Sau tiêm chủng, trẻ có thể gặp một số phản ứng như sốt nhẹ, sưng, đỏ, đau tại vị trí tiêm. Đây là các phản ứng thông thường, không nguy hiểm và sẽ hết chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, một số bé có thể gặp các triệu chứng khác, làm ba mẹ lo sợ rằng liệu đây có phải là hiện tượng bình thường không? Và không ít bậc phụ huynh thắc mắc: “Trẻ nổi mẩn đỏ sau tiêm phòng có nguy hiểm không?”
Trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng liệu có nguy hiểm?
Hiện tượng trẻ nổi mẩn đỏ sau tiêm chủng là tình trạng khá phổ biến. Hầu hết các trường hợp đều không nguy hiểm và là phản ứng bình thường của cơ thể trước thành phần của vắc xin. Trong trường hợp này, ba mẹ đừng quá lo lắng, mẩn đỏ sẽ hết trong 1 – 2 ngày tới.
Tuy nhiên, nếu mẩn đỏ kèm theo dấu hiệu nghiêm trọng như ngứa dữ dội, mẩn đỏ lan rộng, chóng mặt, khó thở, nôn ói... trẻ cần được đưa đi khám ngay lập tức. Các triệu chứng đi kèm trên có thể báo hiệu cho một phản ứng nguy hiểm sau tiêm chủng. Do đó, ba mẹ cần theo dõi bé sát sao để kịp thời xử lý.
/tre_noi_man_do_sau_khi_tiem_phong_co_nguy_hiem_khong_1_4ec2855a7b.png)
Nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng là gì?
Tiêm vắc xin giúp hình thành hàng rào miễn dịch đặc hiệu để bảo vệ bản thân khỏi các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể xuất hiện nhiều tác dụng phụ của vắc xin, bao gồm cả nổi mẩn đỏ. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng:
Phản ứng với thành phần của vắc xin
Thực chất, vắc xin khi đưa vào cơ thể sẽ trở thành “tác nhân lạ” với cơ thể. “Tác nhân lạ” có thể là tá dược, kháng nguyên... Bất kể thành phần nào có mặt trong công thức vắc xin đều có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Phản ứng miễn dịch được hoạt hóa dẫn đến biểu hiện các triệu chứng dị ứng như sưng, đau, nổi mẩn đỏ tại vị trí tiêm. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi bé sẽ có những phản ứng khác nhau.
/tre_noi_man_do_sau_khi_tiem_phong_co_nguy_hiem_khong_2_e5b25e2a0d.png)
Liên quan đến kỹ thuật tiêm hoặc chất lượng vắc xin
Trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng xảy ra do:
- Tiêm không đúng kỹ thuật: Tiêm quá nông hoặc quá sâu có thể gây kích ứng da.
- Vắc xin bảo quản không đúng quy định: Có thể làm giảm hiệu quả hoặc biến đổi thành phần của vắc xin, gây ra phản ứng phụ không mong muốn.
Phản ứng với tâm lý lo lắng
Đa phần các trẻ nhỏ thường sợ kim tiêm, do đó việc lo lắng, quấy khóc trong quá trình tiêm chủng rất hay gặp. Trong trường hợp này, cơ thể có thể dễ dàng kích hoạt một số phản ứng sau tiêm phòng, bao gồm cả nổi mẩn đỏ.
/tre_noi_man_do_sau_khi_tiem_phong_co_nguy_hiem_khong_3_fb9e379d2c.png)
Bệnh lý nền
Đôi khi phản ứng nổi mẩn đỏ xảy ra do bệnh lý sẵn có của bé. Triệu chứng xuất hiện trùng hợp với thời điểm tiêm chủng. Tình trạng này có thể che lấp đi bệnh đang mắc ở trẻ, do đó ba mẹ cần sự tư vấn kỹ càng từ bác sĩ để có chẩn đoán chính xác.
Cách xử lý khi trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng
Tại trung tâm tiêm chủng
Sau tiêm vắc xin, cần ở lại nơi tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi triệu chứng bất thường có thể xảy ra. Nếu phát hiện bất cứ biểu hiện nào lạ như chóng mặt, phát ban, mẩn đỏ… báo ngay cho nhân viên y tế biết để xử lý kịp thời.
Chăm sóc tại nhà
Nếu trẻ có dấu hiệu nhẹ, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để giúp trẻ thoải mái hơn:
- Chườm lạnh vùng tiêm giúp giảm sưng và mẩn đỏ.
- Cho trẻ uống nhiều nước để tăng cường thải độc và giảm phản ứng viêm.
- Không để trẻ gãi hoặc cào vùng da bị mẩn đỏ để tránh nhiễm trùng.
/tre_noi_man_do_sau_khi_tiem_phong_co_nguy_hiem_khong_4_c3d713f300.png)
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Nếu trẻ xuất hiện kèm theo các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. Vì các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của phản ứng nghiêm trọng cần được cấp cứu kịp thời.
- Sốt cao không hạ, co giật;
- Phát ban lan rộng kèm theo sưng phù;
- Khó thở, tím tái, nôn nhiều.
Làm thế nào để hạn chế phản ứng sau tiêm phòng?
Chuẩn bị trước khi tiêm
Ba mẹ cần đảm bảo trẻ khỏe mạnh trước khi tiêm, không đang bị sốt hoặc nhiễm trùng. Hãy chủ động thông báo tiền sử dị ứng của bé cho bác sĩ biết để có phương án phù hợp. Đồng cho trẻ uống đủ nước trước khi tiêm để giúp cơ thể thích nghi tốt hơn.
Chăm sóc sau tiêm
Dưới đây là một số lưu ý sau khi tiêm vắc xin:
- Theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường trong 24 - 48 giờ đầu tiên.
- Hạn chế vận động mạnh ngay sau tiêm để tránh kích ứng vết tiêm.
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Trẻ nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng thường không nguy hiểm và tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ. Hy vọng với những thông tin chia sẻ bên trên có thể giúp ba mẹ chăm sóc bé sau tiêm chủng tốt hơn!
Trung Tâm Tiêm Chủng Long Châu là địa chỉ tin cậy giúp bạn và gia đình tâm phòng kiên cố với các hãng sản xuất chính hãng, cập nhật mới nhất. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng an toàn, nhanh chóng với đội ngũ y bác sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm, đảm bảo quy trình chuẩn y khoa trong không gian sạch sẽ, hiện đại. Đừng để bệnh tật làm gián đoạn cuộc sống của bạn! Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe ngay hôm nay bằng cách tiêm truyền tại Trung Tâm Tiêm Chủng Long Châu để có tâm phòng bệnh và tận hưởng cuộc sống hơn thế nữa.