icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa của chỉ số này như thế nào?

Bích Thùy04/07/2025

Chỉ số LYM là một trong những thông số quan trọng trong xét nghiệm máu, phản ánh tình trạng hoạt động của hệ miễn dịch thông qua số lượng tế bào lympho. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chỉ số này. Vậy chỉ số lym trong xét nghiệm máu là gì? Việc chỉ số này tăng hay giảm có ý nghĩa gì về tình trạng sức khỏe của bạn?

Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu giữ vai trò thiết yếu trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe, đặc biệt là hệ miễn dịch. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của chỉ số lym trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì?

Chắc hẳn không phải ai cũng biết chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì? LYM (viết tắt của Lymphocytes) là chỉ số biểu thị số lượng và tỷ lệ bạch cầu lympho trong kết quả xét nghiệm máu. Đây là một loại tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các yếu tố gây bệnh khác.

Bạch cầu lympho được chia thành hai nhóm chính:

  • Lympho B: Có chức năng tạo ra kháng thể để nhận biết và tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể.
  • Lympho T: Tham gia trực tiếp vào phản ứng miễn dịch bằng cách phát hiện và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus, tế bào ung thư hoặc tế bào lạ khác.

Thông qua chỉ số LYM, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng miễn dịch của cơ thể, từ đó hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi nhiều bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch và huyết học.

Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa của chỉ số này như thế nào? 1
Chắc hẳn không phải ai cũng biết chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì?

Ý nghĩa của chỉ số LYM trong xét nghiệm máu

Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì đã được giải đáp, vậy chúng có ý nghĩa gì? Theo các chuyên gia y tế, chỉ số LYM được coi là bình thường khi nằm trong khoảng 25 - 40% hoặc 1.2 - 4.0 G/l. Khi chỉ số này vượt quá hoặc thấp hơn ngưỡng cho phép, có thể phản ánh những thay đổi nhất định trong tình trạng sức khỏe:

Trường hợp chỉ số LYM tăng:

  • Sự gia tăng tế bào lympho thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng.
  • Trong một số trường hợp, LYM tăng có thể gợi ý sự hiện diện của các bệnh lý như nhiễm virus (viêm gan virus, ho gà), nhiễm khuẩn (lao, nhiễm khuẩn huyết), các bệnh về máu như u lympho, bệnh Hodgkin, hoặc các rối loạn nội tiết như cường giáp.
  • Có nhiều nguyên nhân khiến chỉ số LYM trong máu tăng. Nếu có các biểu hiện như sốt không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài, chảy máu cam, hay xuất hiện vết bầm bất thường, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và theo dõi kỹ hơn.
Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa của chỉ số này như thế nào? 2
Lympho tăng thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng

Trường hợp chỉ số LYM giảm:

  • Lượng lympho thấp trong máu có thể do nhiều yếu tố như sau cảm lạnh, căng thẳng quá mức, luyện tập thể thao cường độ cao, suy dinh dưỡng hoặc ảnh hưởng từ việc dùng thuốc.
  • Khi mức LYM giảm đáng kể, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn như rối loạn tự miễn, bệnh lý thần kinh, bệnh lý di truyền hoặc các nhiễm trùng cấp tính như HIV/AIDS, viêm gan hoặc lao.
Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa của chỉ số này như thế nào? 3
Lượng lympho thấp có thể do nhiều yếu tố như sau cảm lạnh, căng thẳng quá mức,…

Khi nào cần xét nghiệm chỉ số LYM trong máu?

Qua việc tìm hiểu chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì, có thể thấy đây là một thành phần quan trọng phản ánh sức khỏe hệ miễn dịch. Việc xét nghiệm LYM thường được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Đánh giá hoạt động của hệ miễn dịch: LYM là nhóm tế bào đóng vai trò thiết yếu trong cơ chế phòng vệ của cơ thể. Đo chỉ số này giúp bác sĩ nhận biết khả năng miễn dịch của người bệnh trước các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, hoặc ký sinh trùng.
  • Hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý: Khi chỉ số LYM tăng hoặc giảm bất thường, điều đó có thể liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe như nhiễm trùng cấp, nhiễm trùng mãn tính, các rối loạn miễn dịch, bệnh lý di truyền, hay thậm chí là ung thư máu như u lympho hoặc bệnh bạch cầu.
  • Theo dõi quá trình điều trị: Xét nghiệm LYM cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị, đặc biệt trong các bệnh lý miễn dịch, ung thư hoặc nhiễm trùng kéo dài. Bác sĩ sẽ theo dõi sự thay đổi chỉ số này nhằm điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
  • Kết hợp với các xét nghiệm huyết học khác: Chỉ số LYM thường được thực hiện cùng với các xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC), bao gồm số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu trung tính, ái toan, ái kiềm,… nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể về tình trạng huyết học và sức khỏe hệ miễn dịch của người bệnh.
Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa của chỉ số này như thế nào? 4
Đo chỉ số LYM giúp bác sĩ nhận biết khả năng miễn dịch của người bệnh

Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm chỉ số LYM trong máu

Để kết quả xét nghiệm chỉ số bạch cầu lympho (LYM) phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe, người bệnh nên lưu ý một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như sau:

  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc đang dùng có thể làm thay đổi chỉ số bạch cầu trong máu. Vì vậy, bạn cần thông báo đầy đủ với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng (bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng,…). Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu ngưng tạm thời một số thuốc trước khi làm xét nghiệm.
  • Tình trạng ăn uống trước xét nghiệm: Nếu chỉ thực hiện xét nghiệm LYM riêng lẻ, bạn không nhất thiết phải nhịn ăn. Tuy nhiên, nếu kết hợp xét nghiệm với các chỉ số khác như đường huyết, lipid máu,… bạn nên nhịn ăn từ 8 - 12 tiếng trước khi lấy máu để đảm bảo độ chính xác cao nhất.
  • Tránh dùng chất kích thích: Trước khi xét nghiệm, cần kiêng rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác vì chúng có thể làm thay đổi các chỉ số huyết học, bao gồm cả LYM.
Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa của chỉ số này như thế nào? 5
Một số loại thuốc đang dùng có thể làm thay đổi chỉ số bạch cầu trong máu

Các xét nghiệm hỗ trợ chỉ số LYM trong máu

Khi chỉ số LYM trong máu có sự thay đổi bất thường, việc đánh giá đơn lẻ thường không đủ để đưa ra kết luận chính xác. Do đó, bác sĩ sẽ kết hợp với các chỉ số huyết học khác để có cái nhìn toàn diện hơn về hệ miễn dịch cũng như các nguy cơ bệnh lý liên quan. Một số chỉ số thường được xét nghiệm đồng thời bao gồm:

  • WBC (White Blood Cell): WBC cho biết tổng số lượng bạch cầu trong máu, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá toàn diện hệ miễn dịch. Sự thay đổi của WBC thường đi kèm với thay đổi chỉ số của LYM, giúp xác định tình trạng viêm, nhiễm trùng hoặc các bệnh lý huyết học.
  • MONO (Monocyte): MONO chiếm khoảng 4 - 8% tổng số bạch cầu. Chỉ số này thường tăng trong các bệnh lý do virus như bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, hoặc một số bệnh lý tủy xương. MONO thường được phân tích cùng với LYM để hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân nhiễm trùng hay rối loạn hệ miễn dịch.
  • NET (Neutrophil): NET đóng vai trò trong phản ứng miễn dịch cấp tính, đặc biệt khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công. Mức tăng hoặc giảm bất thường của NET có thể liên quan đến nhiễm trùng nặng, suy tủy hoặc bệnh lý tự miễn.
  • BASO (Basophil): Chỉ số BASO ít gặp bất thường nhưng có thể tăng trong các bệnh lý hiếm gặp như bạch cầu mãn dòng hạt hoặc phản ứng dị ứng kéo dài.
  • EOS (Eosinophil): EOS thường tăng cao khi cơ thể gặp phản ứng dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng. Đây là chỉ số quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý miễn dịch và nhiễm trùng đặc biệt.
  • LUC (Large Unstained Cells): LUC thường tăng trong một số tình trạng nhiễm khuẩn, sốt rét hoặc các bệnh về máu như bạch cầu. Chỉ số này thường được xem xét cùng với LYM để đánh giá nguy cơ bệnh lý huyết học.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số LYM trong xét nghiệm máu là gì và vai trò của nó trong việc đánh giá sức khỏe. Nếu cần thực hiện xét nghiệm, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo độ chính xác và nhận được tư vấn phù hợp từ bác sĩ chuyên môn. 

Chủ động tiêm phòng là cách đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn với đầy đủ các loại vắc xin dành cho mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành và phụ nữ mang thai. Với quy trình tiêm an toàn, đội ngũ y tế chuyên nghiệp và dịch vụ chăm sóc tận tâm, Long Châu mang đến sự an tâm trong từng mũi tiêm. Đừng chờ đến khi bệnh xảy ra - hãy đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu ngay hôm nay hoặc gọi 1800 6928 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch nhanh chóng!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN