Rốn của trẻ sơ sinh thường rụng sau 10 - 14 ngày kể từ khi chào đời. Tuy nhiên, nếu vùng rốn bị ướt kèm theo biểu hiện tiết dịch, có mùi hôi hoặc sưng đỏ thì có thể liên quan đến các vấn đề về nấm, vi khuẩn hoặc dị tật bẩm sinh. Việc nhận diện sớm nguyên nhân và chăm sóc đúng cách là rất cần thiết để phòng tránh biến chứng.
Vì sao rốn trẻ sơ sinh bị ướt? Những nguyên nhân ba mẹ không nên bỏ qua
Sau khi chào đời, dây rốn của trẻ sẽ được cắt và để lại một đoạn ngắn khô đen trên bụng. Quá trình rụng rốn thường diễn ra trong khoảng 10 - 14 ngày sau khi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, một số trường hợp ba mẹ có thể thấy rốn trẻ sơ sinh bị ướt rỉ dịch hoặc có mùi lạ. Đây có thể là dấu hiệu bất thường do nhiều nguyên nhân gây ra.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị ướt ba mẹ không được chủ quan:
Nhiễm nấm candida
Candida là loại nấm thường phát triển mạnh ở những vùng da ẩm và ấm. Khi rốn trẻ sơ sinh chưa khô hoàn toàn và tiếp xúc môi trường ẩm ướt, nấm có thể xâm nhập gây ngứa, đau rát và mùi hôi khó chịu. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến rốn tiết dịch trước khi rụng.

Nhiễm khuẩn vùng rốn
Sau khi rụng rốn, nếu không được chăm sóc đúng cách, vùng rốn rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Biểu hiện thường gặp là rốn sưng đỏ, tiết dịch vàng như mủ và có mùi hôi. Một số trẻ có thể sốt nhẹ, quấy khóc hoặc bỏ bú. Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm khuẩn có thể lan rộng, gây biến chứng nặng.
Ống niệu quản không đóng kín
Đây là một dị tật hiếm gặp xảy ra khi ống nối giữa bàng quang thai nhi và dây rốn không đóng hoàn toàn sau sinh. Khi đó, dịch từ bàng quang có thể rò rỉ ra vùng rốn gây ẩm kéo dài và mùi hôi. Trường hợp này cần được thăm khám và can thiệp y tế sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Việc theo dõi sát sao tình trạng rốn trong những tuần đầu đời là rất quan trọng. Nếu thấy rốn trẻ có dấu hiệu ướt bất thường, ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt đúng cách và an toàn
Trong những tuần đầu đời, rốn là vùng nhạy cảm cần được chăm sóc đặc biệt. Khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt kèm theo các dấu hiệu như tiết dịch, có mùi hôi hoặc sưng đỏ, nhiều phụ huynh thường lo lắng và không biết xử lý ra sao cho đúng cách.
Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc rốn tại nhà và dấu hiệu nhận biết khi cần đưa trẻ đi khám.
Chăm sóc rốn tại nhà bằng nước muối sinh lý
Khi phát hiện rốn bé bị ướt nhẹ, ba mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh vùng rốn. Dùng bông gòn thấm nước muối rồi lau nhẹ nhàng xung quanh chân rốn từ 3 - 4 lần mỗi ngày. Sau đó thấm khô bằng khăn sạch hoặc gạc vô trùng để giữ vùng rốn luôn khô thoáng.

Nếu bác sĩ chỉ định thuốc làm khô rốn, ba mẹ cần dùng đúng liều lượng và cách bôi theo hướng dẫn. Tránh để thuốc lan ra vùng da lành để không gây kích ứng. Trong quá trình chăm sóc, cần hạn chế để tã cọ vào vùng rốn nhằm tránh tổn thương hoặc nhiễm trùng.
Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Nếu rốn bé tiết dịch vàng kéo dài, có mùi hôi hoặc kèm theo sưng đỏ thì có thể đã xảy ra nhiễm trùng. Trong trường hợp này, ba mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Nhiễm trùng rốn nếu không được xử lý kịp thời có thể lan vào máu gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ sinh non có hệ miễn dịch yếu.
Nếu nguyên nhân do nấm, bác sĩ sẽ kê thuốc chống nấm phù hợp. Trường hợp nhiễm khuẩn sẽ được điều trị bằng thuốc mỡ kháng sinh. Riêng nếu rốn ướt kéo dài do ống niệu quản không đóng kín, bé có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa.
Nhìn chung, việc chăm sóc rốn đúng cách và theo dõi sát sao các biểu hiện bất thường là cách tốt nhất để phòng tránh biến chứng và bảo vệ sức khỏe trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đời.

Biện pháp chăm sóc giúp phòng ngừa tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt
Rốn là vị trí nhạy cảm, dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được chăm sóc đúng cách trong những ngày đầu sau sinh. Khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm và biến chứng nguy hiểm. Do đó, ba mẹ nên áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ vùng rốn của bé:
- Không ngâm trẻ trong chậu tắm mà nên lau người nhẹ nhàng để tránh làm ướt rốn.
- Tránh dùng xà phòng hay sữa tắm tiếp xúc trực tiếp lên vùng rốn.
- Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc hoặc vệ sinh rốn cho bé.
- Mặc quần áo và sử dụng tã mềm thoáng để tránh ma sát gây tổn thương vùng rốn.
- Tuyệt đối không kéo cuống rốn khi chưa rụng tự nhiên.
- Sau khi rốn rụng cần giữ vùng rốn luôn khô ráo sạch sẽ.
Nếu thấy rốn tiết dịch vàng, có mùi hôi hoặc dấu hiệu sưng đỏ, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Tóm lại, khi thấy rốn trẻ sơ sinh bị ướt, ba mẹ không nên chủ quan vì tình trạng này có thể dẫn đến viêm rốn hoặc nhiễm trùng huyết nếu không xử lý kịp thời. Ba mẹ cần theo dõi sát sao những biểu hiện bất thường và giữ rốn bé luôn khô ráo sạch sẽ. Khi có dấu hiệu ướt kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn hướng xử lý phù hợp và an toàn nhất.

Ngoài việc chăm sóc rốn đúng cách, ba mẹ cũng nên chủ động bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bằng cách tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp đầy đủ các loại vắc xin dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bao gồm vắc xin vắc xin viêm gan B, vắc xin cúm mùa, vắc xin viêm não Nhật Bản, vắc xin 4 trong 1, vắc xin 6 trong 1... Tại Long Châu, phụ huynh sẽ được tư vấn lịch tiêm phù hợp và theo dõi sức khỏe bé trong suốt quá trình tiêm chủng để đảm bảo an toàn và hiệu quả phòng bệnh cao nhất.