icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Cần phải làm gì khi mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm​?

Thị Thu04/05/2025

Trong những tuần đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi rõ rệt, trong đó tình trạng mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm khiến không ít mẹ cảm thấy lo lắng. Đây có thể là dấu hiệu bình thường do thai đang làm tổ hoặc tử cung giãn nở, nhưng cũng có thể là cảnh báo cho một vấn đề tiềm ẩn cần được chú ý.

Việc mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm không phải là hiện tượng hiếm gặp và thường khiến mẹ bầu hoang mang không biết có nguy hiểm hay không. Tùy vào mức độ đau và các dấu hiệu đi kèm, tình trạng mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có thể là bình thường hoặc dấu hiệu cần đến bác sĩ thăm khám. Việc hiểu rõ nguyên nhân và biết cách theo dõi kịp thời sẽ giúp mẹ an tâm hơn trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Nguyên nhân của tình trạng mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm

Phụ nữ khi mang thai có thể gặp tình trạng đau bụng vì nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra triệu chứng này ở mẹ bầu:

Do mẹ bị táo bón

Trong thai kỳ, nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu với tình trạng đau bụng và đầy hơi, và một trong những nguyên nhân thường gặp là táo bón. Sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, hoặc sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên dạ dày và ruột. Những yếu tố này làm giảm khả năng tiêu hóa, dẫn đến táo bón và các triệu chứng khó chịu khác.

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp mốc thời gian mẹ bầu cần biết 1
Táo bón là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm

Căng thẳng, mệt mỏi

Căng thẳng và stress có thể là nguyên nhân gây đau bụng hoặc vùng háng ở một số phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Nguyên nhân là do các dây chằng phải giãn ra để hỗ trợ thai nhi phát triển. Các cơn đau thường xuất hiện sau khi mẹ bầu hoạt động thể chất nhiều hoặc trải qua một ngày dài. Thậm chí, thay đổi tư thế như đứng dậy hoặc rời giường cũng có thể dẫn đến cơn đau này.

Mẹ bị đau cơ Braxton - Hicks

Một nguyên nhân khác làm mẹ bầu mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm là các cơn co cơ Braxton - Hicks, thường xảy ra trong giai đoạn chuyển dạ giả. Những cơn đau này có thể xuất hiện từ tuần thứ 37 thai kỳ hoặc thậm chí sớm hơn, với tần suất liên tục. Đau cơ Braxton - Hicks thường đi kèm với các cơn co thắt kéo dài và đau lưng dưới, mặc dù cơn đau thường ở mức độ nhẹ. Nếu tình trạng này kéo dài hơn một giờ hoặc trở nên nghiêm trọng, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra, vì đó có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm.

Các dấu hiệu đau bụng lâm gây nguy hiểm cho mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nghiêm trọng. Việc xác định nguyên nhân cụ thể là rất quan trọng để bà bầu có thể nhận biết và can thiệp kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu đau bụng ở bà bầu mà mẹ cần chú ý.

Thai lạc vị 

Thai lạc vị thường xảy ra khi trứng thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung hoặc trong ống dẫn trứng. Tình trạng này có thể xuất hiện sớm ngay từ tuần thứ 4, hoặc ở tuần thứ 7, bà bầu có thể cảm thấy đau bụng lâm râm. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

  • Đau nhói ở bụng hoặc xương chậu.
  • Ra máu âm đạo, có thể màu đỏ hoặc nâu, kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng.
  • Đau bụng dữ dội khi di chuyển nhiều hoặc ho.
    Nếu không được xử lý kịp thời, thai có thể bị lạc vị hoặc mang thai ngoài tử cung, gây vỡ ối và đe dọa sức khỏe của mẹ.

Đau bụng do sảy thai

Sảy thai là hiện tượng xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo nhiều, có thể nhẹ hoặc nặng.
  • Đau bụng kéo dài từ vài giờ đến nhiều ngày, đau có thể từ nhẹ đến nặng, lan xuống lưng dưới và xương chậu.
    Cơn đau bụng xuất hiện bất ngờ hoặc liên tục, báo hiệu khả năng sảy thai, mẹ bầu cần đi khám ngay để xử lý.
Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp mốc thời gian mẹ bầu cần biết 2
Đau bụng do sảy thai là một trong những tình trạng đau bụng lâm râm nguy hiểm 

Đau bụng do chuyển dạ sớm

Chuyển dạ sớm có thể xuất hiện với các dấu hiệu như:

  • Thay đổi dịch tiết âm đạo, có thể kèm theo máu.
  • Đau bụng liên tục kéo dài, đau lưng dưới.
    Dấu hiệu này đặc biệt nguy hiểm đối với những bà bầu chưa từng gặp phải các cơn đau lưng trước đó.

Đau do nhau thai bị đứt

Đây là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm, với những biểu hiện như:

  • Chảy máu đột ngột hoặc vỡ ối trước khi ra máu.
  • Đau bụng kéo dài và tăng dần.
    Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi và cần được cấp cứu ngay lập tức.

Nhiễm trùng đường tiểu trong thai kỳ

Nhiễm trùng đường tiểu thường gây ra những vấn đề như:

  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu và đau ở vùng bụng dưới.
  • Tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát, nước tiểu có mùi khó chịu.
    Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thận và dẫn đến sinh non. Các triệu chứng nghiêm trọng gồm sốt cao, đau lưng dưới, và nước tiểu có lẫn máu.

Một số hiện pháp giúp làm giảm tình trạng đau bụng của mẹ bầu

Đau bụng là hiện tượng thường gặp ở bà bầu, đặc biệt là trong tuần thứ 7 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu cơn đau không do nguyên nhân nguy hiểm, bà bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm bớt sự khó chịu:

Chế độ ăn uống hợp lý

Thay vì ăn một bữa lớn trong ngày, bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên hiệu quả hơn. Kết hợp với việc hoạt động nhẹ nhàng cũng sẽ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp mốc thời gian mẹ bầu cần biết 3
Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày

Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn uống hằng ngày

Bà bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, cả xơ hòa tan và xơ không hòa tan, để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Việc này sẽ giảm tình trạng táo bón và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa trong suốt thai kỳ.

Hạn chế vận động mạnh và thay đổi tư thế đột ngột

Bà bầu cần tránh các hoạt động cường độ cao hoặc những thay đổi tư thế đột ngột như đứng lên hoặc ngồi xuống nhanh chóng. Các hành động này có thể gây căng cơ và đau bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Sử dụng chườm hoặc tắm nước ấm

Chườm nóng hoặc tắm nước ấm là phương pháp giúp cơ thể thư giãn và giảm bớt cơn đau bụng. Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ nước sao cho phù hợp để tránh gây hại cho thai nhi.

Chọn tư thế ngồi và nằm thoải mái

Việc chọn tư thế nằm hoặc ngồi đúng sẽ giúp giảm đau bụng. Mẹ bầu có thể ngồi nửa nằm hoặc kê cao chân, đặt gối sau lưng để giảm bớt cảm giác đau. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại gối chuyên dụng cho bà bầu để tạo sự thoải mái.

Nghỉ ngơi và tập luyện nhẹ nhàng

Đảm bảo bà bầu có đủ thời gian nghỉ ngơi, đồng thời tham gia các bài tập nhẹ nhàng như yoga hay đi bộ. Điều này sẽ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và hỗ trợ sức khỏe tổng thể trong suốt thai kỳ.

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp mốc thời gian mẹ bầu cần biết 4
Mẹ bầu cần đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi

Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm là một hiện tượng phổ biến mà nhiều bà bầu gặp phải. Tuy nhiên, nếu cơn đau không quá dữ dội và không kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác, bà bầu có thể yên tâm áp dụng các biện pháp giảm đau nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc đi kèm với các dấu hiệu bất thường, bà bầu nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để kiểm tra và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Việc theo dõi tình trạng sức khỏe trong suốt thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi phát triển an toàn ngay từ đầu. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là trung tâm tiêm chủng hàng đầu với quy trình tiêm chủng an toàn, tư vấn tận tâm và nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng. Liên hệ 18006928 để đặt lịch sớm nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN