icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối và cách chăm sóc hiệu quả

Thủy Tiên24/07/2025

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối (COPD giai đoạn cuối) là giai đoạn nặng nhất của một bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến, đặc trưng bởi sự suy giảm nghiêm trọng chức năng hô hấp không thể phục hồi. Người bệnh thường xuyên gặp khó khăn trong việc thở ngay cả khi nghỉ ngơi khiến chất lượng sống giảm rõ rệt. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc điều trị đúng kết hợp chăm sóc toàn diện giúp kiểm soát tốt triệu chứng, phòng ngừa đợt cấp và kéo dài thời gian sống ổn định của người bệnh.

COPD hiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không được chẩn đoán sớm hoặc chỉ phát hiện bệnh khi đã bước vào giai đoạn nặng. Do đó, việc hiểu rõ tiến trình diễn tiến, biểu hiện lâm sàng của bệnh cũng như cách chăm sóc người bệnh COPD giai đoạn cuối là vô cùng cần thiết - không chỉ giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh mà còn tạo nền tảng vững chắc để người thân đồng hành hiệu quả trong quá trình điều trị lâu dài.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý hô hấp tiến triển chậm. Ở giai đoạn cuối (GOLD IV) - giai đoạn nặng nhất trong phân loại GOLD thì tổn thương phổi đã lan rộng, cấu trúc và chức năng phổi suy giảm nghiêm trọng và không thể hồi phục hoàn toàn. Chỉ số FEV₁ (thể tích khí thở ra gắng sức trong một giây đầu tiên sau khi hít vào thật sâu) thường dưới 30% giá trị dự đoán hoặc dưới 50% kèm suy hô hấp mạn.

Người bệnh ở giai đoạn này thường phải dùng oxy liên tục, có thể cần máy thở hỗ trợ không xâm lấn và dễ rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp nếu không được kiểm soát kịp thời. Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn, cơ thể suy kiệt do ăn uống kém và hạn chế vận động.

Đây là giai đoạn nguy cơ tử vong cao, đòi hỏi một chiến lược điều trị toàn diện nhằm duy trì sự ổn định, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhập viện, tử vong sớm và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối và cách chăm sóc hiệu quả 1
Tổn thương trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối làm giảm nghiêm trọng khả năng trao đổi khí

Nguyên nhân khiến bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối thường là kết quả của việc tổn thương phổi kéo dài do phơi nhiễm với các yếu tố gây hại cho hệ hô hấp. Quá trình tiến triển đến giai đoạn cuối thường mất hàng chục năm, với các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Thuốc lá: Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động là nguyên nhân chính gây COPD, chiếm phần lớn các ca mắc trên toàn cầu.
  • Môi trường ô nhiễm: Tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí, bụi mịn, khói thải, hóa chất độc hại tại nơi làm việc, sử dụng nhiên liệu sinh khối (gỗ, rơm than củi) trong nấu ăn và sưởi ấm.
  • Bệnh về đường hô hấp: Nhiễm trùng hô hấp nặng, các đợt viêm cấp hoặc tái phát làm phá hủy thêm mô phổi, khiến tổn thương phổi tích lũy dần.
  • Di truyền: Thiếu hụt alpha-1 antitrypsin, hen suyễn từ nhỏ, sinh non hoặc suy dinh dưỡng bào thai.
  • Chẩn đoán và điều trị: Không tuân thủ điều trị, phát hiện bệnh quá muộn hoặc bỏ sót bệnh do thiếu hụt về điều kiện y tế để chẩn đoán.
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối và cách chăm sóc hiệu quả 2
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây COPD và khiến bệnh nặng dần theo thời gian

Triệu chứng của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, hàng loạt triệu chứng nặng nề, kéo dài và ít đáp ứng với điều trị thông thường bao gồm:

  • Khó thở liên tục cả khi nghỉ ngơi;
  • Khò khè, thở rít, cảm giác nghẹn ở ngực;
  • Ho kéo dài, có thể kèm đờm hoặc mủ;
  • Mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, sụt cân;
  • Da xanh xao, môi tím tái;
  • Dễ bị đợt cấp COPD, viêm phổi, viêm phế quản nặng;
  • Giảm khả năng đáp ứng với thuốc giãn phế quản và corticosteroid;
  • Phụ thuộc oxy liệu pháp hoặc máy thở không xâm lấn.
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối và cách chăm sóc hiệu quả 3
Bệnh nhân COPD giai đoạn cuối thường phải dùng oxy hỗ trợ liên tục

Điều trị và chăm sóc người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối

Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh COPD giai đoạn cuối vẫn có thể cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng sống và kéo dài thời gian sống ổn định nhờ phác đồ điều trị đa mô thức. Trong một số trường hợp nặng, có thể cân nhắc phẫu thuật giảm thể tích phổi, đặt van nội phế quản hoặc ghép phổi.

Điều trị bằng thuốc

Các thuốc điều trị COPD nhằm kiểm soát triệu chứng, giảm tần suất đợt cấp và hỗ trợ chức năng hô hấp như:

  • Thuốc giãn phế quản (LABA, LAMA);
  • Corticosteroid dạng hít hoặc uống;
  • Thuốc long đờm, giảm ho, kháng sinh;
  • Oxy liệu pháp tại nhà và thở máy không xâm lấn.
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối và cách chăm sóc hiệu quả 4
Dùng thuốc giãn phế quản là liệu pháp đầu tay trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thay đổi lối sống

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống

  • Cai thuốc lá triệt để là phần quan trọng nhất của quá trình điều trị;
  • Tập thở mím môi, thở ho ra để loại bỏ đờm;
  • Vận động thể lực nhẹ như đi bộ, dưỡng sinh hoặc yoga;
  • Tư thế ngồi cúi nhẹ người ra trước, đứng có điểm tựa, dùng quạt thổi vào mặt;
  • Sống chậm, tiết kiệm năng lượng, điều chỉnh nhịp sinh hoạt.

Hỗ trợ dinh dưỡng, tâm lý và chăm sóc giảm nhẹ

Chế độ dinh dưỡng và hỗ trợ về mặt tâm lý là yếu tố không thể thiếu trong điều trị toàn diện cho người bệnh ví dụ như:

  • Đánh giá dinh dưỡng thường xuyên;
  • Ăn món giàu đạm, rau xanh và trái cây, giảm tinh bột nếu bị tăng khí CO₂;
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày;
  • Tăng cơ, tránh suy kiệt;
  • Giảm nhẹ khó thở như mát-xa, âm nhạc trị liệu;
  • Tầm soát lo âu, trầm cảm, tư vấn tâm lý, hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân và người nhà.

Tiêm vắc xin đầy đủ giúp ngăn ngừa đợt cấp COPD

Tiêm chủng đầy đủ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến đợt cấp COPD. Nên tiêm ngừa các vắc xin như:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối là tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống. Mặc dù không thể chữa khỏi nhưng điều trị đúng hướng và chăm sóc toàn diện vẫn giúp người bệnh giảm triệu chứng, kéo dài thời gian ổn định và sống ý nghĩa hơn.

Cai thuốc lá và liệu pháp oxy là hai biện pháp then chốt giúp cải thiện tiên lượng. Bên cạnh đó các biện pháp hỗ trợ khác được đề cập trong bài viết cũng đóng vai trò quan trọng. Mục tiêu điều trị không chỉ là kéo dài sự sống mà còn tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm bớt gánh nặng triệu chứng.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp đầy đủ các loại vắc xin hỗ trợ phòng bệnh hô hấp như vắc xin cúm, phế cầu, ho gà,... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn về gói vắc xin và chăm sóc sức khỏe hô hấp toàn diện cho bạn và gia đình.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Hà Lan
DSC_04534_816a67205c

333.000đ

/ Liều

/ Liều
flag
Canada
DSC_04490_f525122f0a

735.000đ

/ Liều

/ Liều

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.849.650đ

/ Gói

22.830.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_1_e4effbd2a2

16.879.810đ

/ Gói

17.559.300đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_0121d2fee9

14.422.160đ

/ Gói

16.134.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN