Trong số các thực phẩm thường được đưa vào thực đơn, nấm là cái tên gây nhiều tranh cãi vì vừa bổ dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nếu sử dụng sai cách. Vậy bầu 3 tháng đầu có được ăn nấm không? Bài viết dưới đây sẽ đi vào làm rõ hơn cho vấn đề này nhé!
Bầu 3 tháng đầu có được ăn nấm không?
Liệu bầu 3 tháng đầu có được ăn nấm không? Theo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu vẫn có thể sử dụng nấm như một phần trong chế độ ăn hàng ngày. Thực tế, nấm còn được xem là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, góp phần hỗ trợ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chọn lọc kỹ loại nấm và cách chế biến an toàn.

Một số khuyến cáo không nên ăn nấm khi mang thai thường xuất phát từ lo ngại về nguy cơ dị ứng hoặc ngộ độc, kể cả khi là nấm ăn được. Trong trường hợp ngộ độc nhẹ, người ăn có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, buồn nôn và nôn hoặc rối loạn tiêu hóa; nặng hơn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, mẹ bầu cần cẩn trọng khi mua và sử dụng nấm. Nên ưu tiên chọn mua tại các địa chỉ uy tín, đảm bảo rõ nguồn gốc và chỉ nên ăn với lượng hợp lý để đảm bảo an toàn.
Lợi ích của nấm đối với mẹ bầu 3 tháng đầu
Sau khi giải đáp cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu có được ăn nấm không, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về lợi ích của loại thực phẩm này nhé! Nấm là một loại thực phẩm tự nhiên chứa nhiều dưỡng chất có lợi, mang lại một số lợi ích tích cực cho mẹ bầu như:
Cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú
Nấm chứa hàm lượng protein thực vật dồi dào, giúp hỗ trợ quá trình hình thành mô và cơ cho thai nhi. Bên cạnh đó, nấm còn giàu các loại vitamin như nhóm B (B1, B2, B3, B5) – rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất và tăng cường năng lượng, đặc biệt cần thiết trong giai đoạn mẹ thường xuyên mệt mỏi và buồn nôn ở 3 tháng đầu. Ngoài ra, vitamin D tự nhiên có trong nấm cũng hỗ trợ hấp thu canxi hiệu quả hơn, góp phần giúp hệ xương của thai nhi phát triển chắc khỏe.
Ngoài ra, trong nấm còn có chứa nhiều khoáng chất như kali, sắt, kẽm, đồng,... Kali giúp điều hòa huyết áp và hỗ trợ phòng ngừa chuột rút. Sắt có vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu. Trong khi đó, kẽm hỗ trợ hệ miễn dịch và thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào cho thai nhi.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón
Với lượng chất xơ khá cao, nấm có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột và hạn chế tình trạng táo bón. Đây đều là những triệu chứng khó chịu thường xảy ra ở đầu thai kỳ do thay đổi nội tiết tố.
Tăng cường đề kháng tự nhiên
Một số loại nấm như nấm hương, nấm mỡ chứa beta-glucan và chất chống oxy hóa giúp kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt có lợi cho mẹ bầu, bởi sức đề kháng trong thai kỳ thường yếu hơn, dễ mắc cảm cúm hay nhiễm trùng nhẹ.
Một số loại nấm an toàn có thể sử dụng khi mang thai
Dưới đây là những loại nấm phổ biến, giàu dinh dưỡng và được đánh giá là an toàn cho mẹ bầu nếu được chế biến đúng cách:
- Nấm hương (nấm đông cô): Đây là loại nấm giàu protein, chất xơ, vitamin B và đặc biệt là chứa hợp chất beta-glucan giúp tăng cường miễn dịch. Nấm hương còn hỗ trợ ổn định huyết áp và bổ máu, rất thích hợp cho mẹ bầu thiếu máu hoặc hay chóng mặt, mệt mỏi.
- Nấm mỡ: Loại nấm trắng tròn phổ biến này có hàm lượng vitamin D khá cao, hỗ trợ hấp thụ canxi tốt hơn, giúp thai nhi phát triển hệ xương khỏe mạnh. Nấm mỡ cũng dễ tiêu hóa và ít gây kích ứng, phù hợp với người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
- Nấm rơm: Có nguồn gốc từ tự nhiên và thường được trồng ở các vùng quê, nấm rơm giàu chất đạm, kali và chất xơ. Đây là loại nấm rất dễ chế biến, không có mùi nồng và an toàn nếu được nấu chín kỹ.
- Nấm bào ngư: Với kết cấu mềm, dễ ăn và dễ tiêu, nấm bào ngư là lựa chọn tốt cho những mẹ bầu đang ốm nghén hoặc bị táo bón. Nấm này cũng chứa hợp chất giúp kháng khuẩn, hỗ trợ miễn dịch.
- Nấm kim châm: Mặc dù có kết cấu dai hơn, nấm kim châm lại cung cấp nhiều vitamin B3, tốt cho làn da và hệ thần kinh. Tuy nhiên, mẹ bầu nên nấu kỹ để nấm mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn.

Những lưu ý khi ăn nấm trong 3 tháng đầu
Mặc dù nấm là thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng, nhưng nếu sử dụng không đúng cách, mẹ bầu có thể gặp phải một số rủi ro. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, cần lưu ý những điểm sau:
- Chỉ ăn nấm rõ nguồn gốc: Tuyệt đối không ăn nấm hoang dại hay nấm lạ vì có thể chứa độc tố nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
- Chọn nấm tươi, sạch: Nên mua ở nơi uy tín, đảm bảo vệ sinh và không bị dập nát.
- Nấu chín kỹ trước khi ăn: Nấm sống hoặc chưa chín có thể chứa vi khuẩn gây hại. Không nên ăn nấm tái, nấm ngâm dấm hay các món nấm lên men.
- Không ăn quá nhiều: Dù tốt nhưng không nên lạm dụng. Tốt nhất là nên ăn từ 2 – 3 lần mỗi tuần và kết hợp với nhiều thực phẩm khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
- Tránh các loại nấm có thể gây dị ứng: Nếu trước đây mẹ từng bị dị ứng với nấm thì nên tránh trong thai kỳ.

Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu có được ăn nấm không. Nhìn chung, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn nấm trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu lựa chọn đúng loại và chế biến đúng cách. Tuy nhiên, để tránh rủi ro không mong muốn, mẹ bầu nên tuyệt đối nói không với các loại nấm không rõ nguồn gốc, nấm lạ hoặc chế biến chưa chín.
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn khoa học và an toàn trong thai kỳ, mẹ bầu cũng đừng quên tầm quan trọng của việc tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé trước những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, mẹ bầu sẽ được tư vấn lịch tiêm chủng phù hợp, sử dụng vắc xin chính hãng và quy trình tiêm an toàn, nhanh chóng. Đến ngay Trung tâm Tiêm chủng Long Châu gần nhất hoặc liên hệ hotline 18006928 để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhé!