Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế Giới WHO mỗi năm có hơn 1 triệu người tử vong do các biến chứng từ các bệnh truyền nhiễm gây ra, vì thế sự ra đời của vắc xin được xem là một công nghệ tiên tiến trong giới y học vì tiêm vắc xin là phương pháp tối ưu nhất về chi phí lẫn thời gian để bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm vắc xin và kháng sinh, mặc dù cả hai đều là những bước tiến lớn trong lĩnh vực y tế, vậy vắc xin có phải là kháng sinh không? Bài viết sau đây Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ cùng bạn giải đáp rõ hơn về thắc mắc này.
Vắc xin có phải là kháng sinh không?
Đối với câu hỏi thắc mắc vắc xin có phải là kháng sinh không, thì câu trả lời là vắc xin không phải là kháng sinh, sở dĩ nhiều nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này là vì tất cả đều là phương pháp bảo vệ sức khỏe con người, nhưng về cách thức hoạt động và tính chất lại hoàn toàn khác nhau.
/vac_xin_co_phai_la_khang_sinh_khong_4_dac_diem_phan_biet_1_fcdadcfe3f.png)
Vắc xin
Vắc xin là chế phẩm sinh học có khả năng kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể sản sinh kháng thể để tạo miễn dịch chủ động, ngăn ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus và vi khuẩn gây ra nhờ sự nhận biết, ghi nhớ và chuẩn bị sẵn sàng các phản ứng ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Kháng sinh
Ngược lại kháng sinh là thuốc có khả năng điều trị nhiễm trùng bằng cách ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn và kháng sinh không có cơ chế ngăn ngừa bệnh hoặc tiêu diệt virus, vì thế kháng sinh không được tùy ý sử dụng nếu không có chỉ định từ bác sĩ vì nếu lạm dụng có thể gây ra hiện tượng kháng kháng sinh nguy hiểm cho bệnh nhân.
Hai định nghĩa trên về vắc xin và kháng sinh sẽ giúp mọi người hiểu đúng hơn về cách thức hoạt động từng lại, nôm na vắc xin là phòng ngừa và kháng sinh là để điều trị bệnh, tất nhiên cả hai đều có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo vệ và hình thành cộng đồng khỏe mạnh.
/vac_xin_co_phai_la_khang_sinh_khong_4_dac_diem_phan_biet_2_73521a11d0.png)
Phân biệt các đặc điểm của vắc xin và kháng sinh
Như đã đề cập cả vắc xin lẫn kháng sinh đều là những chế phẩm sinh học của ngành y tế và có chung mục đích là kiểm soát bệnh tật cho nhân loại. Tuy nhiên ngoài thắc mắc vắc xin có phải là kháng sinh không, nhiều bạn đọc cũng quan tâm về các điểm giống và khác giữa hai loại để có sự phân biệt rõ hơn. Dưới đây là các điểm khác biệt nhất định giữa vắc xin và kháng sinh.
Mục tiêu ứng dụng
- Vắc xin: Tiêm vắc xin giúp cơ thể tạo miễn dịch chủ động để phòng ngừa nhiều tác nhân gây ra các bệnh nguy hiểm, từ đó có thể giảm thiểu biến chứng hoặc triệu chứng của bệnh.
- Kháng sinh: Kháng sinh được ứng dụng với mục tiêu trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Cách thức hoạt động
- Vắc xin: kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể sản xuất kháng thể để nhận dạng và ghi nhớ để chủ động tấn công khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
- Kháng sinh: Tác động trực tiếp lên vi khuẩn bằng cách ức chế sự phát triển và khả năng sinh sản của chúng hoặc diệt khuẩn.
/vac_xin_co_phai_la_khang_sinh_khong_4_dac_diem_phan_biet_3_9420d35850.png)
Tác nhân gây bệnh
- Vắc xin: Có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả với các tác nhân từ bên ngoài như vắc xin cúm, vắc xin phòng sởi, vắc xin phế cầu,...
- Kháng sinh: Chỉ có hiệu quả điều trị và ức chế phát triển với vi khuẩn, không có tác dụng với virus.
Thời gian ứng dụng
- Vắc xin: Vắc xin được sử dụng khi cơ thể đang khỏe mạnh chưa nhiễm bệnh và là phương án dự phòng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là khả năng phòng bệnh lâu dài.
- Kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng khi cơ thể đã nhiễm bệnh để điều trị tình trạng cấp tính.
/vac_xin_co_phai_la_khang_sinh_khong_4_dac_diem_phan_biet_4_8934d84bd6.png)
Thắc mắc đang sử dụng kháng sinh có thể tiêm vắc xin được không?
Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ cho biết, người đang sử dụng kháng sinh vẫn có thể cùng lúc tiêm vắc xin mà không bị ảnh hưởng đến các phản ứng miễn dịch trong vắc xin, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Trải qua quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm để đánh giá tình trạng sức khỏe có đủ điều kiện để tiêm ngừa hay không.
Theo dõi phản ứng tại chỗ 30 phút sau tiêm để theo dõi và kịp thời phát hiện những phản ứng của cơ thể, nếu không có gì bất thường có thể về nhà theo dõi và sẽ có một số phản ứng bình thường có thể gặp sau tiêm đó là mệt mỏi, đau nhức tại vị trí tiêm và sốt.
Nếu mới bắt đầu sử dụng kháng sinh hãy đảm bảo đã điều trị đủ thời gian theo chỉ định từ bác sĩ trước khi tiêm vắc xin, vấn đề này sẽ có nhiều thời gian để cơ thể hồi phục và chuẩn bị tiếp nhận các phản ứng miễn dịch trong vắc xin.
Nếu bạn đang điều trị một bệnh nhiễm khuẩn nhẹ và có các triệu chứng giảm dần, bạn có thể tiêm vắc xin, nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo cơ thể có thể đáp ứng tốt nhất.
/vac_xin_co_phai_la_khang_sinh_khong_4_dac_diem_phan_biet_5_4f799b7765.png)
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang là đơn vị có đầy đủ các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, đồng thời cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách như gói tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online,…
Để bảo vệ bản thân và những người thân yêu của mình khỏi những tác nhân nguy hiểm từ bên ngoài, cách tốt nhất đó là tiêm ngừa vắc xin ngay từ bây giờ, liên hệ qua hotline hỗ trợ 1800 6928 để nhận giải đáp thắc mắc về các gói tiêm từ đội ngũ Long Châu nhé.
Đối với thắc mắc vắc xin có phải là kháng sinh không? Bài viết trên đã có những giải đáp chi tiết đến bạn về các đặc điểm khác nhau giữa hai chế phẩm sinh học vắc xin và kháng sinh, từ đó bạn có thể hiểu rằng vắc xin là để ngừa bệnh còn kháng sinh là để trị bệnh khi cơ thể đã nhiễm bệnh và cả hai đều hướng đến việc kiểm soát bệnh tật trong cơ thể.