Tìm hiểu chung về bệnh rubella ở phụ nữ mang thai
Bệnh rubella là gì?
Rubella là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh ít nghiêm trọng hơn bệnh sởi, ngoại trừ ở phụ nữ mang thai.
Rubella thường gây sốt nhẹ và các triệu chứng giống cảm lạnh, sau đó xuất hiện phát ban. Các hạch ở vùng cổ có thể sưng lên. Bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày.
Nhiều người có thể không phát hiện mình mắc rubella vì bệnh rất nhẹ. Bác sĩ có thể nghi ngờ rubella và đề nghị xét nghiệm máu để xác định chắc chắn chẩn đoán.
Bệnh rubella hiện nay ít gặp vì hầu hết trẻ em đều được tiêm vắc xin phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Bệnh rubella ở phụ nữ mang thai là gì?
Hiện nay bệnh rubella ở phụ nữ mang thai là một bệnh hiếm gặp vì gần như tất cả mọi người đã được tiêm vắc xin. Vắc xin giúp phòng ngừa hầu hết (nhưng không phải tất cả) các trường hợp nhiễm rubella trong thai kỳ.
Nếu một người phụ nữ mang thai nhưng không có miễn dịch với bệnh rubella và mắc bệnh trong 5 tháng đầu của thai kỳ, bệnh có thể lây truyền cho thai nhi.
Nếu thai nhi nhiễm rubella trong 12 tuần đầu thai kỳ, trẻ sinh ra có nhiều khả năng mắc các vấn đề bệnh lý. Các vấn đề thường gặp nhất là tổn thương mắt, thính giác và tim.
Nếu thai nhi nhiễm rubella trong khoảng 12 đến 20 tuần của thai kỳ, các vấn đề thường nhẹ hơn.
Nếu thai nhi nhiễm rubella sau 20 tuần của thai kỳ, thường không có vấn đề gì.
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh rubella. Những tổn thương xảy ra với thai nhi sẽ kéo dài suốt đời của trẻ.
Triệu chứng bệnh rubella ở phụ nữ mang thai
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rubella
Triệu chứng nổi bật của bệnh rubella là phát ban, thường khởi đầu ở mặt rồi lan xuống toàn bộ cơ thể. Ở trẻ nhỏ, phát ban thường là triệu chứng đầu tiên. Ở trẻ lớn và người lớn, phát ban có thể xuất hiện vài ngày sau khi các triệu chứng khác xuất hiện.
Có đến 50% số người nhiễm bệnh rubella không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây bệnh cho người khác.
Các triệu chứng của bệnh rubella bao gồm:
- Phát ban;
- Sốt nhẹ;
- Ho;
- Chảy nước mũi;
- Đau đầu;
- Viêm kết mạc mắt;
- Đau khớp;
- Cảm giác mệt mỏi, khó chịu toàn thân;
- Hạch bạch huyết sưng.
/2_058d881750.png)
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rubella ở phụ nữ mang thai
Bệnh rubella ở phụ nữ mang thai có thể truyền virus sang thai nhi, gây ra hội chứng rubella bẩm sinh.
Hội chứng rubella bẩm sinh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho trẻ, bao gồm:
- Chậm phát triển trí tuệ;
- Đục thủy tinh thể (giảm thị lực);
- Điếc;
- Bệnh tim bẩm sinh.
Nhiễm rubella trong 20 tuần đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ:
Nguy cơ tổn thương thai nhi sẽ giảm sau tuần thứ 16 của thai kỳ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn đang mang thai và có tiếp xúc với người mắc bệnh rubella, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Bên cạnh đó bạn nên thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng tránh lây nhiễm trước khi đến các cơ sở khám chữa bệnh để tránh lây nhiễm cho những người khác trong phòng chờ.
Nguyên nhân gây bệnh rubella ở phụ nữ mang thai
Nguyên nhân gây bệnh rubella ở phụ nữ mang thai là virus rubella. Đây là virus thuộc họ Matonaviridae, chi Rubivirus, và con người là ổ chứa duy nhất của chúng. Virus lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn từ dịch tiết mũi họng, nhân lên trong mô bạch huyết của đường hô hấp trên và lan truyền qua đường máu. Nhiễm trùng bẩm sinh xảy ra khi virus trong máu mẹ lây qua nhau thai.
/4_748ced0fa4.png)
Nguy cơ mắc phải bệnh rubella ở phụ nữ mang thai
Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh rubella ở phụ nữ mang thai?
Có khoảng 26.000 trường hợp mắc rubella trên toàn thế giới mỗi năm. Bệnh phổ biến nhất ở châu Á, châu Phi và Trung Đông. Tại Hoa Kỳ, chỉ có một vài trường hợp được chẩn đoán mỗi năm kể từ khi bệnh này được loại trừ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh rubella ở phụ nữ mang thai
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rubella ở phụ nữ mang thai bao gồm:
- Chưa được tiêm vắc xin rubella: Phụ nữ chưa từng tiêm vắc xin MMR (sởi - quai bị - rubella) hoặc chưa từng bị nhiễm rubella trước đây có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Tiếp xúc với người nhiễm rubella: Nếu thai phụ tiếp xúc gần với người mắc rubella, đặc biệt trong những môi trường đông người như trường học, bệnh viện hoặc nơi làm việc, nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn.
- Sinh sống hoặc du lịch đến khu vực có dịch rubella: Rubella phổ biến hơn ở một số khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á, châu Phi và Trung Đông, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch (như HIV/AIDS) có nguy cơ cao nhiễm rubella nếu tiếp xúc với virus.
- Làm việc trong môi trường y tế hoặc giáo dục: Những người làm việc trong bệnh viện, phòng khám hoặc trường học có khả năng tiếp xúc với virus rubella cao hơn do thường xuyên gặp gỡ nhiều người.
/5_c2bfba75ff.png)
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh rubella ở phụ nữ mang thai
Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm bệnh rubella ở phụ nữ mang thai
Để chẩn đoán bệnh rubella, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng và quan sát phát ban nếu bạn có. Họ có thể xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc dịch tiết từ mũi họng.
Các xét nghiệm rubella được sử dụng để chẩn đoán bệnh bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu từ cánh tay bằng kim nhỏ. Họ sẽ kiểm tra kháng thể rubella để xác định bạn đang mắc bệnh, đã từng mắc rubella trước đó hoặc đã được tiêm vắc xin rubella.
- Lấy mẫu dịch mũi hoặc họng: Bác sĩ sẽ sử dụng một que tăm bông mềm để lấy mẫu từ mũi hoặc họng của bạn. Mẫu này sẽ được xét nghiệm trong phòng xét nghiệm để dấu chứng của rubella.
- Xét nghiệm nước tiểu: Bạn sẽ đi tiểu vào một cốc vô trùng. Mẫu nước tiểu này sẽ được kiểm tra trong phòng xét nghiệm.
/6_31288f206a.png)
Điều trị bệnh rubella ở phụ nữ mang thai
Điều trị nhiễm rubella ở phụ nữ mang thai cấp tính có thể bao gồm acetaminophen để giảm triệu chứng. Glucocorticoids, truyền tiểu cầu và các biện pháp hỗ trợ khác được dành riêng cho những người bệnh có xuất hiện biến chứng như giảm tiểu cầu hoặc bệnh não. Tiên lượng cho bệnh rubella ở phụ nữ mang thai nói chung là tốt.
Tuy nhiên, vì những tác động có thể ảnh hưởng đối với thai nhi. Thai phụ nên được tư vấn về lây truyền qua thai nhi và chấm dứt thai kỳ nếu có, đặc biệt là trước khi thai 16 tuần. Sau 20 tuần thai, việc quản lý nên được cá nhân hóa và cha mẹ nên được tư vấn về khả năng có thể xuất hiện biểu hiện muộn của tình trạng nhiễm rubella.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa bệnh rubella ở phụ nữ mang thai
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rubella ở phụ nữ mang thai
Nếu một phụ nữ mang thai không may mắc bệnh rubella, cần tuân thủ các biện pháp sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp để giảm nguy cơ biến chứng và bảo vệ thai nhi, sau đây là một số gợi ý:
Chế độ sinh hoạt:
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng và làm việc quá sức.
- Cách ly, hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm cho người khác.
- Chăm sóc sức khỏe, giữ vệ sinh cá nhân tốt.
- Khám thai định kỳ, siêu âm và xét nghiệm để kiểm tra nguy cơ dị tật.
- Dùng thuốc giảm sốt, đau nhức theo chỉ định bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.
- Giữ tinh thần lạc quan, nhờ sự hỗ trợ từ gia đình khi cần thiết.
Chế độ dinh dưỡng:
- Tăng cường vitamin C: Cam, ổi, kiwi giúp tăng đề kháng, hỗ trợ phục hồi.
- Bổ sung vitamin A: Cà rốt, bí đỏ, rau xanh giúp bảo vệ mắt và tăng cường miễn dịch.
- Ăn thực phẩm giàu sắt: Thịt nạc, trứng, đậu giúp phòng ngừa thiếu máu.
- Bổ sung axit folic: Rau lá xanh, ngũ cốc, đậu hỗ trợ phát triển hệ thần kinh thai nhi.
- Tăng cường protein: Thịt, cá, trứng, sữa giúp phục hồi cơ thể.
- Uống đủ nước: 2-2.5 lít/ngày giúp thanh lọc cơ thể, giảm sốt.
- Hạn chế: Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, cafein, rượu bia để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Phòng ngừa bệnh rubella ở phụ nữ mang thai
Đặc hiệu
Bạn nên đến gặp bác sĩ tư vấn khi có ý định mang thai. Nếu bạn không chắc mình đã tiêm vắc xin rubella hay chưa, bạn nên làm xét nghiệm máu. Xét nghiệm này sẽ cho biết bạn có được bảo vệ chống lại rubella hay không. Nếu bạn đã từng mắc rubella hoặc có kháng thể từ vắc xin rubella, bạn có thể đã được bảo vệ.
Nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn không có miễn dịch với rubella, bạn nên tiêm vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella (MMR) ngay lập tức. Bạn không thể tiêm vắc xin này khi đang mang thai.
/7_e49d2ada3a.png)
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng, với vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Khi đến tiêm chủng tại Long Châu, khách hàng sẽ được khám sàng lọc bởi bác sĩ, tư vấn gói vắc xin phù hợp, theo dõi trong và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí.
Không đặc hiệu
Nếu bạn đang mang thai, hãy tránh tiếp xúc với những người bị phát ban trên cơ thể và tình trạng phát ban này kéo dài dưới một tuần.