icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Nguyên nhân gây sùi mào gà ở lưỡi và cách phòng ngừa hiệu quả

Mỹ Hạnh05/04/2025

Bệnh sùi mào gà ở lưỡi do virus HPV lây truyền qua đường tình dục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các triệu chứng của bệnh có thể giống với nhiệt miệng, khiến nhiều người khó nhận biết và chậm trễ trong việc điều trị, dẫn đến nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Sùi mào gà ở lưỡi, còn gọi là mồng gà hoặc mụn cóc ở lưỡi. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, không phân biệt độ tuổi. Do đó, không nên chủ quan trước những tác hại mà nó gây ra. Hãy cùng Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Khái quát về bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Sùi mào gà ở lưỡi là một bệnh truyền nhiễm do virus HPV gây ra, chủ yếu lây lan qua tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục nhiễm virus hoặc qua nước bọt khi có vết thương hở trong miệng, lưỡi, cổ họng.

Virus HPV có thể gây ra các nốt mụn thịt ở nhiều vị trí trên cơ thể, với các dạng sùi mào gà khác nhau. Riêng ở lưỡi, bệnh thường xuất hiện dưới ba dạng:

  • Sùi mào gà thông thường: Thường gặp ở trẻ em, xuất hiện trên môi, lợi, lưỡi và có thể tự biến mất trong vòng 2 năm.
  • U nhú dạng vảy ở lưỡi: Là những khối u lành tính, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất trong độ tuổi 30 - 50.
  • Sùi mào gà ở lưỡi: Lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục bằng miệng, có màu hồng hoặc trắng, bề mặt giống súp lơ, xuất hiện trên lưỡi, môi hoặc sàn miệng.

Virus HPV chủng 16 thường là nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi, đồng thời cũng là tác nhân gây ra hầu hết các loại ung thư ở miệng. Khi sùi mào gà xuất hiện ở lưỡi, bệnh thường có xu hướng phát triển với các triệu chứng rõ ràng, đặc biệt khi tình trạng bệnh tiến triển.

tim-hieu-ve-sui-mao-ga-o-luoi-2

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Sùi mào gà ở lưỡi thường liên quan đến quan hệ tình dục không an toàn, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác. Các con đường lây nhiễm phổ biến bao gồm:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng: Người khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh khi quan hệ bằng miệng với người mắc sùi mào gà ở bộ phận sinh dục hoặc khi hôn người bị sùi mào gà ở miệng.
  • Lây nhiễm gián tiếp: Xảy ra khi tay chạm vào mụn sùi mào gà rồi đưa lên miệng, tạo điều kiện cho virus xâm nhập. Ví dụ, cắn móng tay có thể vô tình đưa virus HPV từ ngón tay vào miệng. Nếu có vết thương hở, virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và theo máu đến lưỡi.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Khi sức đề kháng kém, cơ thể dễ bị nhiễm HPV và tăng nguy cơ phát triển bệnh ở nhiều bộ phận, bao gồm lưỡi.
  • Những đối tượng có nguy cơ cao: Người có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, thường xuyên quan hệ bằng miệng, nam giới (tỷ lệ cao hơn nữ giới), người sử dụng rượu bia thường xuyên, người có hệ miễn dịch yếu bẩm sinh hoặc mắc bệnh như HIV/AIDS.
tim-hieu-ve-sui-mao-ga-o-luoi-4

Những triệu chứng điển hình của sùi mào gà ở lưỡi

Những nốt sùi trên lưỡi là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sùi mào gà ở lưỡi. Tuy nhiên, do vị trí mọc ở lưỡi và vòm họng nên người bệnh thường khó phát hiện. Các nốt sùi này có màu trắng hoặc hồng, bề mặt gồ ghề, lồi lõm và đôi khi có màu đỏ nếu xuất hiện ở khu vực lưỡi và vòm họng.

Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu, vướng víu, ngứa ngáy, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, thậm chí cảm giác đau rát khi nhai hoặc uống nước.

Tùy từng trường hợp, nốt sùi có thể mọc riêng lẻ hoặc kết thành từng mảng, trông giống như mào gà hoặc bông súp lơ nhỏ. Khi chạm vào, có thể thấy mủ chảy ra.

tim-hieu-ve-sui-mao-ga-o-luoi-5

Ngoài ra, sùi mào gà ở lưỡi thường bị nhầm lẫn với nhiệt miệng, khiến việc phát hiện và điều trị bệnh bị chậm trễ. Khi nhận ra, bệnh thường đã tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn.

Phân loại sùi mào gà ở lưỡi

Dựa vào các dấu hiệu nhận biết, sùi mào gà ở lưỡi có thể được phân loại như sau:

Dạng u nhú hình vảy

Đây là một trong những dạng sùi mào gà phổ biến nhất ở lưỡi, với những đặc điểm đặc trưng:

  • Hình dạng: Nốt sùi có dạng mảng vảy cá, bề mặt gồ ghề, sần sùi, có thể mọc đơn lẻ hoặc kết thành cụm.
  • Màu sắc: Thường có màu hồng nhạt hoặc trắng, nhưng cũng có thể có màu đỏ hoặc nâu.
  • Kích thước: Đa dạng, từ vài milimet đến vài centimet.
  • Triệu chứng: Gây cảm giác khó chịu, vướng víu, ngứa ngáy trong miệng. Khi nốt sùi có kích thước lớn, người bệnh có thể gặp đau rát khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt.

Dạng mụn cóc (mụn cơm)

Dạng này thường gặp do nhiễm HPV type 2 hoặc 4, ít phổ biến ở vùng miệng nhưng vẫn có thể xuất hiện ở lưỡi.

  • Hình dạng: Tổn thương có hình dạng giống hạt cơm, tròn đều, nhẵn hoặc hơi sần, thường mọc riêng lẻ hoặc thành cụm.
  • Màu sắc: Trắng, hồng nhạt; đôi khi trùng màu với niêm mạc hoặc màu nâu nhẹ.
  • Kích thước: Nhỏ, thường dưới 1 cm.
  • Triệu chứng: Không gây đau nhưng có thể gây cảm giác vướng víu trong miệng, nhất là khi tổn thương ở vị trí tiếp xúc thường xuyên khi nhai hoặc nói.

Bệnh Heck

Là một thể tăng sản biểu mô khu trú lành tính, do HPV type 13 và 32 gây ra. Thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đặc điểm của bệnh:

  • Hình dạng: Xuất hiện nhiều nốt sùi nhỏ, gồ nhẹ, ít dày sừng, thường gặp ở môi, niêm mạc má, lưỡi.
  • Màu sắc: Nốt sùi có màu trắng, hồng nhạt hoặc đỏ.
  • Kích thước: Đa dạng, từ vài milimet đến vài centimet.
  • Vị trí: Thường mọc ở mặt trên lưỡi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở mặt dưới lưỡi, rìa lưỡi hoặc vòm họng.
  • Triệu chứng: Gây khó chịu, vướng víu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp.

Bướu Condyloma acuminata

Là dạng tổn thương đặc trưng do HPV type 6, 11 (đôi khi là type 2) gây ra. Dù thường gặp ở cơ quan sinh dục, các tổn thương có thể lan đến vùng miệng và lưỡi qua quan hệ tình dục bằng miệng.

  • Hình dạng: Có dạng mụn cóc, gai nhọn, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm. Kích thước dao động từ vài milimet đến vài centimet. Bề mặt sần sùi, gồ ghề.
  • Màu sắc: Trắng, hồng nhạt hoặc nâu.
  • Vị trí: Thường xuất hiện ở lưỡi, môi, má và vòm họng.
  • Triệu chứng: Không gây đau đớn nhưng có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, chảy dịch hoặc chảy máu khi bị cọ xát, ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp.

Điều trị sùi mào gà ở lưỡi

Một số trường hợp sùi mào gà có thể tự biến mất mà không cần điều trị, nhưng quá trình này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Mặc dù sùi mào gà ở lưỡi thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây khó chịu, đặc biệt nếu kích thước lớn hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện.

Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà ở lưỡi, bao gồm:

Phương pháp dùng thuốc

Phương pháp này thường được áp dụng cho các nốt sùi có kích thước nhỏ. Một số loại thuốc phổ biến:

  • Axit trichloroacetic: Được chứng minh có hiệu quả trong điều trị sùi mào gà ở lưỡi. Việc bôi thuốc ba lần mỗi ngày có thể giúp loại bỏ sùi mào gà trong khoảng 45 ngày.
  • Imiquimod: Thường dùng để điều trị sùi mào gà trên da, nhưng cũng mang lại hiệu quả và khả năng dung nạp tốt khi sử dụng trên lưỡi.

Tuy nhiên, phương pháp dùng thuốc chỉ giúp kiểm soát sự phát triển và lây lan của virus HPV chứ không tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh, dẫn đến nguy cơ tái phát cao.

tim-hieu-ve-sui-mao-ga-o-luoi-1

Phương pháp đốt điện

Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp nốt sùi lớn, lan rộng. Sử dụng dòng điện tần số cao để đốt cháy nốt sùi mào gà, nhưng có thể gây đau, để lại sẹo và khiến vết thương lâu lành. Ngoài ra, đốt điện không đảm bảo loại bỏ hoàn toàn virus HPV.

Phương pháp ALA - DPT hiện đại

Phương pháp ALA – PDT (Aminolevulinic Acid – Photodynamic Therapy) là một trong những kỹ thuật điều trị tiên tiến hiện nay, được ứng dụng trong xử lý các tổn thương do virus HPV gây ra, bao gồm cả sùi mào gà ở vùng miệng và lưỡi.

Ưu điểm nổi bật của phương pháp ALA – PDT bao gồm:

  • Tiêu diệt tế bào nhiễm HPV một cách chọn lọc, hạn chế tái phát.
  • Ức chế sự tăng sinh bất thường của mô bệnh lý.
  • Ít gây đau, không xâm lấn, không để lại sẹo.
  • Kích thích tái tạo mô và phục hồi nhanh chóng vùng niêm mạc bị tổn thương.

Với những ưu điểm vượt trội về hiệu quả và tính an toàn, ALA – PDT đang được xem là một trong những lựa chọn điều trị ưu tiên trong các trường hợp sùi mào gà tại vùng khoang miệng, đặc biệt là lưỡi.

Sùi mào gà ở lưỡi có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Do đó, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, mỗi người nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, kiểm tra và phát hiện kịp thời, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_5eeb7f570b

17.286.310đ

/ Gói

17.834.300đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN