Việc tiêm chủng đúng lịch là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh băn khoăn khi lịch tẩy giun của trẻ trùng với thời điểm tiêm vắc xin. Điều này khiến nhiều người lo ngại không biết liệu uống thuốc tẩy giun có tiêm phòng được không. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Cơ chế hoạt động của thuốc tẩy giun
Để trả lời cho câu hỏi uống thuốc tẩy giun có tiêm phòng được không, trước tiên cần phải hiểu được cơ chế hoạt động của loại thuốc này. Về cơ bản, thuốc tẩy giun hoạt động dựa trên nhiều cơ chế khác nhau tùy theo loại giun ký sinh mà nó nhắm đến. Dưới đây là một số cơ chế phổ biến:
Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cơ bắp của giun
Một số loại thuốc như Levamisole, Pyrantel, Morantel khiến cơ giun co cứng, mất khả năng di chuyển và bám vào cơ thể vật chủ. Thuốc Dichlorvos và Haloxon chứa các hợp chất ức chế enzym cholinesterase, khiến acetylcholin (chất dẫn truyền thần kinh của giun) không bị phân hủy, dẫn đến tình trạng liệt. Trong khi đó, Piperazine làm giun sán mất khả năng dẫn truyền thần kinh, gây tê liệt cơ và khiến chúng không thể tiếp tục sinh sôi hay gây hại.
/tre_uong_thuoc_tay_giun_co_tiem_phong_duoc_khong_1_9c6524c20c.png)
Tăng tính thấm của màng tế bào giun
Các thuốc như Avermectin kích thích mở các kênh ion clorua, làm giun bị tê liệt hệ tiêu hóa, không thể hấp thụ dinh dưỡng và bị loại bỏ khỏi cơ thể. Trong khi đó, Praziquantel tác động trực tiếp lên lớp vỏ của sán, làm thay đổi tính thấm của ion canxi, dẫn đến co giật cơ và phá hủy tế bào của ký sinh trùng.
Can thiệp vào quá trình sinh hóa của giun
Nhóm Benzimidazole có khả năng ức chế sự hình thành vi ống cần thiết cho quá trình phân bào và di chuyển của giun, khiến chúng không thể tiếp tục sinh trưởng. Các hợp chất Salicylanilide (Rafoxanide, Oxyclozanide, Brotianide, Closantel) và Nitroxynil gây gián đoạn chuyển hóa năng lượng của ký sinh trùng, làm chúng suy kiệt và bị đào thải.
/tre_uong_thuoc_tay_giun_co_tiem_phong_duoc_khong_2_1b79d9b131.png)
Bên cạnh đó, Clorsulon ức chế enzym quan trọng trong quá trình trao đổi chất của sán lá, khiến chúng không thể tồn tại. Riêng Diethylcarbamazine lại hoạt động theo cách tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ, giúp hệ miễn dịch tiêu diệt và loại bỏ giun sán hiệu quả hơn.
Do thuốc tẩy giun chủ yếu nhắm vào ký sinh trùng, tiêu diệt hoặc làm suy yếu chúng mà không tác động đến hệ miễn dịch của con người, nên về nguyên tắc, uống thuốc tẩy giun không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của vắc xin.
Uống thuốc tẩy giun có tiêm phòng được không?
Vậy với câu hỏi uống thuốc tẩy giun có tiêm phòng được không thì câu trả lời là vẫn có thể. Như đã phân tích ở trên, thuốc tẩy giun là các hợp chất sinh học được thiết kế để tiêu diệt và loại bỏ giun sán trong cơ thể thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Một số loại thuốc tác động lên hệ thần kinh của ký sinh trùng, gây tê liệt hoặc khiến chúng co cứng, trong khi các loại khác có thể ngăn chặn quá trình dẫn truyền thần kinh, làm mất khả năng vận động của giun. Ngoài ra, một số thuốc còn làm thay đổi tính thấm của màng tế bào, ảnh hưởng đến sự cân bằng canxi, khiến giun bị rối loạn chức năng cơ và chết dần. Một số hoạt chất có khả năng mở kênh clorua glutamate (GluCl), gây tê liệt giun hoặc ngăn chặn sự hình thành vi ống bằng cách liên kết với beta-tubulin, làm gián đoạn quá trình phân chia tế bào của ký sinh trùng.
Trong khi đó, vắc xin có cơ chế hoạt động hoàn toàn khác biệt. Chúng chứa kháng nguyên giúp kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể đặc hiệu và tạo ra trí nhớ miễn dịch. Nhờ vậy, khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh trong tương lai, hệ miễn dịch có thể nhận diện và tiêu diệt chúng nhanh chóng.
Vì cơ chế của thuốc tẩy giun và vắc xin là hoàn toàn độc lập, một bên tác động lên ký sinh trùng, một bên kích thích hệ miễn dịch nên chúng không gây ảnh hưởng đến hiệu quả của nhau khi sử dụng cùng lúc.
/tre_uong_thuoc_tay_giun_co_tiem_phong_duoc_khong_5_93a0774bb0.png)
Do đó, các chuyên khuyến cáo, trẻ vẫn có thể tiêm vắc xin ngay sau khi tẩy giun mà không cần trì hoãn lịch tiêm chủng. Điều quan trọng là đảm bảo tiêm chủng đúng thời điểm để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
Cần lưu ý gì khi cho trẻ tiêm phòng sau khi uống thuốc tẩy giun?
Như đã đề cập trước đó, việc uống thuốc tẩy giun không ảnh hưởng đến quá trình tiêm phòng của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả sau khi tiêm chủng, cha mẹ vẫn cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:
- Theo dõi trẻ tại cơ sở y tế sau tiêm: Sau khi tiêm phòng, trẻ nên được ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để nhân viên y tế theo dõi các phản ứng có thể xảy ra như kích ứng, khó thở, phát ban, sưng đau hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.
- Chăm sóc trẻ tại nhà: Trong vòng 48 giờ sau khi tiêm, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, đặc biệt là nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và trạng thái tinh thần. Đảm bảo trẻ mặc quần áo thoải mái, uống đủ nước và duy trì chế độ ăn uống hợp lý để giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.
- Xử lý các phản ứng sau tiêm: Nếu trẻ bị sốt trên 38,5°C, có thể sử dụng Paracetamol theo đúng liều lượng phù hợp với cân nặng. Nếu vị trí tiêm bị sưng đỏ, có thể chườm lạnh nhẹ nhàng nhưng tuyệt đối không bôi dầu, đắp lá hay sử dụng bất kỳ phương pháp dân gian nào lên vết tiêm để tránh gây kích ứng.
- Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm: Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt cao trên 39°C, co giật, khó thở, phát ban hoặc các phản ứng kéo dài hơn 24 giờ, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời.
/tre_uong_thuoc_tay_giun_co_tiem_phong_duoc_khong_4_c307dea1e0.png)
Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi uống thuốc tẩy giun có tiêm phòng được không. Tóm lại, trẻ hoàn toàn có thể tiêm phòng ngay sau khi uống thuốc tẩy giun mà không cần phải trì hoãn lịch tiêm. Bởi cả hai loại thuốc này có cơ chế tác động riêng biệt nhau, thuốc tẩy giun tiêu diệt ký sinh trùng trong đường ruột, trong khi vắc xin kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể. Vì vậy, cha mẹ không cần lo lắng về sự tương tác giữa hai loại thuốc này mà nên tuân thủ lịch tiêm chủng để đảm bảo hiệu quả bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho trẻ. Nếu phụ huynh vẫn còn lo lắng, có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu trước khi cho trẻ tiêm phòng để an tâm hơn nhé!