icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Tiêm vắc xin trễ có sao không? Cách xử lí khi tiêm vắc xin trễ

Ái Vân06/04/2025

Tiêm vắc xin đúng lịch giúp cơ thể xây dựng miễn dịch tối ưu, bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, một số người có thể tiêm vắc xin muộn hơn so với khuyến nghị. Vậy việc tiêm vắc xin trễ có sao không? Có cần tiêm lại từ đầu hay chỉ cần tiếp tục liều kế tiếp?

Vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tuân thủ đúng lịch tiêm chủng. Việc tiêm vắc xin trễ có sao không?

Tiêm vắc xin trễ có sao không?

Tiêm vắc xin đúng lịch giúp cơ thể xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc, bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tiêm vắc xin trễ có sao không? Nếu bị trễ lịch tiêm, hiệu quả miễn dịch có thể suy giảm, khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao. Điều này đặc biệt đáng lo ngại ở nhóm người dễ tổn thương như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hoặc người có bệnh lý nền.

tiem-vac-xin-tre-co-sao-khong-cach-xu-li-khi-tiem-vac-xin-tre-1.png

Do đó, việc tiêm chủng đúng hạn là rất quan trọng. Khi không thể tiêm đúng lịch, cần sớm bổ sung mũi tiêm để đảm bảo hệ miễn dịch được kích hoạt đầy đủ, giúp cơ thể luôn trong trạng thái sẵn sàng chống lại bệnh tật.

Trễ tiêm vắc xin 1 ngày có sao không?

Nếu trễ lịch tiêm chỉ 1 ngày, tác động đến hiệu quả miễn dịch thường không đáng kể. Các loại vắc xin có lộ trình gồm nhiều mũi tiêm nhắc lại nhằm củng cố hệ miễn dịch, vì vậy một khoảng trễ ngắn không làm mất hoàn toàn tác dụng của vắc xin.

Tuy nhiên, để duy trì khả năng bảo vệ tốt nhất, người tiêm nên nhanh chóng bổ sung mũi vắc xin bị trễ càng sớm càng tốt. Nếu tiếp tục trì hoãn, hệ miễn dịch có thể bị gián đoạn, làm giảm mức kháng thể và tăng nguy cơ mắc bệnh.

tiem-vac-xin-tre-co-sao-khong-cach-xu-li-khi-tiem-vac-xin-tre-3.png

Tiêm vắc xin muộn 1 tháng có ảnh hưởng gì?

Việc chậm trễ một tháng có thể làm suy giảm lượng kháng thể trong cơ thể, khiến khả năng phòng bệnh giảm đi đáng kể. Một số vắc xin yêu cầu tiêm nhắc lại đúng thời gian quy định để duy trì hiệu quả bảo vệ tối ưu, nếu bỏ lỡ quá lâu, hệ miễn dịch có thể không còn đủ khả năng chống lại tác nhân gây bệnh.

Đặc biệt, đối với những bệnh có tốc độ lây lan nhanh, việc trì hoãn tiêm vắc xin có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái “cửa sổ miễn dịch” – khoảng thời gian dễ bị tổn thương vì kháng thể không còn đủ mạnh để bảo vệ. Trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền là những đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất nếu bị gián đoạn tiêm chủng.

Trong trường hợp bị trễ lịch một tháng, thay vì bắt đầu lại từ đầu, người tiêm vẫn có thể tiếp tục lộ trình tiêm chủng bằng cách bổ sung mũi vắc xin bị bỏ lỡ càng sớm càng tốt. Hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế để được hướng dẫn và sắp xếp lịch tiêm hợp lý, hạn chế nguy cơ kéo dài thời gian trễ tiêm.

tiem-vac-xin-tre-co-sao-khong-cach-xu-li-khi-tiem-vac-xin-tre-2.png

Hệ quả của việc tiêm vắc xin trễ

Có ảnh hưởng đến khả năng tạo miễn dịch là câu trả lời của thắc mắc tiêm vắc xin trễ có sao không. Vậy hệ quả cụ thể lạ gì? Việc chậm trễ trong tiêm chủng không chỉ làm suy giảm khả năng bảo vệ của cơ thể mà còn tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bùng phát. Các nghiên cứu cho thấy, tiêm ngừa muộn làm tăng nguy cơ mắc bệnh như ho gà, sởi, Haemophilus influenzae B (HiB) lên nhiều lần, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, người già và những người có hệ miễn dịch yếu.

Ngoài rủi ro sức khỏe, tiêm trễ còn kéo theo chi phí điều trị tốn kém, gánh nặng bệnh tật lâu dài và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt, một số vắc xin có giới hạn độ tuổi tiêm, nếu bỏ lỡ, người tiêm sẽ mất hoàn toàn cơ hội được bảo vệ. Ví dụ, vắc xin Rota chỉ được uống trước 8 tháng tuổi, nếu trễ, trẻ sẽ đối diện nguy cơ mắc tiêu chảy cấp nặng do virus này gây ra.

Bên cạnh tác động cá nhân, tiêm chủng không đúng lịch còn ảnh hưởng đến miễn dịch cộng đồng, tạo lỗ hổng khiến dịch bệnh dễ dàng lan rộng. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe bản thân và cả xã hội, cần tuân thủ lịch tiêm chủng một cách nghiêm túc.

tiem-vac-xin-tre-co-sao-khong-cach-xu-li-khi-tiem-vac-xin-tre-4.png

Xử lý khi quên lịch tiêm vắc xin

Bên cạnh thắc mắc tiêm vắc xin trễ có sao không, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi là cần xử lí thế nào nếu lỡ quên lịch tiêm. Nếu lỡ tiêm chủng muộn hơn lịch quy định, điều quan trọng nhất là nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng để được hướng dẫn tiêm bù phù hợp. Các chuyên gia sẽ đánh giá loại vắc xin, thời gian chậm trễ và tình trạng sức khỏe để xác định phương án bổ sung mà không làm gián đoạn hiệu quả miễn dịch. Hầu hết các trường hợp, việc tiêm muộn vẫn có thể tiếp tục mà không cần tiêm lại từ đầu.

Bên cạnh đó, tuyệt đối không tự ý bỏ qua hoặc tự điều chỉnh lịch tiêm, vì điều này có thể khiến cơ thể không được bảo vệ đầy đủ trước bệnh tật. Để tránh quên lịch trong tương lai, nên ghi chú lịch tiêm cẩn thận, sử dụng ứng dụng nhắc lịch hoặc đăng ký lịch hẹn trước với trung tâm tiêm chủng. Việc chủ động tiêm đúng và đủ sẽ giúp duy trì hiệu quả bảo vệ tốt nhất từ vắc xin.

Bài viết đã giúp giải đáp rõ thắc mắc tiêm vắc xin trễ có sao không. Việc tiêm vắc xin đúng lịch là cách tốt nhất để đảm bảo cơ thể được bảo vệ tối ưu trước các bệnh truyền nhiễm. Nếu lỡ tiêm trễ, bạn nên chủ động liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn và sắp xếp tiêm bù càng sớm càng tốt. Đừng chủ quan hoặc trì hoãn thêm, vì điều này có thể làm giảm hiệu quả miễn dịch và gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Chủ động trong tiêm chủng không chỉ bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn góp phần xây dựng miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Tiêm vắc xin đúng lịch giúp cơ thể xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc, giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết cung cấp vắc xin chính hãng, bảo quản theo tiêu chuẩn GSP, đảm bảo an toàn với sự đồng hành của đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình bằng cách đặt lịch tiêm ngay hôm nay qua tổng đài miễn phí 1800 6928.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN