Tiêm mũi DPT có sốt không? Vắc xin DPT giúp tăng cường miễn dịch nhưng cũng có thể gây sốt nhẹ đến trung bình do cơ thể phản ứng với thành phần của vắc xin. Tình trạng này thường không đáng lo ngại và có thể tự hết sau 1 - 2 ngày. Vậy tiêm mũi DPT có sốt không và cách chăm sóc trẻ sau tiêm như thế nào để giảm khó chịu? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.
Tiêm mũi DPT có sốt không?
Tiêm mũi DPT có sốt không là nỗi lo lắng của nhiều người. Tiêm mũi DPT có thể gây sốt, với khoảng 50 - 80% trẻ gặp phản ứng này, thường kéo dài 1 - 2 ngày. Đây là vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, được tiêm nhắc lại khi trẻ 15 - 18 tháng sau các mũi 5 trong 1. Phản ứng sốt nhẹ dưới 38,5°C thường xuất hiện sau 2 - 6 giờ sau tiêm. Ngoài sốt, trẻ có thể bị sưng đau tại chỗ tiêm, đau cơ hoặc dị ứng nhẹ. Phụ huynh có thể hạ sốt bằng thuốc phù hợp, điều chỉnh nhiệt độ phòng, mặc đồ thoáng và chườm lạnh vùng tiêm để giúp trẻ dễ chịu hơn.
/tiem_mui_DPT_co_sot_khong_2_a79c6ac836.jpg)
Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng
Trẻ em sau khi tiêm phòng vắc xin DPT hay bất kì vắc xin nào khác có thể gặp tình trạng sốt. Để hạ sốt cho bé sau khi tiêm, cha mẹ cần:
Hạ sốt cho trẻ
Nếu trẻ bị sốt sau tiêm, cha mẹ nên theo dõi nhiệt độ thường xuyên, tốt nhất là đo ở nách bằng nhiệt kế thủy ngân. Sốt nhẹ từ 38 - 39°C không đáng lo ngại, nhưng cần chú ý các dấu hiệu như phát ban hay co giật.
Để hạ sốt, có thể chườm ấm bằng khăn mềm thấm nước ấm, lau vùng bẹn và nách để giúp giãn lỗ chân lông, thải nhiệt. Việc dùng thuốc hạ sốt không được khuyến cáo thường quy, nhưng có thể dùng paracetamol với liều phù hợp theo cân nặng và tuổi. Không tự ý dùng ibuprofen hoặc các thuốc khác nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Theo dõi và chăm sóc trẻ
Việc theo dõi và chăm sóc trẻ, cha mẹ cần để ý các biểu hiện của con về:
- Giấc ngủ và ăn uống: Trẻ có thể quấy khóc, ăn kém hoặc bỏ bú do khó chịu sau tiêm. Cha mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động, chia nhỏ cữ bú và bổ sung thực phẩm dinh dưỡng nếu trẻ ăn dặm để tăng sức đề kháng.
- Nhịp thở: Cần quan sát nhịp thở của trẻ, nếu thấy dấu hiệu bất thường như thở khò khè, lõm ngực, thở yếu thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.
- Chăm sóc vết tiêm: Nếu vùng tiêm bị sưng đỏ, không đắp bất cứ vật gì lên để tránh nhiễm trùng. Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát để tránh cọ xát vào vết tiêm.
- Mặc đồ rộng, thoáng: Khi trẻ sốt, nên cho trẻ mặc đồ thoáng, thấm hút mồ hôi tốt để giúp cơ thể dễ hạ nhiệt.
/tiem_mui_DPT_co_sot_khong_3_64ac6079c8.jpg)
Tác dụng của vắc xin DPT
DPT là vắc xin phối hợp chứa giải độc tố bạch hầu, uốn ván và vi khuẩn ho gà (toàn tế bào hoặc vô bào) đã bất hoạt, được hấp phụ trên tá chất Aluminium phosphate, giúp phòng ngừa ba bệnh truyền nhiễm là bạch hầu, ho gà và uốn ván. Có thể nói đây là 3 căn bệnh gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ vì:
Bạch hầu
Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến hầu họng, thanh quản, mũi và đôi khi xuất hiện trên da hoặc niêm mạc khác. Bệnh vừa mang tính nhiễm trùng vừa nhiễm độc, với tổn thương nghiêm trọng chủ yếu do ngoại độc tố của vi khuẩn. Bạch hầu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh, người lành mang khuẩn hoặc qua đồ vật nhiễm chất bài tiết của họ.
Uốn ván
Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn do Clostridium tetani, một loại trực khuẩn sinh nha bào phổ biến trong môi trường, gây ra. Vi khuẩn này tiết độc tố tetanospasmin, ức chế chất dẫn truyền thần kinh và gây co cứng cơ đặc trưng. Do nha bào C. tetani tồn tại rộng rãi trong tự nhiên và đường tiêu hóa người, động vật, uốn ván không thể bị loại trừ hoàn toàn. Bệnh không lây từ người sang người.
Ho gà
Ho gà do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, lây lan qua các hạt chất tiết từ người bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 6 - 21 ngày, thường là 7 - 10 ngày. Bệnh khởi phát với triệu chứng nhẹ ở đường hô hấp trên (giai đoạn viêm long), sau đó xuất hiện ho kéo dài, kèm theo các cơn ho kịch phát và tiếng thở rít đặc trưng (giai đoạn ho cơn), thường dẫn đến nôn ói. Bệnh nhân ít hoặc không sốt. Triệu chứng giảm dần trong nhiều tuần đến vài tháng (giai đoạn hồi phục). Ở trẻ em, ho gà có thể kéo dài 6 - 10 tuần.
/tiem_mui_DPT_co_sot_khong_1_aca6e8bdc7.jpg)
Trẻ không nên tiêm vắc xin DPT trong trường hợp nào?
Vắc xin DPT chống chỉ định với trẻ có tiền sử phản ứng mạnh sau liều tiêm trước hoặc với vắc xin DPT-VGB-Hib, viêm gan B, Hib, bao gồm:
- Sốt cao trên 39°C kèm co giật.
- Dấu hiệu tổn thương não/màng não, tím tái, khó thở trong vòng 48 giờ sau tiêm.
- Co giật (có hoặc không kèm sốt) trong vòng 3 ngày sau tiêm.
- Khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 24 giờ sau tiêm.
- Trương lực cơ giảm dần trong vòng 48 giờ kể từ khi tiêm.
- Viêm não hoặc vấn đề thần kinh nghiêm trọng sau mũi tiêm trước.
- Ngoài ra, nên hoãn tiêm nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc mắc bệnh cấp tính.
/tiem_mui_DPT_co_sot_khong_4_aa576fb430.jpg)
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc tiêm mũi DPT có sốt không đến quý vị độc giả. Tiêm mũi DPT có thể gây sốt nhưng đây là phản ứng bình thường cho thấy cơ thể đang tạo miễn dịch. Phụ huynh không cần quá lo lắng, chỉ cần theo dõi trẻ, chăm sóc đúng cách và hạ sốt khi cần. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời.
Tiêm vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván là biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cơ thể khỏi ba bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín, cung cấp vắc xin chính hãng, bảo quản theo tiêu chuẩn GSP, đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng. Tại đây, khách hàng được thăm khám sàng lọc kỹ lưỡng, tư vấn tận tình và trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp. Để sắp xếp lịch hẹn, xin vui lòng liên hệ hotline miễn phí 18006928.