Đau bầu ngực kèm theo cảm giác đau nhức, căng tức khi chạm vào là một trong những thay đổi về thể chất có thể nhìn thấy rõ rệt nhất ở các mẹ bầu, nhưng điều này thực tế đã gây ra không ít lo lắng cho các gia đình về việc ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng. Vậy cảm giác đau bầu ngực do các nguyên nhân nào gây ra và cách cải thiện là gì?
Thông tin cần biết về triệu chứng đau bầu ngực khi mang thai
Đau bầu ngực khi bắt đầu hành trình mang thai là dấu hiệu phổ biến của nhiều chị em thường xuất hiện từ những tuần đầu tiên của thai kỳ và có thể kéo dài suốt thai kỳ. Triệu chứng đau bầu ngực sẽ có cảm giác căng tức, đau nhói ở một hoặc hai bên ngực, có thể lan xuống vùng nách và xương ức.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể do sự gia tăng hormone estrogen và progesterone là hai hormone chính kích thích sự phát triển các tuyến sữa làm bầu ngực to và căng hơn, đồng thời cảm giác đau bầu ngực cũng do lưu lượng máu đến ngực tăng cao.
Bên cạnh cảm giác đau bầu ngực, núm vú cũng sẽ nhạy cảm hơn nhiều với nhiều thay đổi như đầu ngực mềm, dễ bị kích thích và ở một số trường hợp có thể tiết một chất lỏng màu vàng hay còn gọi là sữa non (sữa đầu), nên sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày như chạm vào, mặc áo lót, tắm rửa,...

Thời gian đau bầu ngực khi mang thai kéo dài bao lâu?
Nhiều mẹ bầu thắc mắc tình trạng đau bầu ngực sẽ kéo dài trong thai kỳ, thực tế đây là sẽ không có thời gian cụ thể mà sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bầu.
Bình thường cảm giác đau bầu ngực sẽ đỉnh điểm trong 3 tháng đầu thai kỳ, sau đó giảm dần trong 3 tháng giữa và thực tế vẫn có trường hợp ngoại lệ cơn đau hết trong thời điểm thai được 5 tuần. Lưu ý khi ngực mẹ bắt đầu chuyển giai đoạn sản xuất sữa non để tạo sữa cho bé bú, cảm giác đau có thể xuất hiện trở lại.

Cách hỗ trợ giảm đau bầu ngực khi mang thai
Đau tức ngực là một trong những cảm giác khó chịu phổ biến mà mẹ bầu thường gặp phải, và dưới đây là một vài gợi ý giúp mẹ bầu giảm cơn đau và cảm thấy thoải mái hơn:
Hạn chế tác động đến vòng 1: Vì lúc này vòng một rất nhạy cảm nên mẹ bầu cần hạn chế cọ xát, nếu có thể hãy chia sẻ với người thân về tình trạng của mình để được hỗ trợ massage nhẹ nhàng cải thiện cơn đau.
Chườm lạnh hoặc chườm ấm ngực: Bằng túi đá hoặc khăn ấm giúp giảm sưng đau cơn đau tức ngực hiệu quả.
Tắm vòi sen và nước ấm: Là cách giúp mẹ bầu thư giãn và giảm đáng kể cơn đau bầu ngực.
Dùng miếng lót thấm sữa: Sẽ giúp mẹ bầu bảo vệ núm vú nhạy cảm không ma sát với áo ngực ngay cả khi chưa tiết sữa.
Chọn áo ngực có kích thước phù hợp: Mẹ bầu nên ưu tiên những chiếc áo không gọng, làm từ chất liệu mềm mại và có khả năng nâng đỡ tốt để vòng một của mẹ luôn được thoải mái nhất.

Cơn đau bầu ngực như thế nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ?
Bên cạnh cơn đau bầu ngực xuất hiện do các nguyên nhân thay đổi hormone trong thai kỳ và có thể áp dụng một số cách cải thiện như gợi ý, nếu các triệu chứng không thuyên giảm và ngày càng nặng hơn, nghi ngờ liên quan đến các bệnh lý về tiền sản giật, bệnh tim,... như sau mẹ bầu cần đến bác sĩ kiểm tra ngay:
- Buồn nôn, khó chịu và đau nhức vùng ngực dữ dội;
- Khó thở, cảm giác ngực bị chèn ép giữa lặp lại sau vài phút;
- Đau cổ, lưng, một hoặc cả hai bên cánh tay;
- Đổ mồ hôi lạnh, khó thở;
- Cảm thấy choáng váng, có thể ngất xỉu.

Cách chẩn đoán khi mẹ bầu bị đau bầu ngực quá nặng nề
Dưới đây là một số phương pháp phổ biến được chỉ định khi mẹ bầu có biểu hiện đau bầu ngực nghiêm trọng cần được kiểm tra và theo dõi như:
Điện tâm đồ (ECG)
Điện tâm đồ 12 chuyển đạo (ECG) của các phụ nữ mang thai thường sẽ có kết quả bình thường, nhưng ở một số trường hợp mẹ bầu sẽ có thay đổi ở đoạn ST và T và chỉ định tâm đồ sẽ được chỉ định.
Chụp X-quang
Kỹ thuật thường gặp này sẽ chỉ định trong trường hợp mẹ bầu bị phù nề, có dấu hiệu khó thở và có liên quan đến suy tim.
Siêu âm tim qua thành ngực (TTE)
Cách chẩn đoán thường được chỉ định để kiểm tra và đánh giá mức độ đau ngực ở mẹ bầu, qua các thông tin về chức năng tim, cấu trúc tim và huyết động học mà TTE mang đến, bác sĩ có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây đau ngực, đặc biệt phương pháp siêu âm qua thành ngực không phơi nhiễm phóng xạ cho mẹ bầu nên được đánh giá khá an toàn.

Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan)
Chụp CT sẽ được thực hiện khi mẹ bầu nghi bị thuyên tắc phổi, nhưng cách chẩn đoán này bác sĩ sẽ hạn chế tối đa đối với mẹ bầu vì chất phóng xạ trong quá trình thực hiện có nguy cơ cao làm thai nhi bị phơi nhiễm phóng xạ và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Kiểm tra gắng sức
Cách chẩn đoán giúp kiểm tra và chẩn đoán tình trạng thiếu máu cục bộ ở mẹ bầu.
Ngoài các biện pháp giảm đau bầu ngực và chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu, việc chủ động tìm hiểu vắc xin cho mẹ bầu và tuân thủ lịch các mũi tiêm là vô cùng cần thiết. Điều này giúp mẹ không bỏ lỡ bất kỳ mũi tiêm quan trọng nào, từ đó bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về các gói tiêm và mũi tiêm cho bà bầu, hãy liên hệ ngay với đội ngũ Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 để nhận tư vấn và đặt lịch sớm nhất.
Hy vọng qua bài viết trên mọi người sẽ hiểu rõ hơn về triệu chứng đau bầu ngực khi mang thai do sự thay đổi hormone và các tuyến sữa, nhưng nếu mẹ bầu theo dõi và tìm phương pháp cải thiện nhưng vẫn thấy cơn đau ngày càng nặng, cần thăm khám ngay để được chẩn đoán kịp thời.