icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn thịt bò không? Những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bị tiêu chảy

Tường Vy27/05/2025

Khi trẻ bị tiêu chảy, ba mẹ thường băn khoăn không biết có nên cho bé ăn thịt bò hay không. Bởi lẽ, thịt bò giàu dinh dưỡng nhưng cũng khá khó tiêu, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đang nhạy cảm của trẻ. Vậy trẻ bị tiêu chảy có nên ăn thịt bò không và cần lưu ý những gì để đảm bảo bé vừa được bổ sung dinh dưỡng, vừa không làm nặng thêm tình trạng bệnh?

Khi trẻ bị tiêu chảy, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe. Một trong những câu hỏi thường gặp là: "Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn thịt bò không?". Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của thịt bò đối với trẻ bị tiêu chảy.

Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn thịt bò hay không?

Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, tình trạng trên có thể kéo dài trong vài ngày. Ngoài triệu chứng đi ngoài phân lỏng, người bị tiêu chảy có thể xuất hiện một trong số những đặc điểm sau đây:

  • Phân lỏng;
  • Đau bụng âm ỉ, đau quặn bụng;
  • Ăn không ngon;
  • Mất nước;
  • Buồn nôn, ói mửa;
  • Đau đầu.
Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn thịt bò không? Những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bị tiêu chảy 2
Đau bụng là biểu hiện thường thấy ở trẻ bị tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy, chức năng ở ruột sẽ dần bị rối loạn. Vì thế nên, ba mẹ cần lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện triệu chứng cho trẻ. Đồng thời, trẻ bị tiêu chảy cần bổ sung nhiều rau xanh, đồ ăn lỏng, dễ hấp thụ.

Trẻ bị tiêu chảy có thể ăn thịt bò nạc đã nấu chín kỹ, dưới dạng mềm như cháo hoặc súp, để cung cấp protein, sắt và kẽm – những dưỡng chất thiết yếu giúp hồi phục sức khỏe, với điều kiện hệ tiêu hóa của trẻ dung nạp tốt. Ngoài ra, người bị tiêu chảy cũng có thể ăn thịt lợn, gà…

Tuy nhiên, đạm trong thịt bò tương đối khó tiêu cho nên thịt cần được nấu chín, mềm, nhừ. Điều này sẽ hỗ trợ dạ dày tiêu hóa và ruột hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, giúp ruột sớm phục hồi.

Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn thịt bò không? Những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bị tiêu chảy 3
Trẻ bị tiêu chảy có thể ăn thịt bò được nấu chín kỹ

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ

Trước khi tìm hiểu trẻ bị tiêu chảy có nên ăn thịt bò không, bạn cần biết rõ các nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ. Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng và kèm theo cảm giác đau bụng do rối loạn chức năng tiêu hóa. Bệnh có thể được phân loại theo nhiều dạng khác nhau như tiêu chảy cấp tính, mạn tính, tiêu chảy thẩm thấu và xuất tiết, mỗi loại có những đặc điểm riêng biệt.

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiêu chảy bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường ruột: Các vi sinh vật gây hại như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng xâm nhập qua thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc nước bị ô nhiễm. Vi khuẩn như Salmonella, Clostridium và các loại tụ cầu thường xuất hiện trong thực phẩm chưa được chế biến đúng cách, đặc biệt là trong thịt sống, gỏi cá hay rau sống.
  • Vệ sinh thực phẩm và môi trường không đúng cách: Thực phẩm được bảo quản không đúng cách hay không đảm bảo vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Cùng với đó, môi trường sinh hoạt không sạch sẽ hoặc nhà vệ sinh thiếu vệ sinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số trẻ em và người lớn có thể bị dị ứng với thành phần trong thực phẩm, phổ biến nhất là phản ứng dị ứng với lactose trong sữa.
  • Rối loạn vi sinh đường ruột: Sau khi sử dụng kháng sinh, cơ thể có thể bị mất cân bằng vi khuẩn có lợi trong ruột, dẫn đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng giảm và gây tăng nhu động ruột, từ đó dẫn đến tiêu chảy.
  • Các bệnh lý khác: Một số tình trạng như viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài.
Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn thịt bò không? Những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bị tiêu chảy 1
Thông thường trẻ bị tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột là chủ yếu

Những lưu ý khi chăm sóc người bị tiêu chảy

Khi chăm sóc người bị tiêu chảy, bạn cần lưu ý một số ý sau để giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng và tránh các biến chứng không mong muốn:

  • Bổ sung nước đầy đủ: Mất nước là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của tiêu chảy, đặc biệt ở trẻ nhỏ, cần được theo dõi và bù nước đúng cách. Vì vậy, người bệnh cần uống nhiều nước lọc, nước khoáng, hoặc các dung dịch bù nước để cơ thể không bị kiệt sức. Nước bù khoáng sẽ giúp cân bằng điện giải và ngăn ngừa tình trạng mất nước.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Tránh làm việc quá sức, nên tăng cường nghỉ ngơi để cơ thể có đủ năng lượng hồi phục. Việc ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đủ bữa, nhưng không nên ăn quá nhiều mỗi lần để không gây thêm áp lực cho hệ tiêu hóa. Những bữa ăn cần dễ tiêu hóa, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của tiêu chảy.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Đảm bảo vệ sinh khu vực nhà vệ sinh và phòng tắm sạch sẽ để ngăn ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh. Thường xuyên rửa tay và giữ các bề mặt sạch sẽ.
  • Thực phẩm an toàn và chế biến kỹ càng: Chỉ nên ăn thực phẩm đã được nấu chín, tránh các loại thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm sống hoặc đóng hộp. Việc này giúp tránh tình trạng nhiễm khuẩn mới.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn ba bữa lớn, hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn để giảm áp lực cho dạ dày và ruột.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ tiêm vắc xin phòng tiêu chảy do Rota virus. Dưới đây là chi tiết về các loại vắc xin phổ biến:

  • Vắc xin Rotarix (Bỉ): Đây là vắc xin uống gồm 2 liều. Liều đầu tiên được cho uống khi trẻ đạt 6 tuần tuổi và liều thứ hai cách liều đầu tiên 4 tuần. Bạn cần lưu ý vắc xin này cần được hoàn thành trước khi trẻ 24 tuần tuổi.
  • Vắc xin Rotateq (Mỹ): Vắc xin này gồm 3 liều. Liều đầu tiên uống khi trẻ từ 7 - 12 tuần tuổi, hai liều tiếp theo cách nhau 1 tháng. Liều cuối cùng phải được uống trước tuần thứ 32.
  • Vắc xin Rotavin (Việt Nam): Vắc xin này gồm 2 liều. Liều đầu tiên uống khi trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên, liều thứ hai sau 1 - 2 tháng từ liều đầu. Bạn cần lưu ý cả hai liều vắc xin đều phải được uống trước khi trẻ 6 tháng tuổi để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa.
tre-bi-tieu-chay-co-nen-an-thit-bo-khong-nhung-dieu-can-luu-y-khi-cham-soc-nguoi-bi-tieu-chay 4.jpg
Ba mẹ cần chủ động tiêm ngừa phòng tiêu chảy cấp do virus Rota ở trẻ

Bạn có thể đưa trẻ đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và tiêm các loại vắc xin phòng bệnh đạt chuẩn chất lượng an toàn. Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt lịch tiêm, bạn có thể liên hệ qua số Hotline 1800 6928.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Long Châu về nội dung “trẻ bị tiêu chảy có nên ăn thịt bò không?”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết nhằm chủ động phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ nhé.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN