Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở ống tai ngoài, thường gây đau nhức, sưng tấy và tiết dịch. Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp giảm triệu chứng, hạn chế viêm nhiễm lan rộng và hỗ trợ quá trình hồi phục. Tuy nhiên, không ít người còn lúng túng hoặc thực hiện sai cách, dẫn đến tai dễ bị tổn thương nặng hơn.
Tổng quan về viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại niêm mạc của ống tai ngoài, chủ yếu do vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập và phát triển. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm tai ngoài có thể lan rộng, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm tai ngoài ác tính hoặc lan vào tai giữa khi vi khuẩn vượt qua màng nhĩ. Chính vì vậy, việc can thiệp y tế và chăm sóc phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh.
Theo số liệu thống kê, viêm tai ngoài ảnh hưởng tới khoảng 1 - 3% dân số mỗi năm, với hơn 95% trường hợp được xác định là thể cấp tính. Bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 7 đến 12, người cao tuổi và phân bố gần như đồng đều giữa nam và nữ.

Một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị viêm tai ngoài hiệu quả chính là làm sạch tai đúng cách. Vệ sinh tai hợp lý giúp loại bỏ dịch tiết, mảnh vụn hoặc vảy bong trong ống tai - những yếu tố tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Nhờ đó, các triệu chứng viêm được cải thiện và nguy cơ nhiễm trùng lan rộng được hạn chế. Việc tìm hiểu cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài không chỉ giúp hỗ trợ điều trị mà còn góp phần phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài
Để hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm và ngăn ngừa biến chứng, việc thực hiện đúng cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài là hết sức quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết mà bạn có thể áp dụng tại nhà.
Làm sạch vùng tai ngoài
Phần vành tai là nơi dễ tích tụ bụi bẩn và dịch tiết, đồng thời cũng là cửa ngõ dẫn các tác nhân gây bệnh vào sâu bên trong. Vì thế, cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài cần bắt đầu từ bước dùng khăn mềm thấm nước ấm, lau nhẹ nhàng xung quanh vành tai để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và dịch mủ nếu có. Sau đó, bạn có thể xoắn nhẹ mép khăn để lau tiếp phần ống tai ngoài, giúp làm sạch dịch tiết, máu hoặc mảnh vụn tế bào.

Làm sạch ống tai ngoài
Phần ống tai có cấu trúc phức tạp với nhiều rãnh nhỏ nên việc làm sạch cần được thực hiện cẩn trọng. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý, nhỏ 3 - 4 giọt vào ống tai, rồi nhẹ nhàng xoa vành tai để dung dịch tiếp xúc niêm mạc tai. Đợi khoảng 5 - 10 giây, sau đó nghiêng đầu để dịch chảy ra ngoài và lau khô bằng khăn sạch.
Nếu bác sĩ chỉ định thuốc nhỏ tai kháng sinh, bạn thực hiện tương tự, đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và tần suất theo đơn. Đây cũng là một phần quan trọng trong cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài an toàn và hiệu quả.
Kết hợp vệ sinh mũi họng
Tai, mũi, họng có mối liên hệ chặt chẽ qua các ống thông nên vi khuẩn từ tai có thể lan sang các vùng này. Do đó, một cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài toàn diện không thể thiếu việc làm sạch mũi và họng.
Bạn nên rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý loãng để loại bỏ dịch nhầy và mảng bám. Sau khi xì sạch mũi, nhỏ thêm vài giọt nước muối sinh lý chuyên dụng để giữ ẩm và tạo lớp màng bảo vệ đường hô hấp trên.

Việc thực hiện đúng cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn hỗ trợ rút ngắn thời gian hồi phục, giảm nguy cơ tái phát và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý khi vệ sinh tai trong viêm tai ngoài
Khi áp dụng cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài, bạn cần đặc biệt thận trọng để tránh làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn và giúp quá trình hồi phục nhanh chóng, an toàn. Một số lưu ý quan trọng bao gồm:
- Không sử dụng vật nhọn, bông ngoáy tai hoặc các dụng cụ cứng để đưa sâu vào trong tai. Việc này dễ gây tổn thương niêm mạc ống tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập sâu hơn, làm viêm lan rộng hoặc gây thủng màng nhĩ.
- Nên thực hiện vệ sinh tai tối thiểu 2 lần/ngày, đặc biệt là trước khi nhỏ thuốc điều trị (thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm) và sau khi tắm để loại bỏ dịch tiết, tế bào chết, đồng thời giữ ống tai thông thoáng.
- Hạn chế tối đa nước tiếp xúc với tai khi tắm hoặc gội đầu. Bạn có thể sử dụng nút tai mềm hoặc bông tẩm vaseline để bảo vệ tai không bị nước vào, giúp môi trường trong tai luôn khô ráo, giảm nguy cơ viêm kéo dài.
- Luôn tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc nhỏ tai, thuốc kháng sinh hoặc các loại dung dịch vệ sinh nếu chưa có sự tư vấn y tế, tránh nguy cơ phản tác dụng hoặc khiến bệnh phức tạp hơn.
- Theo dõi sát các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị như đau nhức tăng dần, chảy mủ có mùi hôi, sốt cao hoặc chóng mặt. Khi gặp những biểu hiện này, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.
- Kết hợp chăm sóc tai với vệ sinh mũi họng đúng cách, vì tai - mũi - họng có liên thông với nhau, việc giữ vùng mũi họng sạch sẽ sẽ hỗ trợ phòng ngừa viêm lan tỏa hoặc tái phát.

Thực hiện cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài đúng cách và tuân thủ đầy đủ các lưu ý quan trọng không chỉ giúp làm sạch dịch tiết, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm phát triển mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục và hạn chế biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp chăm sóc toàn diện vùng tai - mũi - họng và tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình vệ sinh hay điều trị, nên chủ động thăm khám y tế kịp thời để được can thiệp đúng cách.
Tiêm vắc xin đầy đủ, đặc biệt là vắc xin phế cầu và cúm, giúp nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp - yếu tố gián tiếp làm tăng khả năng viêm tai ngoài. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp vắc xin chính hãng, quy trình tiêm an toàn với đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm. Gọi tổng đài miễn phí 1800 6928 để được tư vấn và đặt lịch tiêm kịp thời.