Mực là loại hải sản giàu dinh dưỡng lại thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, mẹ bầu ăn mực được không, mực có phù hợp với cơ thể của mẹ bầu không thì không phải ai cũng đã biết rõ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin giúp giải đáp các thắc mắc trên một cách chi tiết, mời bạn đọc chú ý theo dõi.
Mẹ bầu ăn mực được không? Mực có an toàn cho mẹ bầu không?
Mẹ bầu ăn mực được không và mực có an toàn đối với sức khỏe của mẹ bầu không? Câu trả lời là được, mực ống an toàn và có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của mẹ bầu. Cụ thể:
Cung cấp dưỡng chất cho thai nhi
Mực là thực phẩm cung cấp nguồn omega-3 cực kỳ dồi dào và cần thiết cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra, bên trong mực còn có vitamin E, B12, protein cùng các khoáng chất như kẽm, đồng, sắt, selen,... đều là những dưỡng chất không thể thiếu trong thai kỳ. Do đó, các chị em hãy cân nhắc thêm mực vào thực đơn dinh dưỡng, giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Tăng cường hệ miễn dịch thai kỳ
Mang thai là giai đoạn cơ thể chị em có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch suy yếu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các thành phần trong mực có thể giúp kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch rất tốt, đặc biệt là khả năng vô hiệu hóa các loại vi khuẩn và virus có hại. Điều này như một lần nữa khẳng định mực là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai, các chị em có thể ăn mực mà không lo ngại bất cứ vấn đề gì.
/me_bau_an_muc_duoc_khong_can_luu_y_gi_khi_lua_chon_va_che_bien_muc_ong_1_de7f673eb5.png)
Hỗ trợ chống oxy hóa hiệu quả
Các chất polysacarit có trong mực có khả năng chống lại các gốc tự do. Vì vậy, ngoài giá trị về dinh dưỡng, mực còn có chứa thành phần chống oxy hóa tốt, chống lại các gốc tự do hiệu quả. Đây là một trong những cơ chế cần thiết và quan trọng đối với cơ thể để phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là các căn bệnh hiểm nghèo.
Trên thực tế, các mẹ bầu vẫn truyền tai nhau kinh nghiệm về dinh dưỡng thai kỳ. Đó là chỉ ăn các loại hải sản có vỏ và các loại cá có chứa ít thủy ngân. Mặc dù mực không thuộc loại hải sản có vỏ thế nhưng loại hải sản này cũng không có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Một con mực cỡ trung bình chỉ có chứa khoảng 0,024 PPM tức là một phần triệu hàm lượng thủy ngân. Đây là con số thấp nên nếu các mẹ bầu ăn mực vài lần một tuần thì cũng không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mực an toàn đối với sức khỏe mẹ bầu.
Ăn mực trong 3 tháng đầu thai kỳ có được không?
Tam cá nguyệt đầu, tức 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn đặc biệt quan trọng, các mẹ bầu phải tuyệt đối thận trọng, giữ gìn sức khỏe một cách cẩn thận nhất có thể. Vậy nên, không ít các chị em có quan niệm khắt khe về thực phẩm. Mực cũng vì vậy mà vô tình bị liệt kê vào danh sách các loại thực phẩm không nên ăn, phần lớn là do quan niệm dân gian “đen như mực”.
Vì mực có chứa hàm lượng thủy ngân thấp, an toàn đối với sức khỏe. Mặt khác, loại thực phẩm này có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Vậy nên, các mẹ có thể ăn mực trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
/me_bau_an_muc_duoc_khong_can_luu_y_gi_khi_lua_chon_va_che_bien_muc_ong_2_c7f9b0cc2c.png)
Nên ăn mực với lượng bao nhiêu?
Mặc dù mực đã được chứng minh là an toàn và tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, không nên vì thế mà các chị em ăn món hải sản này tùy thích hoặc ăn quá nhiều lần. Mỗi tuần, các chị em chỉ nên thêm mực vào thực đơn dinh dưỡng từ 2 đến 3 bữa. Thực đơn các bữa ăn còn lại nên đa dạng và phong phú các loại thực phẩm để cung cấp thật nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ, giúp con yêu khỏe mạnh.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai luôn cần ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm tươi nguyên. Hãy chọn mực tươi thay vì mực khô vì mực tươi có hàm lượng dưỡng chất cao và an toàn với đối với sức khỏe của mẹ, thai nhi.
/me_bau_an_muc_duoc_khong_can_luu_y_gi_khi_lua_chon_va_che_bien_muc_ong_3_2fdd607905.png)
Ngoài ra, các mẹ cũng nên lắng nghe cơ thể mình. Nếu sau khi ăn mực cảm thấy khó tiêu, đầy bụng hoặc có biểu hiện dị ứng như nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ, khó thở,… thì nên ngừng ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau, nên việc theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi ăn một loại thực phẩm mới là điều cần chú trọng trong thai kỳ.
Ngoài mực, mẹ bầu có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu omega-3 khác như cá hồi, trứng, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân), rau xanh đậm (như cải bó xôi, cải xoăn), trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt… Sự đa dạng trong bữa ăn không chỉ giúp cung cấp đầy đủ các vi chất thiết yếu mà còn hạn chế tình trạng chán ăn, nghén kéo dài hoặc thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ.
Cần lưu ý gì khi lựa chọn và chế biến mực ống?
Cách chọn mực
Hãy ưu tiên chọn các con mực ống tươi còn sống, còn thấy được hoa văn thay đổi màu sắc liên tục. Phần màu nâu trên con mực sẫm chứ không nhạt và phần màu trắng sẽ giống màu sữa, trắng bóng. Khi sờ thấy thân mực săn chắc và có độ đàn hồi cao. Hãy đặc biệt thận trọng khi lựa chọn mực đông lạnh. Chọn mua mực ở những địa điểm uy tín, đảm bảo mực không bị ôi, nhiễm hóa chất hay để lâu ngày.
Chế biến mực
Chế biến mực thật đơn giản bằng cách hấp, xào,... để giữ được nhiều chất dinh dưỡng trong mực nhất có thể. Hoặc cũng có thể làm mực nướng, thêm gia vị theo đúng sở thích. Tuy nhiên, cần đảm bảo sơ chế sạch và nấu chín mực hoàn toàn. Tránh gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm,...
/me_bau_an_muc_duoc_khong_can_luu_y_gi_khi_lua_chon_va_che_bien_muc_ong_4_49761b7aca.png)
Mẹ bầu ăn mực được không? Câu trả lời là được và mực hoàn toàn phù hợp để thêm vào chế độ dinh dưỡng cho các mẹ bầu ở mức độ vừa phải, hợp lý. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, các chị em đừng quên luyện tập thể dục thường xuyên, khám thai định kỳ và tiêm các loại vắc xin quan trọng như vắc xin phòng cúm, vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà, vắc xin phòng thủy đậu,... đầy đủ. Chúc các chị em sẽ có một thai kỳ suôn sẻ, mẹ tròn con vuông!