icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Tiêm vắc xin cúm khi mang thai có sao không? Lợi ích và thời điểm tiêm

Mỹ Hạnh09/04/2025

Tiêm vắc xin cúm khi mang thai sao không đang là vấn đề nhiều mẹ bầu quan tâm. Khi mang thai, hệ miễn dịch suy giảm làm tăng nguy cơ nhiễm cúm. Điều này đặt ra câu hỏi về tính an toàn, lợi ích và thời điểm tiêm phù hợp. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Thời kỳ mang thai là giai đoạn nhạy cảm, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng về sức khỏe của mình và em bé. Một số phụ nữ chưa kịp tiêm phòng cúm trước khi mang thai và băn khoăn liệu có thể tiêm khi đã mang thai hay không. Họ cũng lo lắng rằng việc tiêm vắc xin trong giai đoạn này có ảnh hưởng gì đến thai nhi không và đâu là thời điểm phù hợp nhất để tiêm phòng sau khi mang thai. Hãy cùng Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tiêm vắc xin cúm khi mang thai có sao không trong bài viết dưới đây.

Tiêm vắc xin cúm khi mang thai có sao không?

Tiêm vắc xin cúm khi mang thai không gây hại cho thai nhi mà còn mang lại nhiều lợi ích. Các tổ chức y tế lớn như WHO và CDC khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm vì:

  • Khi mẹ tiêm vắc xin, kháng thể sẽ được truyền sang thai nhi qua nhau thai, giúp bé có miễn dịch trong những tháng đầu đời trước khi có thể tự tiêm phòng.
  • Nếu bị cúm khi mang thai có thể gây sốt cao, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non hoặc các biến chứng nghiêm trọng. Tiêm vắc xin giúp giảm nguy cơ này.
  • Vắc xin cúm đã được nghiên cứu rộng rãi và chứng minh an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Bạn có thể tiêm vắc xin cúm vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba thường được coi là thời điểm an toàn nhất. Bên cạnh đó, hầu hết các tác dụng phụ của vắc xin cúm đều nhẹ, chẳng hạn như đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ và thường biến mất trong một đến hai ngày. Phản ứng nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra.

CDC giám sát chặt chẽ các tác dụng không mong muốn và phản ứng phụ của tất cả các loại vắc xin được phê duyệt tại Hoa Kỳ. Khi tiêm phòng, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về các tác dụng phụ có thể gặp.

tiem-vac-xin-cum-khi-mang-thai-co-sao-khong-loi-ich-va-thoi-diem-tiem-3.png

Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cúm khi mang thai

Cúm là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt, đau đầu, đau cơ, ho, đau họng và mệt mỏi. Trong một số trường hợp, cúm có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, thậm chí đe dọa tính mạng.

Khi mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ có nhiều thay đổi sinh lý, làm tăng nguy cơ nhiễm cúm và gặp biến chứng. Ngoài ra, nhiễm cúm trong thai kỳ còn có thể làm gia tăng nguy cơ sinh non và các biến chứng khác.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm phòng cúm hằng năm cho những nhóm có nguy cơ cao bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính và nhân viên y tế.

Tiêm vắc xin cúm khi mang thai được đánh giá là an toàn và được khuyến cáo bởi các tổ chức y tế uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cùng nhiều chuyên gia y tế. Việc tiêm phòng không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu mà còn mang lại lợi ích quan trọng cho thai nhi.

tiem-vac-xin-cum-khi-mang-thai-co-sao-khong-1

Tiêm vắc xin cúm cho bà bầu nên thực hiện vào tháng thứ mấy?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, bao gồm cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú, nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất, mẹ bầu nên tiêm phòng sớm, trước khi mùa cúm bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau hoặc ngay khi vắc xin có sẵn.

Tuy nhiên, vắc xin cúm có thể tiêm vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Nếu chưa tiêm trước mùa cúm, mẹ bầu vẫn có thể tiêm trong hoặc sau mùa dịch. Đặc biệt, nếu mắc các bệnh lý làm tăng nguy cơ biến chứng cúm như hen suyễn hoặc bệnh tim, việc tiêm phòng sớm trước mùa dịch là điều cần cân nhắc.

Một số loại vắc xin có thể tạo ra kháng thể bảo vệ trong nhiều năm, nhưng virus cúm lại thay đổi theo từng năm. Vì vậy, kháng thể từ vắc xin cúm của năm nay có thể không còn hiệu quả vào năm sau. Do đó, tiêm vắc xin cúm cần được thực hiện hằng năm để đảm bảo bảo vệ tối ưu.

Việc tiêm vắc xin cúm khi mang thai mang lại lợi ích kép, bảo vệ cả mẹ và thai nhi. Trẻ sơ sinh không thể tiêm phòng cúm cho đến khi đủ 6 tháng tuổi. Khi mẹ được tiêm phòng trong thai kỳ, các kháng thể được tạo ra sẽ truyền sang thai nhi, giúp bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong những tháng đầu đời trước khi có thể tiêm vắc xin lần đầu tiên.

tiem-vac-xin-cum-khi-mang-thai-co-sao-khong-loi-ich-va-thoi-diem-tiem-4.png

Lưu ý dành cho mẹ bầu khi tiêm vắc xin phòng cúm

Nếu đến lịch tiêm vắc xin cúm nhưng mẹ bầu đang bị ốm hoặc sốt, tốt nhất nên đợi cho đến khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn rồi mới tiến hành tiêm phòng. Việc này giúp đảm bảo cơ thể có đủ sức đề kháng để tạo ra miễn dịch hiệu quả sau khi tiêm.

Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý trước khi quyết định tiêm phòng:

  • Phản ứng phụ nghiêm trọng trong lần tiêm trước: Nếu mẹ bầu từng gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin cúm trước đây, bác sĩ có thể khuyến cáo không nên tiếp tục tiêm để tránh nguy cơ rủi ro.
  • Dị ứng với trứng: Một số vắc xin cúm được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy trên trứng gà, vì vậy nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng với trứng, cần thông báo cho bác sĩ. Tùy vào mức độ dị ứng và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ quyết định có nên tiêm phòng hay không hoặc có thể chỉ định loại vắc xin không chứa protein từ trứng.
  • Tiền sử mắc hội chứng Guillain-Barré: Đây là một hội chứng viêm đa dây thần kinh cấp tính hiếm gặp, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nếu mẹ bầu từng mắc hội chứng này, cần trao đổi với bác sĩ để đánh giá nguy cơ và lợi ích trước khi tiêm vắc xin cúm.
tiem-vac-xin-cum-khi-mang-thai-co-sao-khong-5

Việc tiêm phòng cúm khi mang thai được chứng minh là an toàn và rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý những trường hợp đặc biệt để đảm bảo an toàn tối đa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết hơn.

Tiêm chủng Long Châu cung cấp vắc xin cúm chất lượng cao, giúp bảo vệ bạn và gia đình khỏi nguy cơ mắc bệnh cúm theo mùa. Vắc xin được nhập khẩu chính hãng, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng, bao gồm trẻ em, người lớn, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn và hỗ trợ tiêm phòng trong môi trường hiện đại, đảm bảo an toàn tối đa.

Xem thêm

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Hà Lan
DSC_04534_816a67205c

333.000đ

/ Ống

/ Ống
flag
Pháp
DSC_00115_2526d50613_9265541cf6

333.000đ

/ Ống

/ Ống
flag
Việt Nam
DSC_04905_19b40a3dcb

260.000đ

/ Lọ

/ Lọ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_5eeb7f570b

17.286.310đ

/ Gói

17.834.300đ

/ Gói
Illus_02e6955310

5.746.360đ

/ Gói

5.970.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN