Vì miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện nên trẻ không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, nên sốt là triệu chứng dễ nhận biết nhất khi hệ miễn dịch đang tập trung ngăn sự tấn công của vi khuẩn và virus. Vì thế việc trẻ mới hết sốt có tiêm phòng được không vẫn là nỗi bận tâm chung của các bậc phụ huynh, bài viết sau đây sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu kỹ và giải đáp chi tiết hơn về thắc mắc này.
Trẻ mới hết sốt có tiêm phòng được không?
Đối với câu hỏi trẻ mới hết sốt có tiêm phòng được không, thì câu trả lời trẻ có tiêm phòng được nhưng cần ổn định sau khi hết sốt 48 giờ để hệ miễn dịch đáp ứng được các kháng thể của vắc xin.
Sốt là một cơ chế tự nhiên của cơ thể để đáp ứng một nhiễm trùng. Theo thông tin từ Bộ Y tế, nếu trẻ đang sốt cao trên 38 độ C hoặc có nhiệt độ từ 35.5 độ C việc tiêm phòng cần được dời lại đến khi thân nhiệt trẻ bình thường trở lại để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm cụ thể ở các trường hợp sau đây:
- Trẻ bị sốt vì các bệnh ký nhiễm trùng vi khuẩn, nhiễm nấm, bệnh thấp khớp, lupus ban đỏ,... cần được dời lịch tiêm và đến khi được bác sĩ xác nhận sức khỏe ổn định.
- Trẻ sốt do yếu tố thời tiết, bị mất nước, sốt sau khi tiêm ngừa vắc xin, sốt do tác dụng phụ của thuốc, sốt mọc răng,... cũng không nên tiêm phòng cho đến khi nhiệt độ cơ thể của trẻ trở lại bình thường sau 48 giờ.
/tre_moi_het_sot_co_tiem_phong_duoc_khong_cac_luu_y_danh_cho_ba_me_1_ad87a22476.png)
3 yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình tiêm ngừa sau khi trẻ hết sốt
Theo quy trình tiêm phòng hiện nay trước khi tiêm chủng, khám sàng lọc là bước không thể bỏ qua để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử dị ứng, lịch sử tiêm ngừa,... của trẻ để được tư vấn phác đồ tiêm phù hợp nhất. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng sau khi hết sốt của trẻ.
Xác định nguyên nhân và mức độ sốt
Sau khi khám sàng lọc nếu cơ thể trẻ đang có thân nhiệt không ổn định như cao hơn 38 độ C và thấp dưới 35.5 độ C, việc tiêm ngừa cần được hoãn lại đến khi nhiệt độ cơ thể ổn định.
Lý giải cho điều này vì hệ miễn dịch của trẻ đang tập trung chống lại sự xâm nhập gây bệnh của các vi khuẩn và virus, nên hệ miễn dịch không ở trạng thái sẵn sàng để đáp ứng những phản ứng miễn dịch từ vắc xin.
/tre_moi_het_sot_co_tiem_phong_duoc_khong_cac_luu_y_danh_cho_ba_me_2_19737fd873.png)
Đánh giá tình hình sức khỏe tổng quát của trẻ
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến việc tiêm ngừa là tình trạng sức khỏe của trẻ, đối với trẻ sơ sinh 0 tháng tuổi cần lưu ý đến cân nặng, tuổi thai khi sinh và hoạt động của các cơ quan, nếu trẻ đang gặp vấn đề về suy hô hấp, suy tuần hoàn, mắc các loại bệnh truyền nhiễm,... việc tiêm ngừa cần được hoãn lại.
Thêm nữa với trẻ đang bị suy giảm miễn dịch sau khi khám sàng lọc cũng cần được dời lại lịch tiêm vắc xin lao BCG và được cân nhắc tiêm phòng khi bác sĩ chẩn đoán mức độ suy giảm miễn dịch của trẻ không nghiêm trọng và chỉ định tiêm vắc xin bất hoạt ngừa bại liệt dạng tiêm (IPV) thay thế vắc xin sống giảm độc lực phòng bại liệt dạng uống (OPV).
Ngoài ra cũng có thêm một số trường hợp trẻ mới hết sốt cần dời lịch tiêm và đợi chỉ định từ bác sĩ như:
- Trẻ sinh non dưới 34 tuần tuổi;
- Trẻ trên 1 tháng tuổi có có tiền sử phản vệ độ II sau tiêm chủng;
- Trẻ bị suy các cơ quan và mắc các bệnh truyền nhiễm;
- Trẻ dưới 2kg và mắc bệnh mạn tính cần tiêm chủng tại bệnh viện;
- Trẻ có tiền sử lồng ruột cần dời lịch uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus;
- Trẻ vừa kết thúc liệu trình điều trị corticoid, hóa trị, xạ trị trong 14 ngày.
/tre_moi_het_sot_co_tiem_phong_duoc_khong_cac_luu_y_danh_cho_ba_me_3_a7b0b67767.png)
Những lưu ý dành cho ba mẹ khi đưa trẻ đi tiêm sau khi hết sốt
Ba mẹ đưa trẻ đi tiêm ngừa sau khi vừa hết sốt cần lưu ý những vấn đề sau đây để quá trình tiêm của trẻ diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
Tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi tiêm
Sau khi trẻ hết sốt khoảng 48 giờ, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám sàng lọc để được bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ có đủ điều kiện tiêm ngừa hay không.
/tre_moi_het_sot_co_tiem_phong_duoc_khong_cac_luu_y_danh_cho_ba_me_4_37321a33c2.png)
Mang theo đủ giấy tờ liên quan của trẻ
Các loại giấy tờ liên quan đến sức khỏe của trẻ mà ba mẹ cần mang theo như tiền sử bệnh lý, lịch sử tiêm ngừa, sổ tiêm chủng, phiếu khám bệnh,...
Cân nhắc chọn thời điểm đi tiêm
Cơ thể trẻ khi vừa hết sốt rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài, nên ba mẹ nên cho trẻ đi tiêm dưới thời tiết mát mẻ để tránh việc trẻ căng thẳng hoặc không thoải mái, dễ quấy khóc trong suốt quá trình đi tiêm ngừa.
Lựa chọn cơ sở tiêm ngừa uy tín
Để đảm bảo hiệu quả vắc xin tốt nhất cho trẻ, ba mẹ nên lựa chọn các đơn vị tiêm ngừa lớn, có uy tín, cơ sở vật chất tốt, có đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn và có quy trình tiêm chủng rõ ràng để đảm bảo an toàn và hiệu quả vắc xin mang lại cho trẻ như Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
/tre_moi_het_sot_co_tiem_phong_duoc_khong_cac_luu_y_danh_cho_ba_me_5_ea2be98b25.jpg)
Chuẩn bị tâm lý tốt cho trẻ trước khi tiêm ngừa
Để quá trình tiêm diễn ra nhẹ nhàng và thoải mái hơn, ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ thoải mái nhất bằng cách chia sẻ ý nghĩa quan trọng của việc đi tiêm ngày hôm nay để trẻ bình tĩnh và bớt sợ hãi trong suốt hành trình tiêm.
Theo dõi trẻ liên tục trong 48 giờ sau tiêm
Sau khi tiêm trẻ cần được theo dõi tại trung tâm tiêm ngừa khoảng 30 phút để kịp thời phát hiện và xử lý những phản ứng bất thường.
Sau đó khi về nhà, ba mẹ cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe, các hoạt động sinh hoạt ăn ngủ, vui chơi của trẻ cũng như các triệu chứng bất thường nếu có trong 48 giờ.
Lưu ý ba mẹ đặc biệt không đè hoặc đắp lên vị trí tiêm để hạn chế tình trạng kích ứng hoặc gây nhiễm trùng.
Bên cạnh các thông tin giải đáp về việc trẻ mới hết sốt có tiêm phòng được không, nếu ba mẹ vẫn còn thắc mắc về những vấn đề liên quan đến vắc xin, hãy liên hệ ngay với đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để nhận được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Hy vọng qua các thông tin trên, các phụ huynh có thể hiểu hơn về ý nghĩa của bước khám sàng lọc trước tiêm trong quy trình tiêm chủng an toàn để ba mẹ có thêm thông tin về kiến thức chăm con và có những lựa chọn đúng đắn hơn bảo vệ sức khỏe con yêu.
Xem thêm