icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Mẹ bầu ăn lá lốt được không? Những điều cần lưu ý khi ăn

Thu Thủy06/05/2025

Lá lốt là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, nhưng với mẹ bầu, việc sử dụng thực phẩm này có an toàn và mang lại lợi ích gì hay không? Mẹ bầu ăn lá lốt được không? Cùng tìm hiểu rõ hơn về việc bà bầu có nên ăn lá lốt và những lưu ý cần biết khi sử dụng nhé!

Khi mang thai, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp luôn khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn. Vậy mẹ bầu ăn lá lốt được không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp rõ ràng về vấn đề này, đồng thời gợi ý cách sử dụng lá lốt sao cho an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho thai kỳ.

Bà bầu ăn lá lốt được không?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng lá lốt là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như protein, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt và vitamin C,…

Trong Y học cổ truyền, lá lốt còn được biết đến với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như chống viêm, bảo vệ chức năng gan, hỗ trợ hệ tim mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhờ có hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, loại lá này còn được sử dụng như một bài thuốc dân gian giúp giảm ho, ngừa viêm lợi gây chảy máu chân răng, làm dịu cơn đau đầu, đau lưng hay các triệu chứng viêm sưng.

me-bau-an-la-lot-duoc-khong-nhung-dieu-can-luu-y-khi-an 4.jpg

Vậy bà bầu ăn lá lốt được không? Với những lợi ích như vậy, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng lá lốt trong bữa ăn hàng ngày. Hương thơm dễ chịu của lá không chỉ giúp kích thích vị giác, hỗ trợ tiêu hóa mà còn góp phần giảm cảm giác buồn nôn trong giai đoạn ốm nghén. Bên cạnh đó, khi đang cho con bú, việc ăn lá lốt còn giúp cải thiện lượng sữa mẹ, hỗ trợ nuôi dưỡng em bé tốt hơn.

Những lợi ích sức khỏe khi mẹ bầu ăn lá lốt

Sau khi tìm hiểu bà bầu ăn lá lốt được không, bạn cũng cần biết những lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn lá lốt. Trong Y học cổ truyền, lá lốt được xem là loại thảo dược có tính ấm, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ đang mang thai.

  • Hạn chế táo bón: Táo bón là vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Để cải thiện, mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả đa dạng. Lá lốt, khi được dùng với lượng hợp lý, cũng góp phần hỗ trợ nhu động ruột, giúp làm giảm tình trạng này một cách tự nhiên.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Với đặc tính ấm, lá lốt giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu. Không những thế, hương thơm đặc trưng từ lá lốt còn có thể làm tăng cảm giác ngon miệng, hỗ trợ cải thiện chứng chán ăn thường gặp trong giai đoạn đầu thai kỳ.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa chảy máu chân răng: Nhờ chứa các chất chống oxy hóa, lá lốt có thể giúp mẹ bầu giảm tình trạng viêm nướu và chảy máu chân răng – một vấn đề răng miệng khá thường gặp trong thời gian mang thai.
  • Giảm ho an toàn: Khi bị ho, mẹ bầu thường được khuyến cáo hạn chế dùng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp này, lá lốt được xem là giải pháp lành tính, hỗ trợ làm dịu cơn ho hiệu quả mà không gây tác động tiêu cực đến em bé.
me-bau-an-la-lot-duoc-khong-nhung-dieu-can-luu-y-khi-an 3.jpg

Gợi ý một số món ăn từ lá lốt dành cho mẹ bầu

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể chế biến lá lốt thành nhiều món ăn đa dạng vào thực đơn hàng ngày của mình, vừa giúp thay đổi khẩu vị, vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý món ngon từ lá lốt mà mẹ có thể tham khảo:

Canh cá lóc nấu lá lốt

Nguyên liệu cần có: cá lóc, lá lốt, gừng và hành tím.

Cách nấu: Sau khi làm sạch cá và cắt khúc, ướp cá với nước mắm và hạt nêm. Lá lốt rửa sạch và cắt nhỏ. Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào rồi phi thơm hành tím và gừng, tiếp đến cho cá vào đảo nhẹ đến khi săn lại thì đổ nước vào nấu. Có thể cho thêm một chút giấm bỗng để tạo vị chua nhẹ, thanh mát. Khi cá đã chín, thêm lá lốt vào, đun thêm khoảng một phút rồi tắt bếp.

Thịt bò xào lá lốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: Khoảng 200g thịt bò thái mỏng, lá lốt rửa sạch rồi cắt nhỏ, tỏi băm và hành tây cắt múi cau.

Cách thực hiện: Ướp thịt bò với tỏi cùng các gia vị như muối, tiêu, đường, xì dầu,… trong khoảng 10 phút. Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi rồi cho thịt bò vào xào nhanh tay đến khi chín tới thì lấy ra. Tiếp theo, xào hành tây cho đến khi hơi mềm rồi cho thịt bò cùng lá lốt vào đảo đều, nêm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.

me-bau-an-la-lot-duoc-khong-nhung-dieu-can-luu-y-khi-an 2.jpg

Chả lá lốt nhân thịt heo

Đây là món ăn quen thuộc và rất thích hợp cho mẹ bầu. Nguyên liệu gồm có: thịt nạc vai, mộc nhĩ, lá lốt và hành khô.

Cách làm: Thịt và mộc nhĩ sau khi rửa sạch sẽ được băm nhuyễn, trộn đều cùng gia vị gồm hạt nêm, hạt tiêu rồi để khoảng 10 – 15 phút cho thấm. Lá lốt sau khi rửa sạch và để ráo sẽ được dùng để cuốn nhân thịt. Khi đã cuốn xong, mẹ bầu chiên chả trên chảo với lửa vừa cho đến khi vàng đều hai mặt là hoàn thành

Một số lưu ý khi sử dụng lá lốt trong thời gian mang thai

Qua những món ăn trên, có thể thấy rằng lá lốt không chỉ an toàn mà còn tốt cho sức khỏe mẹ bầu nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tránh dùng lá lốt khi bị nóng trong hoặc nhiệt miệng: Do đặc tính ấm nóng, việc ăn lá lốt trong trường hợp này có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Phải nấu chín kỹ trước khi ăn: Ăn lá lốt sống trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, dễ dẫn đến những biến chứng không mong muốn.
  • Không nên lạm dụng quá nhiều: Tiêu thụ lá lốt với lượng lớn và kéo dài có thể khiến cơ thể bị tích tụ nhiệt, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
me-bau-an-la-lot-duoc-khong-nhung-dieu-can-luu-y-khi-an 1.jpg

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi "Bà bầu ăn lá lốt được không?". Tóm lại, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn lá lốt nếu biết sử dụng với liều lượng hợp lý và chế biến đúng cách. Lá lốt không chỉ giúp cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ trị ho, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tránh lạm dụng và nên tránh dùng khi cơ thể đang bị nóng trong hoặc nhiệt miệng. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu có bất kỳ lo ngại nào trong quá trình sử dụng.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị uy tín chuyên cung cấp dịch vụ tiêm phòng vắc xin an toàn, hiệu quả cho mọi lứa tuổi, giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình. Đặt lịch ngay tại 18006928 để bé được tiêm phòng an toàn và đúng chuẩn nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN