icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69
dau_hoc_mats1_dab35cf8c7dau_hoc_mats1_dab35cf8c7

Đau hốc mắt là gì? Những vấn đề cần biết về đau hốc mắt

Thu Thảo09/04/2025

Đau hốc mắt là một triệu chứng thường gặp khiến người mắc lo lắng và khó chịu ở vùng mắmắt. Đau hốc mắt có thể là bệnh lý tại mắt hoặc bệnh lý toàn thân biểu hiện tại mắt. Triệu chứng đau hốc mắt sẽ giảm khi điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh. Bài viết sau cung cấp một số thông tin về triệu chứng này.

Tìm hiểu chung về đau hốc mắt

Đau hốc mắt là một tình trạng đau nhức thường được mô tả như một cảm giác nặng nề, đau đớn hoặc khó chịu trong vùng hốc mắt. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt và thường liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau từ các vấn đề về mắt cho đến các bệnh lý khác trong cơ thể. Đau hốc mắt có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng như tăng nhãn áp hoặc viêm dây thần kinh thị, sốt xuất huyết, cúm,... vì vậy việc nhận diện và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Triệu chứng đau hốc mắt

Những triệu chứng của đau hốc mắt

Triệu chứng đau hốc mắt có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

Đau nhức vùng hốc mắt: Cảm giác đau có thể lan tỏa từ hốc mắt ra xung quanh.

Cảm giác nặng nề: Nhiều người cảm thấy như có một vật đè nặng lên mắt.

Nhức đầu: Đau hốc mắt thường đi kèm với các cơn nhức đầu.

Kích ứng mắt: Cảm giác như mắt đang bị kích thích, đau mắt, đỏ mắt hoặc ngứa ngáy.

Rối loạn thị lực: Một số người có thể gặp phải các vấn đề về thị lực như nhìn mờ hoặc nhìn thấy ánh sáng chói.

Chảy nước mắt hoặc khô mắt: Cảm giác mắt có thể chảy nước mắt sống hoặc khô mắt một cách bất thường.

Đỏ mắt: Mắt có thể trở nên đỏ, sung huyết và viêm.

Sưng hoặc phù nề quanh mắt: Khu vực xung quanh mắt có thể bị sưng lên.

Mệt mỏi và khó chịu: Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung vào công việc hoặc các hoạt động hàng ngày.

dau-hoc-mat1.jpg

Tác động của đau hốc mắt với sức khỏe

Đau hốc mắt có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Cảm giác đau đớn không chỉ ảnh hưởng đến khả năng làm việc mà còn ảnh hưởng tinh thần của người bệnh. Khi cơn đau kéo dài, nó có thể dẫn đến căng thẳng và lo âu, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Biến chứng có thể gặp đau hốc mắt

Nếu không được điều trị kịp thời, đau hốc mắt có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:

Tổn thương mắt: Một số nguyên nhân của đau hốc mắt có thể gây tổn thương đến cấu trúc mắt dẫn đến nguy cơ mất thị lực.

Nhiễm trùng lan rộng: Một số tình trạng có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vùng đầu mặt hoặc sức khỏe tổng thể.

Các vấn đề về thần kinh: Đau hốc mắt có thể liên quan đến các bệnh lý thần kinh thị như viêm thần kinh thị, u chèn ép dây thần kinh thị.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Đau hốc mắt đột ngột và dữ dội.
  • Thị lực bị suy giảm hoặc mất thị lực.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, sưng, đỏ, hoặc chảy thị ở mắt.
  • Đau đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, hoặc mất ý thức.

Nguyên nhân gây đau hốc mắt

Nguyên nhân của đau hốc mắt rất đa dạng và có thể bao gồm:

Các vấn đề về mắt:

  • Như viêm kết mạc với kết mạc mắt sưng đỏ, xung huyết, chảy nước mắt và đau trong mắt.
  • Viêm xoang gây đau nặng vùng mũi mặt, đau đầu vùng hốc mắt kèm chảy mũi đục kéo dài.
  • Tăng nhãn áp là tình trạng áp lực trong nhãn cầu gây đau nhức trong mắt.

Bệnh lý hệ thống: Như viêm màng não, bệnh lý về mạch máu hoặc bệnh lý về nội tiết ảnh hưởng đến mạch máu thần kinh ở mắt và gây đau.

Chấn thương: Chấn thương vùng đầu hoặc mặt có thể dẫn đến chảy máu trong hóc mắt, dị vật trong mắt,...

Sốt xuất huyết: Đau hốc mắt là một triệu chứng khá điển hình trong giai đoạn sớm của bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là do virus Dengue gây ra. Cảm giác đau thường nằm sâu trong hốc mắt hoặc sau nhãn cầu, và có thể tăng lên khi cử động mắt.

dau-hoc-mat3.jpg

Nguy cơ mắc phải đau hốc mắt

Những ai có nguy cơ mắc phải đau hốc mắt?

Những người có nguy cơ cao mắc phải đau hốc mắt bao gồm:

Người lớn tuổi: Tuổi tác thường đi kèm với sự suy giảm chức năng mắt.

Người làm việc lâu trong môi trường máy tính: Sử dụng máy tính kéo dài có thể gây mỏi mắt và đau hốc mắt.

Người có tiền sử bệnh lý mắt: Như viêm xoang, viêm giác mạc,...

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải đau hốc mắt

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bao gồm:

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Thiếu ngủ, chế độ ăn uống không cân đối có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mắt.

Stress: Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng cảm giác đau hốc mắt.

Môi trường: Sống trong môi trường ô nhiễm, có nhiều bụi bẩn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.

dau-hoc-mat2.jpg

Phương pháp chẩn đoán và điều trị đau hốc mắt

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau hốc mắt

Chẩn đoán đau hốc mắt thường bắt đầu bằng việc khám lâm sàng và thu thập tiền sử bệnh. Các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như:

Khai thác bệnh sử: Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, thời gian xuất hiện và các yếu tố liên quan để hiểu rõ hơn về tình trạng của bạn.

Khám thực thể: Bao gồm việc sờ nắn hốc mắt và các cấu trúc xung quanh để phát hiện dấu hiệu bất thường.

Đo nhãn áp: Phương pháp này giúp xác định áp lực bên trong mắt.

Soi đáy mắt: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để quan sát đáy mắt, bao gồm võng mạc và dây thần kinh thị giác.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ có khối u, viêm nhiễm hoặc tổn thương cấu trúc sâu trong hốc mắt.

Việc lựa chọn phương pháp xét nghiệm cụ thể sẽ dựa trên triệu chứng và kết quả khám ban đầu. Để có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt.

Phương pháp điều trị đau hốc mắt

Nội khoa

Điều trị nội khoa thường như sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Sử dụng thuốc kháng sinh nếu đau hốc mắt do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh.

Ngoài ra, theo y học cổ truyền Trung Quốc, các phương pháp điều trị nội khoa khác thường bao gồm:

Châm cứu: Phương pháp này giúp cải thiện tuần hoàn máu quanh mắt, kích thích chức năng thần kinh thị giác, tăng cường chức năng và sự phối hợp của cơ mắt, tăng tiết nước mắt và điều chỉnh chức năng cơ mi. Ngoài ra, châm cứu còn giúp điều chỉnh chức năng tạng phủ, tăng cường sự phối hợp giữa toàn thân và mắt, từ đó kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể.

Xoa bóp huyệt vị: Việc xoa bóp các huyệt như Toán Trúc, Tình Minh, Thái Dương và Tứ Bạch có thể giúp giảm đau và cải thiện các triệu chứng liên quan đến mắt. Phương pháp này có thể thực hiện bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng các huyệt này theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, mỗi lần 20 lần, đến khi cảm thấy có cảm giác căng tức nhẹ.

Liệu pháp chườm nóng và xông hơi bằng thảo dược: Sử dụng các thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, thông lạc, bổ dịch và dưỡng âm để xông hơi hoặc chườm nóng vùng mắt, giúp giảm các triệu chứng khô mắt, đau nhức và khó chịu.

Ngoại khoa

Trong một số trường hợp nghiêm trọng như u gây chèn ép cấu trúc trong hốc mắt, gây giảm thị lực thì phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa đau hốc mắt

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến đau hốc mắt

Chế độ sinh hoạt:

  • Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ hoặc rối loạn nhịp sinh học làm gia tăng căng thẳng cho mắt và hệ thần kinh trung ương, có thể dẫn đến hoặc làm nặng thêm tình trạng đau hốc mắt. Người trưởng thành nên ngủ đủ từ 7–8 tiếng mỗi đêm.
  • Giảm thời gian tiếp xúc với màn hình: Sử dụng điện thoại, máy tính, tivi trong thời gian dài gây căng thẳng thị giác và khô mắt. Hãy áp dụng quy tắc 20–20–20: cứ sau 20 phút nhìn màn hình, nhìn ra xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây để thư giãn mắt.
  • Giữ vệ sinh mắt và không gian sống: Đảm bảo tay sạch khi chạm vào vùng quanh mắt, thường xuyên rửa tay và tránh dụi mắt. Không gian sống cần được làm sạch, tránh khói bụi và hạn chế tiếp xúc với hóa chất kích ứng có thể làm viêm niêm mạc mắt.
  • Chườm ấm hoặc chườm lạnh khi cần thiết: Chườm lạnh giúp giảm đau, giảm sưng ở vùng hốc mắt khi có dấu hiệu viêm nhẹ hoặc do nhiễm virus. Chườm ấm thích hợp khi đau liên quan đến tắc tuyến lệ hoặc mỏi mắt.
  • Tập thể dục và thư giãn tinh thần: Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện tuần hoàn máu lên vùng đầu – mặt – mắt, từ đó hỗ trợ làm giảm đau. Bên cạnh đó, thực hành thiền, yoga hoặc kỹ thuật hít thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng, một yếu tố phổ biến gây đau vùng mắt – trán.
  • Bảo vệ mắt khi ra ngoài: Mang kính râm hoặc kính bảo hộ khi đi ngoài trời nắng gắt hoặc làm việc trong môi trường bụi bẩn giúp ngăn ngừa kích ứng mắt, tránh tình trạng khô và mỏi mắt kéo dài.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn thực phẩm giàu vitamin A và beta-carotene: Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thị giác và ngăn ngừa các vấn đề về mắt. Các thực phẩm như cà rốt, khoai lang, rau xanh (rau bina, cải xoăn) chứa nhiều beta-carotene sẽ hỗ trợ bảo vệ mắt và giúp mắt luôn khỏe mạnh.
  • Bổ sung vitamin C và E: Các vitamin này có khả năng chống oxy hóa, giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào mắt khỏi tác động của gốc tự do. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, bưởi, kiwi, và vitamin E có trong hạt hướng dương, hạt chia, và các loại hạt khác.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa omega-3: Omega-3 từ các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá sardine giúp giảm viêm và duy trì độ ẩm cho mắt, từ đó giảm tình trạng khô mắt và đau hốc mắt.
  • Bổ sung kẽm và selen: Kẽm và selen là những khoáng chất quan trọng giúp duy trì chức năng thị giác và giảm nguy cơ các bệnh lý mắt. Các thực phẩm chứa nhiều kẽm và selen bao gồm hải sản, thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt và quả hạch.
  • Uống đủ nước: Mất nước có thể làm khô mắt và tăng nguy cơ đau hốc mắt. Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày giúp duy trì độ ẩm tự nhiên cho mắt và hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Phương pháp phòng ngừa đau hốc mắt hiệu quả

Phương pháp phòng ngừa đặc hiệu:

Nhiều bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, cúm mùa hoặc COVID-19 có thể gây đau hốc mắt như một trong các triệu chứng khởi phát. Việc tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, từ đó phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý gây nhiễm trùng và giảm nguy cơ xuất hiện đau hốc mắt do phản ứng viêm của cơ thể.

Phương pháp phòng ngừa không đặc hiệu:

  • Giảm thời gian tiếp xúc với màn hình và thiết bị điện tử: Sử dụng máy tính, điện thoại hoặc tivi trong thời gian dài có thể gây mỏi mắt, khô mắt và làm tăng nguy cơ đau vùng quanh hốc mắt. Việc nghỉ mắt định kỳ, áp dụng quy tắc 20–20–20, và điều chỉnh ánh sáng làm việc phù hợp sẽ giúp mắt thư giãn, giảm căng thẳng thị giác và phòng ngừa cơn đau.
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ: Thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và làm tăng cảm giác đau, trong đó có đau hốc mắt. Ngủ đủ từ 7–8 tiếng mỗi đêm giúp cơ thể phục hồi, giảm căng thẳng và tăng khả năng điều hòa thần kinh, qua đó hạn chế tình trạng đau vùng mắt.
  • Chăm sóc và bảo vệ mắt đúng cách: Giữ vệ sinh tay sạch sẽ, tránh dụi mắt và sử dụng kính bảo vệ khi ra ngoài trời nắng gắt hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói bụi là các biện pháp cơ bản nhưng hiệu quả để bảo vệ mắt khỏi kích ứng và nhiễm khuẩn. Những yếu tố này thường là nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm và đau hốc mắt.
  • Tập thể dục và giảm căng thẳng tinh thần: Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ đau đầu và đau hốc mắt do co thắt cơ vùng trán – mặt và rối loạn thần kinh. Việc duy trì hoạt động thể chất đều đặn, thực hành yoga, thiền hoặc kỹ thuật thư giãn giúp điều hòa cảm xúc, cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ xuất hiện cơn đau.
  • Chườm ấm hoặc lạnh đúng cách khi có dấu hiệu đau nhẹ: Chườm lạnh có thể giúp giảm viêm và giảm đau trong trường hợp đau hốc mắt do nhiễm siêu vi hoặc viêm nhẹ, trong khi chườm ấm giúp cải thiện lưu thông máu và làm dịu cơ vùng mắt khi đau do mỏi mắt hoặc căng thẳng. Đây là biện pháp đơn giản có thể áp dụng tại nhà khi chưa cần đến điều trị y tế.
  • Thăm khám y tế khi triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng: Đau hốc mắt kèm theo các dấu hiệu như sốt, nhìn mờ, đau đầu dữ dội hoặc buồn nôn có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Việc khám và chẩn đoán sớm giúp xác định nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển và gây biến chứng nguy hiểm.
dau-hoc-mat4.jpg

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

flag
Đức
DSC_00718_b4a73be4c9

1.390.000đ

/ Lọ

/ Lọ

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp

Nghỉ ngơi, chườm ấm/lạnh, massage nhẹ vùng mắt, hạn chế nhìn màn hình lâu và uống đủ nước. Nếu đau hốc mắt kéo dài hoặc có triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân chính xác.

Nếu chỉ do mỏi mắt thì không đáng lo, nhưng nếu kèm theo mờ mắt, đau đầu dữ dội hoặc buồn nôn,... thì cần đi khám ngay.

Có, nếu nguyên nhân không được điều trị kịp thời ảnh hưởng đến các cấu trúc trong mắt hoặc dây thần kinh thị thì người mắc bệnh có thể mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Một số biện pháp như nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau mắt nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự ý điều trị bệnh mà chưa được hướng dẫn về tình trạng bệnh.

Có thể. Nếu đau kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu dữ dội, nhìn mờ, đỏ mắt,... bạn nên gặp bác sĩ.

consultant-background-desktopconsultant-background-mb

Yêu cầu tư vấn

consultant-doctor-mobileconsultant-doctor-desktop

Yêu cầu tư vấn

/

/

Chọn ngày sinh
Gọi 1800 6928 để được bác sĩ tư vấn

VIDEO NGẮN LIÊN QUAN

Sốt xuất huyết Dengue đang có dấu hiệu gia tăng tại nhiều địa phương, đặc biệt khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa. Việc chủ động phòng tránh và nhận biết sớm triệu chứng là yếu tố quan trọng để hạn chế biến chứng nguy hiểm.

alt

Chuẩn bị gì trước khi tiêm chủng là chủ đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Hãy cùng Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu về các thông tin liên quan đến chủ đề này nhé!

alt