Tiêm vắc xin xong cần kiêng gì để giảm cảm giác khó chịu cũng như hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ. Nếu còn chưa biết rõ, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Sau khi tiêm vắc xin cần làm gì?
Việc chăm sóc sức khỏe sau tiêm vắc xin cần được thực hiện thật chính xác và cẩn trọng. Theo đó, sau khi tiêm vắc xin, người tiêm sẽ không được về ngay mà phải ở lại cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng khoảng 30 phút để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Phần lớn các trường hợp bị sốc phản vệ đều xảy ra trong khoảng 30 phút sau tiêm, khi đó, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra thì các bác sĩ có thể can thiệp kịp thời, tránh để biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Sau 30 phút, nếu không có dấu hiệu đáng lo ngại nào, người tiêm sẽ được ra về để tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Một số các tác dụng phụ sẽ xuất hiện sớm như sốt nhẹ, đau mỏi cơ, rối loạn tiêu hóa, người mệt mỏi, tiêu chảy,... Những dấu hiệu này không đáng lo ngại và cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động hiệu quả để tạo ra kháng thể chống lại virus. Chính vì thế mà hầu hết tất cả mọi người đều sẽ gặp phải.
Trong quá trình tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu như thở hụt hơi, khó thở, sốt cao liên tục, đau tức ngực, người lờ đờ, mất ý thức,... Thì người được tiêm sẽ cần được can thiệp cấp cứu lâm sàng càng sớm càng tốt. Đây đều là những dấu hiệu của tình trạng sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm sau tiêm.
/tiem_vac_xin_xong_can_kieng_gi_de_giam_cam_giac_kho_chiu_1_d09bf15653.png)
Tiêm vắc xin xong cần kiêng gì?
Vậy, tiêm vắc xin xong cần kiêng gì để giảm thiểu cảm giác khó chịu? Sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạnh để tương tác với vắc xin giúp hình thành kháng thể, chính vì thế, người được tiêm cần hạn chế các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số điều cần kiêng sau khi thực hiện tiêm vắc xin:
Tránh uống rượu bia
Rượu bia có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch, làm cho cơ thể mất nước. Mặt khác, rượu bia còn làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng, khiến cho người tiêm dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng sau tiêm. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo, người tiêm cần kiêng uống rượu bia sau khi tiêm vắc xin ít nhất 3 ngày để hệ miễn dịch có thể hoạt động tốt.
/tiem_vac_xin_xong_can_kieng_gi_de_giam_cam_giac_kho_chiu_2_54015f6196.png)
Không làm việc quá sức
Người tiêm cần nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống khoa học và ngủ đủ giấc để sức khỏe được hồi phục nhanh chóng. Tuyệt đối không làm việc quá sức trong khoảng thời gian này.
Hạn chế thức khuya, thiếu ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe. Giấc ngủ không chất lượng, không ngủ đủ giấc có thể làm rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn nội tiết tố. Điều này không hề tốt cho những người vừa tiêm phòng xong khi hệ miễn dịch đang phải hoạt động mạnh mẽ để sản sinh ra kháng thể chống lại virus. Chính vì thế, sau tiêm, bạn hãy dành thời gian đi ngủ thật sớm và ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng ban đêm giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
/tiem_vac_xin_xong_can_kieng_gi_de_giam_cam_giac_kho_chiu_2_2af28a043f.png)
Cách xử lý một số phản ứng phụ sau tiêm vắc xin
Ngoài vấn đề “Tiêm vắc xin xong cần kiêng gì?”, bạn đọc cũng cần lưu ý tới các phản ứng phụ và cách để xử lý chúng. Tùy vào thể trạng sức khỏe, loại vắc xin thực hiện tiêm mà các tác dụng phụ ở mỗi người cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là 2 phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin và cách để xử lý giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Cụ thể:
Phản ứng tại chỗ
Phản ứng tại chỗ xảy ra rất phổ biến, chiếm khoảng từ 70 đến 75% các trường hợp thực hiện tiêm với các triệu chứng như sốt, đau cơ, tiêm phòng bị đau tay, mệt mỏi,... Các triệu chứng này thường nhẹ và không kéo dài, có thể tự biến mất sau vài ngày mà không cần can thiệp. Mặt khác, người được tiêm cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt để cảm thấy dễ chịu hơn, giúp các triệu chứng biến mất nhanh chóng.
Phản ứng phản vệ
Phần lớn các trường hợp sốc phản vệ đều xảy ra khoảng 30 phút sau tiêm. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp bị sốc phản vệ muộn hơn, do đó, người được tiêm tuyệt đối không nên chủ quan.
Nếu cơ thể xuất hiện các biểu hiện như khó thở, phù mí mắt, đau quặn bụng, huyết áp tăng cao hoặc giảm quá mức, nổi ban đỏ, mất ý thức, ngừng tim,... thì cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Các trường hợp có nguy cơ bị phản vệ cao cũng cần được thực hiện tiêm vắc xin tại cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu phản vệ nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tính mạng.
/tiem_vac_xin_xong_can_kieng_gi_de_giam_cam_giac_kho_chiu_3_c5816a7d32.png)
Như vậy, chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ câu trả lời cho câu hỏi “Tiêm vắc xin xong cần kiêng gì để giảm cảm giác khó chịu?”. Sau khi tiêm vắc xin xong, bạn đọc nên kiêng uống rượu bia, kiêng làm việc quá sức và không nên thức khuya, cần phải ngủ đủ giấc. Những thói quen xấu đều có thể khiến cho hệ miễn dịch cũng như sức khỏe suy giảm. Hãy có cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, ngủ đủ giấc và cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để sức khỏe nhanh chóng phục hồi. Quan trọng hơn hết, hãy lựa chọn cho mình địa điểm tiêm chủng uy tín để kịp thời xử lý khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào xảy ra.
Với phương châm luôn đặt sức khỏe và sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cùng đội ngũ y tế chuyên nghiệp luôn sẵn sàng can thiệp kịp thời trong mọi tình huống khẩn cấp. Đồng thời, quy trình tiêm chủng tại đây cũng được thực hiện chặt chẽ, từ khâu tư vấn, khám sàng lọc đến theo dõi sau tiêm, đảm bảo mỗi khách hàng đều nhận được sự chăm sóc tận tâm và an toàn tuyệt đối. Bạn đọc hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện tiêm chủng cho chính mình và những người thân yêu trong gia đình tại đây.