Việc mang thai trong khi nhiễm virus viêm gan B khiến nhiều bà mẹ lo lắng cho sức khỏe của con. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách.
Viêm gan B lây sang con có nguy hiểm không?
Viêm gan B là một bệnh do virus HBV gây ra, có thể lây qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó, lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh là con đường phổ biến và nguy hiểm nhất.
Theo thống kê từ Cục Y tế dự phòng, có tới 90% - 95% các trường hợp mẹ nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang con nếu không được can thiệp đúng cách. Điều đặc biệt nguy hiểm là 90% trẻ sơ sinh bị lây từ mẹ sẽ trở thành người mang virus mạn tính, và trong số đó có khoảng 25% sẽ có nguy cơ bị xơ gan hoặc ung thư gan trong tương lai.
Không những thế, nếu bà mẹ nhiễm virus trong giai đoạn cấp tính khi đang mang thai, nguy cơ sinh non, nhẹ cân, vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ tăng cao. Với các bà mẹ bị viêm gan B mạn tính, nguy cơ tiểu đường thai kỳ và băng huyết sau sinh cũng tăng lên đáng kể.
Vì vậy, việc phát hiện sớm và có hướng xử lý phù hợp là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy mẹ bị viêm gan B làm sao để con không bị?

Mẹ bị viêm gan B làm sao để con không bị?
Khi được chẩn đoán viêm gan B, nhiều người mẹ lo lắng đặt câu hỏi: Mẹ bị viêm gan B làm sao để con không bị? Tin vui là với các biện pháp dự phòng hiện nay, nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con có thể giảm xuống nếu thực hiện đúng hướng dẫn.
Trường hợp bệnh nhân bị viêm gan B và có kế hoạch mang thai
Đối với phụ nữ mắc viêm gan B nhưng chưa mang thai, việc điều trị bệnh ổn định trước khi thụ thai là bước quan trọng. Theo Bệnh viện Từ Dũ, phụ nữ nên kiểm tra các chỉ số như HBsAg, HBeAg và HBV DNA để đánh giá nguy cơ lây nhiễm. Nếu có chỉ định điều trị, cần được điều trị bằng thuốc an toàn cho thai kỳ như. Đồng thời, theo dõi định kỳ các chỉ số men gan, tải lượng virus, và đánh giá chức năng gan.

Trường hợp bệnh nhân đang mang thai và mắc viêm gan B
Với phụ nữ đã mang thai, các bước xử lý sẽ tùy thuộc vào tình trạng viêm gan và giai đoạn bệnh.
Nếu đang điều trị viêm gan B:
Thai phụ cần được đánh giá lại loại thuốc đang sử dụng. Một số thuốc như Peg-interferon không nên dùng trong thai kỳ, nên được thay thế bằng các loại thuốc an toàn hơn theo chỉ định bác sĩ. Nếu đã có đáp ứng tốt (HBV DNA âm tính, HBeAg chuyển âm), cần có chỉ định rõ từ bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị hiệu quả tiếp theo.
Nếu phát hiện HBsAg dương tính lần đầu trong thai kỳ:
Cần làm thêm các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh. Nếu có chỉ định, bắt đầu điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ từ tuần thứ 28 của thai kỳ là thời điểm tối ưu để giảm tải lượng virus, hạn chế nguy cơ lây cho con (WHO khuyến cáo nên tiêm TDF cho phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV có tải lượng HBV cao (≥ 5,3 log10 IU/mL; hoặc ≥ 200000 IU/mL) từ tuần thứ 28).

Tiêm phòng cho con cũng là yếu tố then chốt
Bên cạnh đó một câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi mẹ bị viêm gan B làm sao để con không bị là tiêm phòng đúng cách cho trẻ sơ sinh. Cụ thể:
- Ngay sau sinh trong vòng 24 giờ đầu, trẻ cần được tiêm huyết thanh kháng viêm gan B (HBIG) tại phòng sinh.
- Tiêm mũi đầu vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
- Tiếp tục hoàn thành phác đồ tiêm chủng theo lịch hẹn của bác sĩ.
Nếu thực hiện đầy đủ các bước này, hiệu quả phòng lây truyền từ mẹ sang con có thể ở mức tốt.
Lợi ích và hiệu quả của vắc xin viêm gan B
Bên cạnh câu hỏi mẹ bị viêm gan B làm sao để con không bị nhiều người cũng quan tâm đến hiệu quả của vắc xin viêm gan B. Vắc xin viêm gan B hiện nay là một trong những loại vắc xin hiệu quả nhất, được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng ngay từ sơ sinh.
Vắc xin quan trọng vì:
- Ngăn chặn virus từ giai đoạn sớm: Việc tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ đầu sau sinh giúp hệ miễn dịch của trẻ kịp thời nhận diện và tiêu diệt virus trước khi nó phát triển trong cơ thể.
- Giảm nguy cơ thành viêm gan mạn tính: Trẻ sơ sinh bị lây nhiễm HBV có nguy cơ cao trở thành người mang virus suốt đời. Vắc xin giúp ngăn ngừa điều đó ngay từ đầu.
- Phòng ngừa biến chứng lâu dài: Khi đã được bảo vệ khỏi viêm gan B, nguy cơ trẻ mắc xơ gan, ung thư gan trong tương lai sẽ giảm đáng kể.

Không thể phủ nhận rằng viêm gan B là một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt khi xảy ra trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, người mẹ hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ con mình khỏi nguy cơ lây nhiễm. Câu hỏi mẹ bị viêm gan B làm sao để con không bị không còn là điều khiến các bà mẹ lo lắng, bởi y học hiện nay đã có đầy đủ công cụ để ngăn chặn con đường lây truyền này.
Phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B cần được theo dõi sức khỏe định kỳ, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời đảm bảo trẻ sơ sinh được tiêm chủng đúng lịch ngay sau sinh. Đây là biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa lây truyền virus từ mẹ sang con một cách hiệu quả.
Để đảm bảo hiệu lực phòng ngừa của vắc xin, người dân nên chủ động tiêm phòng vắc xin viêm gan tại các cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng uy tín. Để được tư vấn và đặt lịch tiêm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, vui lòng liên hệ số điện thoại 1800 6928.