icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Bệnh thủy đậu thường bị vào mùa nào?

Anh Đào27/05/2025

Thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Bệnh gây ra những nốt mụn nước ngứa ngáy, khó chịu và nếu không được chăm sóc đúng cách có thể để lại sẹo hoặc gây ra biến chứng nguy hiểm. Nhiều người thường thắc mắc: “Bệnh thủy đậu thường bị vào mùa nào trong năm?”.

Thủy đậu là bệnh do virus Varicella-Zoster gây ra, có khả năng lây lan nhanh trong môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ. Đặc biệt, bệnh có xu hướng gia tăng vào một số thời điểm nhất định trong năm. Việc tìm hiểu rõ thời gian bệnh thủy đậu dễ bùng phát không chỉ giúp nhận biết sớm mà còn góp phần kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn. Vậy bệnh thủy đậu thường bị vào mùa nào?

Bệnh thủy đậu thường bị vào mùa nào?

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Varicella-Zoster gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ em trong độ tuổi đi học. Theo các nghiên cứu thống kê, khoảng 90% các trường hợp mắc thủy đậu là trẻ từ 2 đến 7 tuổi. Điều này cho thấy trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước căn bệnh này do hệ miễn dịch còn non yếu.

 

Bệnh thủy đậu thường bị vào mùa nào? 4
Bệnh thủy đậu thường bị vào mùa nào?

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và thường xuất hiện theo mùa. Ở Việt Nam, thủy đậu có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên số lượng người mắc bệnh thường tăng cao vào mùa xuân. Cụ thể, các trường hợp trẻ em bị thủy đậu tập trung nhiều nhất trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 6, đặc biệt là vào tháng 3 và tháng 4. Đây là thời điểm độ ẩm trong không khí tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi để virus Varicella-Zoster dễ dàng phát tán và lây lan nhanh chóng trong cộng đồng.

Sự lây lan của virus thủy đậu thường diễn ra qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước hoặc qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi. Vì thế, môi trường ẩm ướt và đông người, như trường học hoặc nhà trẻ, là nơi thuận lợi để virus phát triển và gây bệnh cho trẻ em. Ngoài ra, những người chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng vắc xin cũng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh trong mùa dịch.

Bệnh thủy đậu lây truyền qua đường nào?

Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở những nơi có mật độ dân cư cao như trường học, nhà trẻ hoặc các khu vực đông người. Con đường lây truyền chủ yếu của bệnh là qua đường hô hấp. Khi người bệnh thủy đậu ho hoặc hắt hơi, các giọt bắn chứa virus Varicella-Zoster sẽ bay ra không khí và có thể bị người lành hít phải, dẫn đến nhiễm bệnh. Đây là nguyên nhân khiến bệnh dễ bùng phát và lan rộng nhanh chóng, nhất là ở trẻ em, nhóm đối tượng có hệ miễn dịch còn yếu và thường tiếp xúc gần gũi với nhau.

Bệnh thủy đậu thường bị vào mùa nào? 3
Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm rất dễ lây

Ngoài đường hô hấp, bệnh thủy đậu còn có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương trên da của người bệnh. Khi các bọng nước hoặc mụn nước trên da bị vỡ ra, dịch tiết từ những tổn thương này cũng chứa virus gây bệnh. Nếu người lành không cẩn thận chạm vào các vết thương này hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, quần áo với người bị thủy đậu, nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao. Việc tiếp xúc với vùng da bị tổn thương hoặc lở loét của người bệnh cũng là một con đường lây truyền bệnh phổ biến.

Một trường hợp đặc biệt cần lưu ý là phụ nữ mang thai nếu không may bị nhiễm thủy đậu có thể truyền virus cho thai nhi qua nhau thai. Điều này rất nguy hiểm bởi virus có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé sau khi chào đời. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý phòng tránh bệnh và hạn chế tiếp xúc với người bị thủy đậu trong thời kỳ mang thai.

Tóm lại, bệnh thủy đậu chủ yếu lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các tổn thương trên da của người bệnh. Hiểu rõ các con đường lây truyền này sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, như giữ khoảng cách an toàn, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, và tuân thủ vệ sinh cá nhân tốt để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh và bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như cộng đồng.

Bệnh thủy đậu thường bị vào mùa nào? 2
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các tổn thương trên da của người bệnh

Biện pháp phòng bệnh thuỷ đậu

Bệnh thủy đậu tuy phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả nếu có biện pháp đúng đắn. Khi trẻ em hoặc người lớn mắc thủy đậu lần đầu, cơ thể thường tạo ra hệ miễn dịch tự nhiên rất mạnh mẽ, giúp chống lại khả năng nhiễm bệnh lần thứ hai. Chính vì thế, những trường hợp tái nhiễm thủy đậu rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, để phòng bệnh một cách chủ động và an toàn, việc tiêm vắc xin thủy đậu được xem là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay. Vắc xin thủy đậu với tỷ lệ bảo vệ sau tiêm lên đến 95%, giúp ngăn chặn bệnh phát triển và giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Các tổ chức y tế uy tín trên thế giới đều khuyến cáo mọi người nên tiêm vắc xin thủy đậu, đặc biệt trước mùa dịch bùng phát để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Điều này rất quan trọng với những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ chưa đủ tuổi tiêm vắc xin hoặc những người có hệ miễn dịch yếu kém. Việc tiêm phòng không chỉ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh mà còn làm giảm khả năng lây lan trong cộng đồng, góp phần kiểm soát dịch hiệu quả hơn.

benh-thuy-dau-thuong-bi-vao-mua-nao (1).png
Tiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu cho trẻ nhỏ

Theo khuyến cáo từ nhiều quốc gia, trẻ em nên bắt đầu tiêm liều vắc xin thủy đậu đầu tiên từ khi 9 đến 12 tháng tuổi. Sau khi hoàn thành hai liều vắc xin, trẻ có thể đạt được mức độ bảo vệ lên đến 98% khỏi bệnh thủy đậu, đồng thời hoàn toàn được bảo vệ chống lại các trường hợp thủy đậu nặng, tránh được tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng. Với người lớn chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin, việc tiêm đủ hai liều vắc xin cũng rất cần thiết để đảm bảo hệ miễn dịch hoạt động tốt, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm thông tin về bệnh thủy đậu thường bị vào mùa nào? Bệnh thủy đậu thường bùng phát nhiều vào những tháng có thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ phù hợp cho virus phát triển, đặc biệt là mùa xuân. Thời điểm này bạn nên có kế hoạch phòng bệnh hợp lý, nhue nâng cao vệ sinh cá nhân và hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Đặc biệt, tiêm vắc xin phòng thủy đậu là biện pháp hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế các biến chứng không mong muốn. Chủ động phòng tránh chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và cộng đồng.

Hiện nay Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đã triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ từ 9 tháng tuổi và những người lớn chưa có miễn dịch phòng bệnh. Vắc xin thủy đậu giúp phòng ngừa bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng như nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm não. Hãy đến ngay Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để tiêm vắc xin thủy đậu an toàn, chất lượng.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Hoa Kỳ
DSC_04410_43bc7346be

1.030.000đ

/ Lọ

/ Lọ
flag
Bỉ
DSC_00730_d20593165f

1.030.000đ

/ Lọ

/ Lọ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_4_3111f89e24

10.743.360đ

/ Gói

11.250.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.806.850đ

/ Gói

22.786.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_10add6a475

19.026.440đ

/ Gói

19.774.700đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN