icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Trẻ bị tim bẩm sinh sống được bao lâu? Làm thế nào để chăm sóc trẻ đúng cách?

Phương Thảo10/06/2025

Tim bẩm sinh là dị tật hình thành từ trong thai kỳ, ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng tuần hoàn của tim. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe khiến nhiều phụ huynh lo lắng, đặc biệt là thắc mắc về trẻ bị tim bẩm sinh sống được bao lâu. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về mức độ nguy hiểm của bệnh và phương pháp chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng sống cho trẻ.

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là tình trạng bất thường trong quá trình hình thành cấu trúc tim, ảnh hưởng đến chức năng bơm máu và cung cấp oxy cho cơ thể. Khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh, không ít phụ huynh băn khoăn trẻ bị tim bẩm sinh sống được bao lâu. Việc nắm rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh cùng các phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp gia đình chủ động hơn trong việc chăm sóc trẻ.

Trẻ bị tim bẩm sinh sống được bao lâu? 

Tuổi thọ của trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của dị tật tim, thời điểm được chẩn đoán, hiệu quả điều trị cũng như quá trình theo dõi lâu dài. Nhờ những tiến bộ trong phẫu thuật tim mạch và chăm sóc sau hậu phẫu, phần lớn trẻ mắc tim bẩm sinh hiện nay có thể sống đến tuổi trưởng thành. Trong một số trường hợp, nếu được điều trị và theo dõi đúng phác đồ, người bệnh có thể đạt tuổi thọ từ 70 - 75 tuổi.

Trẻ bị tim bẩm sinh sống được bao lâu Làm thế nào để chăm sóc trẻ đúng cách 1.png
Trẻ bị tim bẩm sinh sống được bao lâu tùy thuộc vào tình trạng bệnh, hiệu quả điều trị và chăm sóc sau can thiệp

Việc phát hiện dị tật tim sớm, ngay từ giai đoạn thai kỳ qua siêu âm tim thai, có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều trị. Điều này giúp các bác sĩ lên kế hoạch chăm sóc và can thiệp phẫu thuật khi cần thiết. Nhờ vậy, nguy cơ biến chứng nghiêm trọng được giảm thiểu và tiên lượng sống của trẻ được cải thiện rõ rệt.

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tim bẩm sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chức năng tim, suy giảm sự phát triển thể chất và chất lượng cuộc sống của trẻ. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến như:

Nhiễm trùng nội tâm mạc

Trẻ bị tim bẩm sinh có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng nội tâm mạc, một dạng nhiễm khuẩn lớp nội mạc tim và van tim. Tình trạng này thường xảy ra khi vi khuẩn từ răng miệng hoặc các vị trí nhiễm trùng khác đi vào máu và đến tim. Nếu không được điều trị kháng sinh kịp thời, nhiễm trùng có thể phá hủy van tim và dẫn đến suy tim hoặc tử vong.

Suy tim 

Suy tim là một trong những biến chứng thường gặp ở nhiều dạng bệnh tim bẩm sinh, đặc biệt trong các trường hợp có shunt lớn như thông liên thất, thông liên nhĩ hoặc còn ống động mạch. Khi chức năng bơm máu của tim suy giảm và không đáp ứng đủ nhu cầu oxy của cơ thể, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Khó thở;
  • Mệt mỏi;
  • Phù nề;
  • Chậm tăng cân.
Trẻ bị tim bẩm sinh sống được bao lâu Làm thế nào để chăm sóc trẻ đúng cách 2.png
Ở trẻ bị tim bẩm sinh, phù nề là biểu hiện của suy tim do quá tải thể tích hoặc áp lực

Loạn nhịp tim

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ cao gặp phải rối loạn nhịp tim, xuất phát từ bất thường trong cấu trúc tim hoặc là biến chứng sau phẫu thuật tim. Tình trạng rối loạn nhịp đập của tim có thể ảnh hưởng đến hiệu quả bơm máu. Nếu không kiểm soát kịp thời, rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như ngất, mệt mỏi mạn tính, thậm chí là đột tử.

Tăng áp lực động mạch phổi

Tăng áp lực động mạch phổi là một biến chứng thường gặp ở trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái - phải kéo dài, như thông liên thất, thông liên nhĩ hoặc còn ống động mạch. Sự tăng lưu lượng máu liên tục vào hệ tuần hoàn phổi dẫn đến tổn thương mạch máu phổi, làm tăng sức cản mạch phổi theo thời gian.

Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành tăng áp phổi cố định, gây quá tải thất phải, suy chức năng tim phải và suy hô hấp mạn tính. Hậu quả là giảm khả năng gắng sức, giảm chất lượng sống và làm tăng nguy cơ tử vong.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh

Việc phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, can thiệp và tiên lượng điều trị. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến gây tình trạng dị tật tim ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Da xanh, tím tái: Đây là biểu hiện thường gặp khi máu không được cung cấp đủ oxy, khiến da, môi và móng tay của trẻ có màu xanh hoặc tím.
  • Khó thở hoặc thở nhanh: Trẻ có thể thở gấp, thở rút lõm ngực, đặc biệt khi bé bú hoặc vận động nhẹ.
  • Chậm phát triển thể chất: Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thường có biểu hiện ăn uống kém, tăng cân chậm hoặc không đạt được các mốc phát triển bình thường.
  • Mệt mỏi khi bú: Trẻ dễ ngưng bú giữa chừng, bú ngắt quãng hoặc phải nghỉ nhiều lần, có biểu hiện mệt lả sau bú.
  • Tăng tiết mồ hôi: Trẻ có thể ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là khi đang ăn hoặc ngủ.
  • Phù nề: Xuất hiện sưng phù ở mí mắt, bàn chân hoặc bụng, thường gặp trong các trường hợp suy tim tiến triển.
Trẻ bị tim bẩm sinh sống được bao lâu Làm thế nào để chăm sóc trẻ đúng cách 4.png
Khi trẻ có dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời

Khi trẻ xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch nhi để thăm khám. Tại đây, trẻ sẽ được đánh giá bằng thăm khám lâm sàng, siêu âm tim và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Cách chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh 

Việc chăm sóc toàn diện cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh không chỉ giúp nâng cao chất lượng sống và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là những phương pháp chăm sóc giúp kéo dài tuổi thọ cho trẻ:

  • Theo dõi định kỳ với bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhi: Trẻ cần được kiểm tra lâm sàng và làm siêu âm tim theo lịch hẹn để theo dõi tiến triển của bệnh, đánh giá chức năng tim và hiệu quả điều trị.
  • Dinh dưỡng hợp lý: Trẻ nên được cung cấp chế độ ăn đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ tăng trưởng. Đối với trẻ có suy tim, cần hạn chế lượng muối trong khẩu phần để giảm giữ nước và gánh nặng cho tim.
  • Vệ sinh cá nhân và phòng tránh nhiễm trùng: Môi trường sống cần sạch sẽ, thông thoáng, tránh khói bụi và nơi đông người để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, trẻ nên được vệ sinh răng miệng để phòng tránh nhiễm trùng nội tâm mạc.
  • Hoạt động thể chất phù hợp: Trẻ cần được khuyến khích vận động nhẹ nhàng, không gắng sức quá mức. Bác sĩ sẽ tư vấn mức độ hoạt động tùy theo loại bệnh tim và chức năng tim hiện tại của trẻ.
  • Tiêm chủng đầy đủ: Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần được tiêm đầy đủ vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra, mẹ có thể cần tiêm thêm vắc xin cúm, vắc xin phế cầu để phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp - yếu tố làm tăng nguy cơ suy tim.
Trẻ bị tim bẩm sinh sống được bao lâu Làm thế nào để chăm sóc trẻ đúng cách 3.png
Trẻ mắc tim bẩm sinh cần khám định kỳ để phát hiện sớm bất thường về tim mạch

Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ bị tim bẩm sinh sống được bao lâu. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng hướng và chăm sóc toàn diện sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần kéo dài tuổi thọ cho trẻ. Ngoài ra, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và đội ngũ y tế là yếu tố then chốt trong hành trình điều trị và phục hồi của trẻ.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928