icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Xét nghiệm huyết thanh là gì? Biểu hiện cơ thể khi thiếu hoặc dư sắt

Kim Ngân08/05/2025

Xét nghiệm huyết thanh thường được chỉ định để đo lượng sắt có trong máu người bệnh, đồng thời dựa vào kết quả cũng giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây thiếu máu và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Việc duy trì lượng sắt đủ đáp ứng bên trong cơ thể là cách đảm bảo các cơ quan hoạt động ổn định, ngược lại nếu nồng độ sắt có thay đổi bất thường cơ thể sẽ phản ứng ngay qua các bệnh lý, lúc này việc xét nghiệm huyết thanh sẽ giúp bác sĩ định lượng lượng sắt hiện có, từ đó đánh giá được thiếu hụt sắt có phải là nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng thiếu máu hay không. Vậy xét nghiệm huyết thanh là gì? Dấu hiệu nào cho thấy cơ thể đang bị thiếu hoặc dư sắt? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây, mọi người cùng theo dõi nhé.

Xét nghiệm huyết thanh là gì?

Xét nghiệm huyết thanh được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu bị thiếu máu hoặc có các chỉ số xét nghiệm máu bất thường,  để xác định lượng sắt còn trong máu hoặc nồng độ sắt gắn với transferrin - một loại protein trong máu đóng vai trò vận chuyển sắt đến các cơ quan trong cơ thể.

Sắt được đo là dạng sắt tự do, dạng vận chuyển kết hợp với Transferrin và dạng dự trữ Ferritin. Mẫu xét nghiệm huyết thành sẽ lấy mẫu máu khi tiêm tĩnh mạch và bệnh nhân nên nhịn ăn sáng để lấy máu trước 10 giờ sáng, vì lúc này lượng sắt huyết thanh đạt nồng độ cao nhất.

Xét nghiệm huyết thanh là gì? Biểu hiện cơ thể khi thiếu hoặc dư sắt 1
Xét nghiệm huyết thanh thường được chỉ định khi có các dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu hoặc kết quả các xét nghiệm máu bất thường

Biểu hiện thiếu sắt hoặc dư sắt của cơ thể

Như đã đề cập việc xét nghiệm huyết thanh thường được chỉ định khi người bệnh có các dấu hiệu thiếu hoặc dư sắt bao gồm:

Triệu chứng cơ thể bị thiếu sắt

  • Thở nhanh, ngắn kèm theo cảm giác đau tức ngực, khó thở khi hoạt động thể lực.
  • Cơ thể thiếu tập trung, mệt mỏi, da xanh xao và niêm mạc nhợt nhạt.
  • Nhịp tim nhanh, cảm giác hồi hộp và các triệu chứng đặc trưng khác như rụng tóc, móng dễ bị ong lõm hình vòng muỗng và dễ gãy, đau lưỡi, hội chứng thèm ăn những thứ không phải đồ ăn PICA và viêm gai lưỡi.
Xét nghiệm huyết thanh là gì? Biểu hiện cơ thể khi thiếu hoặc dư sắt 2
Những bất thường về hô hấp, tinh thần và tim mạch là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu hoặc dư sắt

Triệu chứng cơ thể bị dư sắt

Ngược lại với biểu hiện thiếu sắt, cơ thể sẽ có các dấu hiệu sau nếu bị dư sắt, bao gồm:

  • Rối loạn tình dục ở nam giới;
  • Thường bị đau bụng, đau khớp và gặp các vấn đề về tim mạch;
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu năng lượng vận động.

Dù là biểu hiện thiếu sắt hay dư sắt, nếu cảm thấy bản thân có những thay đổi bất thường đề cập như trên, ngoài việc thăm khám kịp thời, chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cũng giúp cải thiện sớm tình trạng này.

Xét nghiệm huyết thanh là gì? Biểu hiện cơ thể khi thiếu hoặc dư sắt 3
Tình trạng dư thừa sắt trong cơ thể có thể làm xuất hiện các cơn đau xương khớp

Ý nghĩa của việc xét nghiệm huyết thanh

Nồng độ sắt huyết thanh dao động bình thường ở nam giới từ ​​70 - 190 μg/dL (tương đương 12,5 – 34,1 μmol/L) và 60 - 190 μg/dL (hay 10,7 – 34,1 μmol/L) đối với nữ giới. Vì thế nếu nồng độ sắt huyết thành thực tế thấp hoặc cao hơn mức trung bình trên, khả năng cao cơ thể đang cảnh báo một số bệnh lý cụ thể ở từng trường hợp như:

Trường hợp nồng độ sắt giảm 

Nồng độ sắt giảm có thể bệnh nhân mắc chứng thiếu máu thiếu sắt, suy giáp, suy dinh dưỡng, hội chứng thận hư, mất máu qua đường tiêu hóa, đường tiết niệu, nhiễm trùng mãn tính,... giai đoạn cần nhu cầu sắt tăng cao nhưng cơ thể không đáp ứng được như phụ nữ có thai, đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi có viêm nhiễm xuất hiện, vì thế kết quả xét nghiệm huyết thành cần đi cùng với xét nghiệm TIBC.

Xét nghiệm huyết thanh là gì? Biểu hiện cơ thể khi thiếu hoặc dư sắt 4
Nồng độ sắt huyết thanh cao hay thấp đều là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải một số vấn đề sức khỏe cụ thể

Trường hợp nồng độ sắt tăng

Ngược lại nồng độ sắt huyết thanh cũng có lúc giảm thực tế do cơ thể hấp thụ nhiều sắt hoặc bổ sung chất sắt không đúng cách và có thể lý giải qua một số bệnh lý trong trường hợp nồng độ sắt tăng như thiếu máu tan huyết (hồng cầu bị vỡ hàng loạt và giải phóng nồng độ sắt lớn).

Bên cạnh đó khi nồng độ sắt tăng cũng có thể lý giải qua việc mắc các bệnh như suy gan, viêm gan cấp, ngộ độc sắt, truyền máu nhiều lần và thường bác sĩ phải kết hợp xét nghiệm sắt với một số xét nghiệm khác như xét nghiệm transferrin, xét nghiệm khả năng gắn sắt tối ưu và phân tích tế bào máu để xác định chính xác nồng độ sắt trong cơ thể.

Ngoài ra bạn đọc cũng cần lưu ý một số yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ sắt trong huyết thanh như:

  • Cơ thể bị thiếu ngủ, gặp căng thẳng nhiều ngày khiến lượng sắt trong máu bị giảm tạm thời.
  • Sử dụng các chất kích thích rượu, ma túy, thuốc tránh thai, thuốc cefotaxim, chloramphenicol,...
  • Sử dụng thuốc metformin, testosterone, ACTH và aspirin với liều lượng lớn.
  • Tình trạng sưng viêm và tăng lipid máu cũng làm giảm nồng độ sắt.
  • Sử dụng nhiều thực phẩm giàu sắt, thuốc, vitamin B12 hoặc vừa truyền máu trước khi thực hiện xét nghiệm huyết thanh. 
Xét nghiệm huyết thanh là gì? Biểu hiện cơ thể khi thiếu hoặc dư sắt 5
Nồng độ sắt huyết thanh tăng cao hơn mức bình thường có thể do nhiều nguyên nhân

Cách thực hiện xét nghiệm sắt huyết thanh

Xét nghiệm huyết thanh cũng được thực hiện giống quy trình xét nghiệm máu, cụ thể:

Đầu tiên nhân viên y tế sẽ dùng kim tiêm nhỏ lấy máu ở vùng tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay để phân tích. Lúc này người được lấy máu sẽ có cảm giác đau nhẹ hoặc cảm giác như kiến cắn trong 1 vài giây ngắn.

Xét nghiệm huyết thanh cũng yêu cần người thực hiện nên nhịn ăn trước thời điểm lấy máu ít nhất 12 tiếng và không sử dụng các thực phẩm bổ sung sắt trước đó từ 1 - 2 ngày để không ảnh hưởng đến kết quả.

Trước khi lấy máu người bệnh nên nhịn ăn sáng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác

Một số lưu ý khi xét nghiệm sắt huyết thanh

Nồng độ sắt khi xét nghiệm có thể thay đổi  phụ thuộc vào thực phẩm chức năng có chứa sắt và chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của bạn. Tuy  nhiên trước khi xét nghiệm bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cần nhịn ăn vào buổi sáng để lấy máu xét nghiệm.

Đồng thời bác sĩ cũng chia sẻ và tư vấn cho bạn nên ngừng dùng loại thuốc nào có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm như thuốc kháng sinh, thuốc estrogen và thuốc tránh thai.

Như vậy, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sắt bên trong cơ thể thông qua kết quả xét nghiệm huyết thanh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt hoặc dư thừa sắt bên trong cơ thể. Song song đó người bệnh cũng cần được việc duy trì một chế độ đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, đặc biệt là sắt để phục hồi sức khỏe nhanh nhất. Ngoài ra nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về xét nghiệm cũng như các lịch tiêm vắc xin từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, hãy liên hệ với đội ngũ Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 để nhận hỗ trợ nhanh nhất nhé. 

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN