Giống với nhiều loại trái cây khác, đu đủ cũng được nhiều người yêu thích và lựa chọn vì nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng theo nhiều ý kiến lại có một số tác hại nhất định với một số đối tượng. Vậy mẹ bầu ăn đu đủ chín được không? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về câu hỏi này.
Mẹ bầu ăn đu đủ chín được không?
Khi bước vào hành trình làm mẹ thiêng liêng, bên cạnh việc chú trọng các mũi vắc xin cho mẹ bầu, chế độ dinh dưỡng cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em và câu hỏi: "Mẹ bầu ăn đu đủ chín được không?" đã nhận được không ít sự chú ý.
Câu trả lời là "Có" và đu đủ chín còn là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe cả mẹ bầu lẫn thai nhi, thậm chí đu đủ chín có thể giúp mẹ bầu cải thiện rõ rệt tình trạng ốm nghén thường gặp cùng nhiều lợi ích tuyệt vời khác.

Lợi ích khi ăn đu đủ chín đối với sức khỏe mẹ bầu
Ngoài sở hữu hương vị thanh mát và dịu ngọt, đu đủ còn được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe khi thành phần dinh dưỡng được ước tính trong 100gr bao gồm: 0.47g chất đạm, 1.7g chất xơ, 20mg canxi, 60.9mg vitamin C và 182 mg kali,...
Ngoài ra đu đủ chín còn chứa hàm lượng lớn vitamin E, B, K, canxi, kali, beta-carotene, lutein và lycopen phụ nữ mang thai như:
Tăng cường sức đề kháng nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa
Trong thành phần của đu đủ đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe, cụ thể như:
- Lycopene: Có khả năng giảm các gốc tự do - yếu tố tiềm ẩn nguy cơ ung thư bằng cách loại bỏ lượng sắt dư thừa trong cơ thể.
- Hợp chất beta-carotene: Có trong đu đủ cao hơn rất nhiều so với các loại quả khác, được đánh giá có thể hỗ trợ mẹ bầu phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm.

Giảm nguy cơ bị táo bón
Tình trạng táo bón ở mẹ bầu là vấn đề gần như ai cũng gặp phải và thành phần vitamin B, riboflavin và enzyme papain có trong đu đủ chín đều là rất tốt cho sức khỏe đường ruột và phòng ngừa táo bón, hội chứng ruột kích thích hiệu quả.
Hỗ trợ giảm viêm hiệu quả
Vì chứa rất nhiều chất chống oxy hóa nên đu đủ có khả năng giảm viêm hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bằng cách thêm đu đủ vào chế độ ăn mỗi ngày cho mẹ bầu nói riêng và những người thân trong gia đình nói chung.

Chăm sóc và bảo vệ da khỏi tổn thương
Khả năng chăm sóc và bảo vệ da khỏi những tổn thương của đu đủ khi chứa nhiều chất chống oxy hóa, lycopene và vitamin C, bằng cách ngăn ngừa các gốc tự do, làm chậm lão hóa và quá trình hình thành nếp nhăn, giữ cho làn da luôn săn chắc.
Bổ sung vitamin B cho cơ thể
Đu đủ rất giàu hàm lượng vitamin B, nếu vitamin B1 có nhiệm vụ giúp quá trình chuyển hóa dinh dưỡng diễn ra thuận lợi và bảo vệ tim mạch, vitamin B2 lại làm rất tốt công tác hỗ trợ phát triển thần kinh và chiều cao cho thai nhi.
Cung cấp các khoáng chất
Như đã đề cập các khoáng chất như canxi, magie, kẽm, kali,... có trong đu đủ hỗ trợ mẹ bầu rất tốt trong việc ngăn ngừa thiếu máu, cân bằng điện giải và giảm nguy cơ bị chuột rút.
Bảo vệ khớp
Vitamin C có trong đu đủ chín có thể giúp bảo vệ xương khớp mẹ bầu rất tốt, hỗ trợ phòng ngừa một số triệu chứng đau nhức toàn thân như đau nhức đầu gối, tê cứng các khớp, đau nhức khớp,...

Lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu khi ăn đu đủ chín
Các mẹ bầu ở một số quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Pakistan,... thường được bác sĩ khuyến cáo nên bổ sung đu đủ trong thai kỳ vào chế độ ăn với tần suất khoảng 2 - 3 lần mỗi tuần, mỗi lần một miếng vừa, nhằm mục đích phòng ngừa nguy cơ sảy thai, kèm theo một số lưu ý quan trọng:
Không ăn đu đủ còn xanh, khi ăn cần bỏ hạt và lá
- Nhựa đu đủ chưa chín hoặc gần chín thường có chất papain có thể hoạt hóa prostaglandin và oxytocin - yếu tố làm co thắt tử cung, suy yếu màng ối, tăng khả năng sinh non và ngăn cản sự phát triển của thai nhi.
- Ăn đu đủ chưa chín trong tam cá nguyệt đầu khi nhau thai mới được hình thành có thể dọa sảy thai. Nguy hiểm hơn còn dẫn đến xuất huyết trong nhau thai và xuất huyết nội khi tăng áp lực lên mạch máu gây ra hiện tượng phù và ứ dịch.
- Chất độc carpine có trong hạt và lá đu đủ có thể gây tổn hại lên hệ thần kinh trung ương.

Không ăn quá nhiều đu đủ
- Mẹ bầu nên cân nhắc tần suất ăn đu đủ vì hàm lượng beta-caroten trong đu đủ chín có thể làm mẹ bầu bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân.
- Trong tam cá nguyệt cuối, nếu mẹ bầu ăn nhiều đu đủ chín sẽ kích thích nhu động ruột, gây áp lực lên tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc gây chuyển dạ sớm khi xuất hiện nhiều cơn co thắt tử cung do papain.

Bài viết trên đây hy vọng đã có những giải đáp cụ thể hơn về thắc mắc mẹ bầu ăn đu đủ chín được không, bên cạnh những thông tin tổng hợp về các lợi ích của đu đủ chín đối với phụ nữ mang thai, từ đó có thể giúp mẹ bầu bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé. Ngoài các chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu, nếu bạn đọc còn thắc mắc về lịch tiêm ngừa đầy đủ cũng như các gói tiêm lẻ, hãy liên hệ ngay với đội ngũ y bác sĩ của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 nhé.