnh vì quá trình lưu thông máu gặp cản trở nên máu không tới được. Ngược lại đối với người dễ bị tụt huyết áp cũng gây ra cảm giác lạnh vì thiếu máu và oxy đến tay chân.

Cảm thấy lạnh trong người là bệnh gì? Cần phải làm gì khi bị ớn lạnh? 3
Người có tiền sử huyết áp và đái tháo đường thường cảm thấy lạnh ở tay chân

Do rối loạn tuyến giáp

Người bệnh có một số vấn đề sức khỏe về tuyến giáp như mắc hội chứng suy giáp không tiết đủ hormone để duy trì chức năng, quá trình trao đổi chất chậm và cản trở cơ thể sản xuất nhiệt.

Do cơ thể thiếu vitamin

Thiếu sắt hoặc thiếu vitamin B12 gây thiếu máu, giảm vận chuyển oxy, làm tăng cảm giác lạnh.

Khi có cảm giác lạnh trong người cần phải làm gì?

Ngoài thắc mắc "cảm thấy lạnh trong người là bệnh gì?" nhiều người cũng quan tâm đến các giải pháp để cải thiện tình trạng này và dưới đây là một số gợi ý tham khảo cho mọi người:

  • Đảm bảo ăn đầy đủ bữa bổ sung đủ vitamin, chất béo và khoáng chất để tăng cường đề kháng và cải thiện các triệu chứng của bệnh ớn lạnh.
  • Tập thể thao đều đặn, đặc biệt là các bài tập tốt cho tim mạch để cải thiện lưu thông máu, mao mạch.
  • Massage tay chân ngay khi có cảm giác lạnh bằng cách xoa bóp với dầu hoặc gừng, quế để làm ấm nhanh lòng bàn tay, bàn chân.
Cảm thấy lạnh trong người là bệnh gì? Cần phải làm gì khi bị ớn lạnh? 4
Tập các bài tập tốt cho tim mạch giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường mao mạch

Ngoài những vấn đề sức khỏe gây ra cảm giác ớn lạnh, bạn cần đặc biệt lưu ý đến các bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp trong không khí, nhất là khi thời tiết thay đổi và dịch bệnh bùng phát. Vì vậy, để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình, hãy cập nhật lịch tiêm chủng cho người lớn và đăng ký tiêm ngừa ngay hôm nay. Liên hệ hotline 1800 6928 của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc cảm thấy lạnh trong người là bệnh gì, từ đó mọi người không nên chủ quan mà hãy luôn theo dõi các dấu hiệu bất thường lặp lại nhiều lần của cơ thể, sắp xếp đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và kịp thời bảo vệ sức khỏe của bạn.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN