icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

GGT trong xét nghiệm máu là gì? Khi nào cần lo lắng về kết quả xét nghiệm GGT?

Bích Thùy04/07/2025

GGT là một chỉ số men gan quan trọng, thường được sử dụng để đánh giá chức năng gan và phát hiện các tổn thương liên quan đến gan hoặc đường mật. Khi giá trị GGT tăng cao, đây có thể là dấu hiệu cho thấy gan đang gặp vấn đề. Cùng tìm hiểu GGT trong xét nghiệm máu là gì? Khi nào đáng lo ngại?

Chỉ số GGT đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra sức khỏe gan và phát hiện các tổn thương liên quan đến cơ quan này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ GGT trong xét nghiệm máu là gì cũng như mức độ nào được xem là bất thường. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn nắm rõ về chỉ số GGT và ý nghĩa của nó trong việc đánh giá tình trạng gan.

Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì?

Nhiều người không biết chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì? GGT (Gamma Glutamyl Transferase) là một loại enzyme gan quan trọng, cùng với hai men gan khác là AST và ALT. Chỉ số GGT trong máu giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương của gan, đặc biệt trong các trường hợp gan bị ứ mật. Khi gan gặp các vấn đề như viêm, tổn thương do rượu, hoặc ung thư gan, mức GGT thường tăng cao bất thường.

Ngoài ra, chỉ số GGT còn được dùng để phân biệt nguyên nhân gây tăng ALP trong máu. Nếu ALP tăng nhưng GGT vẫn ở mức bình thường, nhiều khả năng vấn đề không nằm ở gan mà liên quan đến bệnh lý về xương.

GGT trong xét nghiệm máu là gì? Khi nào cần lo lắng về kết quả xét nghiệm GGT? 1
Nhiều người không biết chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì?

Khi nào cần lo lắng về kết quả xét nghiệm GGT?

Xét nghiệm GGT thường được chỉ định khi người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến gan như chán ăn, buồn nôn, nôn, vàng da, vàng mắt, chướng bụng, nước tiểu sẫm màu, ngứa da hoặc xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da. Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng rượu bia cũng được khuyến cáo nên kiểm tra chỉ số này.

Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì? GGT trong xét nghiệm máu có ý nghĩa  gì? Chỉ số GGT được xem là bình thường khi ở mức dưới 60 UI/L, tuy nhiên ngưỡng tham chiếu có thể thay đổi tùy theo giới tính:

  • Nữ giới: Chỉ số GGT dao động từ 11 - 50 UI/L;
  • Nam giới: Chỉ số GGT dao động từ 7 - 32 UI/L.

Khi chỉ số GGT vượt quá giới hạn bình thường, có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan hoặc các bất thường khác:

  • Tăng nhẹ: GGT cao hơn giới hạn bình thường từ 1 - 2 lần.
  • Tăng trung bình: GGT cao gấp 2 - 5 lần bình thường.
  • Tăng nặng: GGT vượt quá 5 lần giá trị bình thường.

Những trường hợp này cần được theo dõi sát và có thể cần làm thêm các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân cụ thể.

GGT trong xét nghiệm máu là gì? Khi nào cần lo lắng về kết quả xét nghiệm GGT? 2
Khi chỉ số GGT vượt quá giới hạn bình thường, có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan

Nguyên nhân khiến chỉ số GGT trong máu tăng cao

Khi gan gặp tổn thương, men gan GGT có xu hướng tăng cao tương ứng với mức độ ảnh hưởng. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tăng chỉ số GGT bao gồm:

  • Do bệnh lý: Các bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, cũng như các bệnh toàn thân như đái tháo đường, bệnh tim, viêm tụy,… đều có thể khiến GGT tăng vượt ngưỡng bình thường.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc thường xuyên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thiếu dưỡng chất hoặc lạm dụng thức ăn nhanh có thể gây rối loạn chuyển hóa, từ đó ảnh hưởng đến chức năng gan và làm tăng chỉ số GGT.
  • Lối sống thiếu lành mạnh: Thức khuya, ngủ không đúng giờ, hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,… đều là những yếu tố nguy cơ khiến gan bị quá tải, dẫn đến tổn thương và tăng GGT trong máu.
  • Căng thẳng tâm lý kéo dài: Stress không chỉ ảnh hưởng đến thần kinh mà còn tác động tiêu cực lên hệ miễn dịch và hoạt động của gan, làm men gan GGT tăng cao.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc chuyển hóa qua gan như thuốc chống co giật, thuốc điều trị tim mạch, kháng sinh,… cũng có thể gây ảnh hưởng đến gan và làm tăng chỉ số GGT. 
GGT trong xét nghiệm máu là gì? Khi nào cần lo lắng về kết quả xét nghiệm GGT? 3
Một số loại thuốc chuyển hóa qua gan có thể gây ảnh hưởng đến gan và làm tăng chỉ số GGT

Chi phí và thời gian nhận kết quả xét nghiệm GGT

Chi phí thực hiện xét nghiệm GGT hiện nay khá hợp lý, thường dao động trong khoảng từ 50.000 - 100.000 đồng, tùy thuộc vào từng cơ sở y tế. Mức phí có thể thay đổi theo trang thiết bị, chất lượng dịch vụ và chính sách riêng của mỗi bệnh viện hoặc phòng khám. Để biết chính xác, bạn nên liên hệ trực tiếp với nơi dự định thăm khám để được tư vấn cụ thể.

Về thời gian trả kết quả, thông thường xét nghiệm GGT sẽ có kết quả sau khoảng 24 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu máu. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu thực hiện gói xét nghiệm nhanh, bạn có thể nhận kết quả sớm hơn tùy quy trình của cơ sở thực hiện.

GGT trong xét nghiệm máu là gì? Khi nào cần lo lắng về kết quả xét nghiệm GGT? 4
Mức phí có thể thay đổi theo trang thiết bị, chất lượng dịch vụ và chính sách riêng của mỗi bệnh viện hoặc phòng khám

Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm GGT

Để kết quả xét nghiệm GGT phản ánh chính xác tình trạng chức năng gan, người bệnh cần tuân thủ một số hướng dẫn quan trọng trước khi làm xét nghiệm, bao gồm:

  • Tránh sử dụng một số loại thuốc như Phenytoin, Phenobarbital,… ít nhất 24 giờ trước khi xét nghiệm, vì các loại thuốc này có thể làm tăng mức GGT trong máu, dẫn đến kết quả không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe.
  • Không uống rượu, bia, hoặc dùng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê,…) trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm. Ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm men gan.
GGT trong xét nghiệm máu là gì? Khi nào cần lo lắng về kết quả xét nghiệm GGT? 5
Không uống rượu, bia, hoặc dùng các chất kích thích trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã nắm rõ về GGT trong xét nghiệm máu là gì, ý nghĩa của chỉ số này và khi nào cần đặc biệt lưu ý đến kết quả. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, bạn nên ghi nhớ các lưu ý trước khi thực hiện. Việc xét nghiệm định kỳ, đặc biệt là kiểm tra chỉ số GGT, sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng gan hiệu quả hơn, đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Chủ động tiêm vắc xin là cách đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mang đến dịch vụ tiêm chủng an toàn, chuyên nghiệp với đầy đủ các loại vắc xin cho mọi lứa tuổi. Với đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và quy trình khép kín, Long Châu giúp khách hàng an tâm trong từng mũi tiêm. Đừng chờ đến khi bệnh xảy ra mới lo phòng ngừa – hãy liên hệ ngay Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua tổng đài 1800 6928 để được tư vấn và đặt lịch kịp thời.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN