icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Bệnh lao phổi có được uống sữa không? Những thông tin cần biết

Ánh Vũ22/05/2025

Lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Căn bệnh không chỉ gây tổn thương phổi mà còn dẫn đến các vấn đề như suy dinh dưỡng, mệt mỏi và giảm sức đề kháng. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc kháng lao, chế độ ăn uống hợp lý là yếu tố không thể thiếu để hỗ trợ phục hồi sức khỏe và nâng cao hiệu quả trong điều trị bệnh lao phổi. Vậy người bệnh lao phổi có được uống sữa không?

Bệnh lao phổi có được uống sữa không là câu hỏi phổ biến của nhiều bệnh nhân đang trong quá trình điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng cho người mắc lao phổi và những lưu ý quan trọng khi sử dụng. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này thì hãy theo dõi hết bài viết dưới đây của Tiêm chủng Long Châu bạn nhé.

Người mắc bệnh lao phổi có được uống sữa không? 

Người bệnh lao phổi có được uống sữa không? Câu trả lời là có. Người mắc bệnh lao phổi có thể và nên uống sữa trong quá trình điều trị, miễn là không có chống chỉ định đặc biệt từ bác sĩ, chẳng hạn như tình trạng không dung nạp lactose hoặc dị ứng với sữa. Sở dĩ, sữa nên có trong khẩu phần dinh dưỡng của người bệnh lao phổi vì đây là nguồn thực phẩm giàu protein, canxi, vitamin D và năng lượng – những dưỡng chất thiết yếu giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường thể trạng và hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng:

  • Sữa là một nguồn cung cấp năng lượng và protein chất lượng cao, giúp bù đắp thiếu hụt dinh dưỡng, tái tạo mô và hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật. Protein trong sữa, đặc biệt là casein và whey, dễ hấp thu và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ bắp, phục hồi các mô tổn thương và kích thích sản xuất kháng thể. Ngoài ra, sữa còn cung cấp các vi chất như kẽm và selen, giúp tăng cường chức năng miễn dịch và giảm viêm – yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ bệnh nhân lao phổi.
  • Sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào, hai dưỡng chất đặc biệt quan trọng cho bệnh nhân lao phổi. Việc sử dụng thuốc kháng lao kéo dài, chẳng hạn như rifampicin hoặc isoniazid, có thể gây ra tình trạng loãng xương hoặc thiếu hụt canxi. Canxi và vitamin D trong sữa giúp củng cố xương, ngăn ngừa nguy cơ gãy xương và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, các axit amin trong sữa như lysine và methionine góp phần phục hồi tế bào tổn thương và duy trì hệ thống miễn dịch. Những dưỡng chất này giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn lao và giảm tác động của các tác nhân gây viêm.

Với những lợi ích sức khỏe nêu trên, sữa không chỉ được phép mà còn được khuyến nghị như một phần của chế độ dinh dưỡng cho người bệnh lao phổi.

Cùng chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Bệnh lao phổi có được uống sữa không? 1
Người mắc bệnh lao phổi có được uống sữa không

Lưu ý khi uống sữa trong quá trình điều trị lao phổi

Bệnh lao phổi có được uống sữa không? Không chỉ có thể mà sữa còn là một phần quan trọng trong chế độ ăn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe nếu sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh lao phổi cần nắm được khi sử dụng sữa trong quá trình điều trị lao phổi, bạn đọc có thể tham khảo:

Không uống sữa quá gần thời điểm dùng thuốc

Một số loại thuốc điều trị lao phổi như Isoniazid hoặc Rifampicin có thể bị giảm hấp thu nếu uống cùng hoặc ngay sau khi uống sữa. Lý do là vì canxi trong sữa có thể tương tác với thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị. Để tránh điều này, bệnh nhân nên uống sữa cách thời điểm dùng thuốc ít nhất 1 – 2 tiếng. 

Cùng chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Bệnh lao phổi có được uống sữa không? 2
Không uống sữa quá gần với thời điểm sử dụng thuốc điều trị lao phổi

Lựa chọn sữa phù hợp

Không phải loại sữa nào cũng phù hợp với mọi bệnh nhân lao phổi. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh lao phổi nên ưu tiên một số loại sữa như:

  • Sữa tách béo hoặc không đường: Phù hợp với người có rối loạn mỡ máu, tiểu đường hoặc cần kiểm soát cân nặng.
  • Sữa công thức giàu năng lượng: Dành cho bệnh nhân suy nhược nặng hoặc có nhu cầu dinh dưỡng cao.
  • Sữa thực vật: Sữa đậu nành, sữa yến mạch hoặc sữa hạnh nhân bổ sung dưỡng chất là lựa chọn tốt cho những người không dung nạp lactose.

Kết hợp sữa với thực phẩm giàu vitamin C để tăng hiệu quả

Vitamin C hỗ trợ tăng cường miễn dịch và cải thiện hấp thu sắt, giúp phòng ngừa thiếu máu – một tình trạng thường gặp ở bệnh nhân lao. Người bệnh có thể kết hợp sữa với các loại trái cây giàu vitamin C như:

  • Cam, bưởi, ổi: Dùng trong các món sinh tố hoặc ăn kèm sau khi uống sữa.
  • Kiwi, dâu tây: Thêm vào sữa chua hoặc sinh tố để tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng.

Việc kết hợp đúng cách sẽ giúp sữa phát huy tối đa lợi ích đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị lao phổi hiệu quả hơn.

Cùng chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Bệnh lao phổi có được uống sữa không? 3
Kết hợp sữa với các thực phẩm giàu vitamin C để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị lao phổi

Tham khảo bác sĩ nếu có không dung nạp lactose

Một số bệnh nhân lao phổi có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa do thiếu men lactase dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy hoặc khó chịu ở dạ dày. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề xuất:

  • Sử dụng sữa không lactose hoặc các sản phẩm từ sữa đã được xử lý để loại bỏ lactose.
  • Thay thế bằng các loại sữa thực vật giàu dinh dưỡng, như sữa đậu nành bổ sung canxi và vitamin D.
  • Bổ sung sữa chua vì sữa chua chứa lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe đường ruột.
Cùng chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Bệnh lao phổi có được uống sữa không? 4
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có tiền sử không dung nạp lactose

Những thực phẩm nên tránh kết hợp cùng sữa khi điều trị lao phổi

Để đảm bảo sữa mang lại lợi ích tối đa, người bệnh cần tránh kết hợp sữa với một số thực phẩm hoặc thuốc dưới đây:

  • Trà, cà phê: Các chất như tanin trong trà hoặc caffeine trong cà phê có thể làm giảm hấp thu canxi từ sữa, gây lãng phí dưỡng chất.
  • Thuốc chứa sắt hoặc kẽm: Nếu bệnh nhân đang dùng các loại thuốc bổ sung sắt hoặc kẽm, nên uống cách xa thời điểm uống sữa ít nhất 2 tiếng để tránh cản trở hấp thu.
  • Thực phẩm giàu axit oxalic: Các loại rau như rau bina, cải bó xôi hoặc củ cải đỏ chứa axit oxalic có thể kết hợp với canxi trong sữa tạo thành kết tủa, làm giảm hiệu quả dinh dưỡng.
Cùng chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Bệnh lao phổi có được uống sữa không? 5
Người bệnh cần tránh kết hợp sữa với các thực phẩm giàu axit oxalic

Bệnh lao phổi có được uống sữa không? Như đã trình bày phía trên, sữa là được khuyến nghị như một phần quan trọng trong chế độ ăn của bệnh nhân lao phổi, miễn là không có chống chỉ định cá nhân như không dung nạp lactose. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý lựa chọn loại sữa phù hợp, uống sữa cách xa thời điểm dùng thuốc và tránh kết hợp với các thực phẩm hoặc thuốc có thể gây tương tác. Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với điều trị y tế đúng cách, sẽ là chìa khóa giúp người bệnh lao phổi phục hồi nhanh chóng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cảm ơn bạn đọc đã dõi theo bài viết sức khỏe hôm nay của Tiêm chủng Long Châu.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN