icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không cùng cách xử lý hiệu quả

Võ Thị Quỳnh Loan24/05/2025

Đau bụng dưới khi mang thai là triệu chứng phổ biến khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Tùy từng thời điểm và biểu hiện kèm theo mà cơn đau có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường hoặc cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng cần can thiệp y tế. Việc nhận biết đúng nguyên nhân và biết cách xử lý phù hợp sẽ giúp mẹ bầu yên tâm hơn trong suốt thai kỳ.

Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi và một trong những triệu chứng thường gặp là đau bụng dưới. Mặc dù phần lớn các cơn đau bụng dưới khi mang thai có thể không gây hại nhưng cũng có trường hợp tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai

Đau bụng dưới khi mang thai là triệu chứng phổ biến trong suốt thai kỳ và có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào. Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc cảnh báo một số vấn đề sức khỏe cần theo dõi. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:

Nhau bong non

Khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung có thể gây căng tức và đau bụng dưới. Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu tùy thuộc vào mức độ bong nhau và thời điểm xảy ra.

Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không cùng cách xử lý hiệu quả 1
Đau bụng dưới khi mang thai có thể do nhau bong non

Thai làm tổ trong tử cung

Trong những tuần đầu của thai kỳ, phôi thai bắt đầu làm tổ có thể gây cảm giác đau âm ỉ vùng bụng dưới. Đây là dấu hiệu sinh lý và thường sẽ biến mất sau khoảng 2 - 3 ngày.

Thai ngoài tử cung

Tình trạng này xảy ra khi phôi thai làm tổ ngoài tử cung, thường là tại vòi trứng. Triệu chứng bao gồm đau bụng dữ dội kèm theo ra máu âm đạo, cần được can thiệp y tế kịp thời.

Thiếu dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa

Khi chế độ ăn không đảm bảo hoặc hormone progesterone tăng cao có thể gây chướng bụng, tiêu hóa kém và đau vùng bụng dưới quanh rốn.

Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không cùng cách xử lý hiệu quả 2
Mẹ bầu nên đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng để tránh đau vùng bụng dưới quanh rốn

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng kèm theo tiểu buốt tiểu rắt hoặc nước tiểu có mùi bất thường. Nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Thai máy

Khi thai nhi bắt đầu chuyển động trong bụng mẹ cũng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy căng tức và đau nhẹ vùng bụng dưới. Đây là dấu hiệu bình thường chứng tỏ thai nhi phát triển tốt.

Căng cơ và dây chằng

Trong tam cá nguyệt thứ hai, tử cung phát triển lớn làm căng các dây chằng xung quanh gây đau khi thay đổi tư thế hoặc ho.

Cơn gò sinh lý và chuyển dạ

Giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ có thể gặp cơn gò Braxton-Hicks hoặc đau do chuyển dạ. Cơn đau có thể lan tỏa không biến mất khi thay đổi tư thế và đi kèm với dịch hồng âm đạo hay tiêu chảy là dấu hiệu chuyển dạ thật sự cần được theo dõi sát.

Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai hay nhói bụng dưới khi mang thai là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu và phần lớn là do các thay đổi sinh lý nên không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý đến những biểu hiện bất thường kèm theo vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nghiêm trọng.

Đau bụng dữ dội kéo dài

Nếu cảm giác đau bụng dưới không thuyên giảm sau vài phút hoặc có xu hướng tăng dần về cường độ thì cần phải đi khám sớm vì có thể liên quan đến các vấn đề sản khoa nguy hiểm.

Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không cùng cách xử lý hiệu quả 3
Bà bầu cần phải đi khám sớm nếu cảm giác đau bụng dưới không giảm

Ra máu âm đạo

Khi có dấu hiệu xuất huyết vùng kín kèm theo đau bụng dưới thì cần nghĩ đến khả năng sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Đây là những tình trạng cần được chẩn đoán và xử trí kịp thời để đảm bảo an toàn cho mẹ.

Buồn nôn và nôn mửa nhiều lần

Dấu hiệu này nếu kéo dài không rõ nguyên nhân có thể liên quan đến thai ngoài tử cung hoặc rối loạn nội tiết trong thai kỳ và cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

Co thắt bụng liên tục

Nếu cơn co thắt xuất hiện đều đặn với mức độ tăng dần và không cải thiện khi nghỉ ngơi thì có thể là dấu hiệu dọa sinh non hoặc sảy thai cần can thiệp y tế càng sớm càng tốt.

Cách xử lý đối với đau bụng dưới mức độ nhẹ khi mang thai

Nếu tình trạng đau bụng dưới khi mang thai chỉ ở mức nhẹ, không kèm theo các triệu chứng bất thường như ra máu âm đạo, sốt cao hoặc buồn nôn dữ dội thì mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để làm dịu cơn đau:

  • Di chuyển nhẹ nhàng để giảm áp lực lên vùng bụng dưới;
  • Tắm bằng nước ấm giúp thư giãn cơ và giảm co thắt;
  • Uốn cong nhẹ người về phía bên bụng bị đau;
  • Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa và tuần hoàn;
  • Nằm nghỉ trong tư thế nghiêng trái để tăng lưu thông máu đến thai nhi;
  • Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới để giảm cảm giác căng tức.
Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không cùng cách xử lý hiệu quả 3
Bà bầu nên uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa và tuần hoàn

Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể dùng thuốc giảm đau an toàn như acetaminophen theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây đau bụng là do nhiễm trùng đường tiết niệu, dọa sinh non hoặc thai ngoài tử cung thì cần đến bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên nên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi quá lâu. Đến những tháng cuối thai kỳ cần ưu tiên nghỉ ngơi để chuẩn bị cho quá trình sinh nở diễn ra an toàn. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến đau bụng dưới, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

Ngoài ra, một trong những việc làm quan trọng để giúp hành trình mang thai của chị em được khỏe mạnh, an toàn đó là không bỏ qua bước tiêm phòng trước khi mang thai. Trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ thường suy giảm nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như rubella, cúm, thủy đậu hoặc viêm gan B

Vì vậy, phụ nữ nên tiêm ngừa theo khuyến cáo của bác sĩ trước khi có kế hoạch mang thai để đảm bảo thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Chị em hãy liên hệ Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn gói vắc xin trước khi mang thai, giúp chị em chuẩn bị hành trình làm mẹ một cách tốt nhất.

Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không cùng cách xử lý hiệu quả 4
Mẹ bầu nên tiêm vắc xin đúng thời điểm để ngăn ngừa biến chứng nặng trong thai kỳ và sau sinh

Đau bụng dưới khi mang thai có thể là hiện tượng sinh lý thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường cần được xử lý kịp thời. Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan cũng không nên quá lo lắng khi gặp triệu chứng này. Việc theo dõi cơn đau kết hợp nghỉ ngơi hợp lý và thăm khám định kỳ sẽ giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra ngay.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN