Sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như sốt cao, phát ban, ho, sổ mũi và mệt mỏi. Nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể kéo dài và gây biến chứng nguy hiểm. Vậy bị sởi làm gì cho nhanh khỏi? Hãy cùng tìm hiểu các biện pháp giúp rút ngắn thời gian hồi phục, giảm nguy cơ biến chứng và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bị sởi làm gì cho nhanh khỏi?
Bị sởi làm gì cho nhanh khỏi? Câu trả lời là chăm sóc bệnh nhân sởi đúng cách. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ triệu chứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Chăm sóc sức khỏe tổng quát
Nếu bạn hoặc con bạn bị sởi, hãy theo dõi tiến triển bệnh và chú ý các dấu hiệu bất thường. Một số biện pháp hữu ích bao gồm:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Cơ thể cần thời gian để hồi phục, vì vậy người bệnh nên hạn chế vận động, tránh các hoạt động quá sức.
- Uống nhiều nước: Bổ sung nước, nước trái cây, trà thảo mộc hoặc dung dịch bù nước (ORS) để tránh mất nước do sốt và đổ mồ hôi.
- Làm ẩm không khí: Sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm kích ứng đường hô hấp, giúp giảm ho và đau họng.
- Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ, giữ ấm khi trời lạnh.
/bi_soi_lam_gi_cho_nhanh_khoi_huong_dan_cham_soc_va_phong_ngua_hieu_qua_f0cc225278.png)
Chăm sóc trẻ bị sởi
Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ mắc sởi cần được chăm sóc đặc biệt để tránh biến chứng:
- Cách ly trẻ, tránh tiếp xúc với người khác để hạn chế lây lan.
- Để trẻ nằm trong phòng thoáng khí, đủ ánh sáng tự nhiên.
- Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý 3 - 4 lần/ngày.
- Cho trẻ uống đủ nước, bổ sung dung dịch bù nước nếu có tiêu chảy.
- Khi trẻ sốt cao, có thể chườm ấm hoặc dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định bác sĩ.
- Không tự ý dùng kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Tăng cường dinh dưỡng giúp nhanh khỏi bệnh
Người mắc sởi thường chán ăn do sốt và tổn thương niêm mạc miệng. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
- Bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: Chất bột đường (gạo, bột), chất đạm (thịt, cá, trứng), chất béo (dầu, mỡ) và vitamin – khoáng chất (rau, củ, quả).
- Chế độ ăn mềm, dễ tiêu: Nấu chín kỹ, chia thành nhiều bữa nhỏ để dễ hấp thu.
- Không kiêng khem quá mức: Tránh suy dinh dưỡng do thiếu hụt vi chất quan trọng.
- Trẻ đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú mẹ thường xuyên hơn để tăng sức đề kháng.
- Bổ sung vitamin A: Giúp bảo vệ mắt và tăng cường hệ miễn dịch.
Chăm sóc da và phòng nhiễm trùng
Sởi có thể gây viêm da và tăng nguy cơ nhiễm trùng, do đó cần chú ý đến việc vệ sinh cơ thể:
- Tắm rửa bằng nước sạch, lau khô người bằng khăn mềm.
- Cắt móng tay, tránh để trẻ gãi làm tổn thương da.
- Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày.
- Nếu có viêm da, không sử dụng xà phòng gây kích ứng.
Việc tuân thủ các biện pháp trên giúp giảm nhẹ triệu chứng và rút ngắn thời gian khỏi bệnh.
/bi_soi_lam_gi_cho_nhanh_khoi_huong_dan_cham_soc_va_phong_ngua_hieu_qua_2_b6d5edda29.png)
Khi nào cần đến bác sĩ?
Mặc dù sởi thường tự khỏi, nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Nếu xuất hiện các dấu hiệu sau, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay:
- Sốt cao kéo dài trên 5 ngày hoặc không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Khó thở, thở nhanh, thở rít, dấu hiệu của viêm phổi do sởi.
- Co giật, lừ đừ, mê sảng có thể liên quan đến viêm não.
- Tiêu chảy nhiều lần kèm mất nước nặng môi khô, mắt trũng, tiểu ít.
- Phát ban tím tái, lan rộng, có dấu hiệu xuất huyết dưới da.
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu.
/bi_soi_lam_gi_cho_nhanh_khoi_huong_dan_cham_soc_va_phong_ngua_hieu_qua_3_67262cafae.png)
Biện pháp phòng ngừa bệnh sởi
Bệnh sởi lây qua đường hô hấp và có khả năng bùng phát thành dịch, do đó, việc chủ động phòng ngừa là vô cùng quan trọng.
Tiêm phòng vắc xin sởi – biện pháp hiệu quả nhất
Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Vắc xin sởi được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng, giúp bảo vệ trẻ em và cộng đồng khỏi nguy cơ mắc bệnh.
- Mũi 1: Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi (vắc xin sởi)
- Mũi 2: Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi (vắc xin sởi - rubella)
Ngoài ra, bạn có thể đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để thực hiện tiêm vắc xin sởi dịch vụ cho trẻ. Long Châu cung cấp vắc xin nhập khẩu từ các nhà sản xuất uy tín, đáp ứng tiêu chuẩn cao của WHO với đa dạng vắc xin sởi kết hợp hoặc vắc xin sởi đơn. Quy trình bảo quản vắc xin hiện đại đảm bảo chất lượng ổn định từ lúc nhập kho đến khi sử dụng. Hứa hẹn sẽ đem đến dịch vụ tiêm chủng an toàn và hiệu quả cho trẻ.
Các biện pháp phòng tránh khác
Một số biện pháp khác như:
- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc sởi: Nếu có người thân bị sởi, cần cách ly và sử dụng khẩu trang để tránh lây lan.
- Tăng cường sức đề kháng: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin A, C, D để tăng cường miễn dịch.
/bi_soi_lam_gi_cho_nhanh_khoi_huong_dan_cham_soc_va_phong_ngua_hieu_qua_4_ae300c86e1.png)
Bệnh sởi có thể gây nhiều khó chịu và nguy cơ biến chứng nếu không được chăm sóc đúng cách. Khi mắc bệnh, việc nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân và theo dõi triệu chứng là rất quan trọng. Nếu có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đi khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Quan trọng nhất, tiêm phòng vắc xin đầy đủ là cách hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh sởi. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết bị sởi làm gì cho nhanh khỏi và cách bảo vệ bản thân cũng như gia đình khỏi căn bệnh này.