icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Tế bào thần kinh là gì? Cấu tạo và chức năng

Thu Thủy07/05/2025

Tế bào thần kinh là những đơn vị cơ bản của hệ thần kinh, có nhiệm vụ truyền tải các tín hiệu điện và hóa học trong cơ thể. Chúng không chỉ giúp cơ thể nhận biết và phản ứng với các kích thích từ môi trường mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối các hoạt động chức năng của não bộ và các cơ quan.

Tế bào thần kinh là thành phần cơ bản cấu thành nên hệ thần kinh, có chức năng nhận diện và truyền đạt thông tin từ khắp các vùng trên cơ thể. Với khả năng truyền tải tín hiệu điện và hóa học, tế bào thần kinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động ổn định của các chức năng sống. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cấu trúc và chức năng của tế bào thần kinh trong bài viết dưới đây nhé!

Tế bào thần kinh là gì?

Tế bào thần kinh hay còn được biết đến với tên nơ-ron, là đơn vị chức năng cơ bản và quan trọng nhất của hệ thần kinh. Chúng có nhiệm vụ chính là tiếp nhận, xử lý và truyền tải các xung điện giữa các bộ phận trong cơ thể. Nhờ có nơ-ron, cơ thể có thể phản ứng kịp thời với các kích thích từ môi trường bên ngoài cũng như thực hiện các hoạt động sống bên trong như điều hòa nhịp tim, vận động cơ bắp hay ghi nhớ thông tin.

Mặc dù bộ não chứa đến khoảng 100 tỷ nơ-ron, nhưng số lượng này chỉ chiếm khoảng 10% tổng số tế bào trong não. Phần lớn còn lại là các tế bào thần kinh đệm, có vai trò hỗ trợ, nuôi dưỡng và bảo vệ các nơ-ron.

Tế bào thần kinh là gì? Cấu tạo và chức năng 3
Tế bào thần kinh là đơn vị chức năng cơ bản và quan trọng nhất của hệ thần kinh

Một tế bào thần kinh điển hình gồm ba phần chính:

  • Thân tế bào (Soma): Đây là phần trung tâm của nơ-ron, chứa nhân tế bào và nhiều bào quan quan trọng như lưới nội chất, ty thể, bộ máy Golgi, ribosom, ống siêu vi và các bào quan khác. Thân tế bào đảm nhiệm việc duy trì sự sống và hoạt động của nơ-ron. Nó cũng có khả năng tiếp nhận và phát sinh xung điện thần kinh.
  • Đuôi gai (Dendrite): Là các nhánh ngắn tỏa ra từ thân tế bào. Mỗi nơ-ron có thể có nhiều đuôi gai, giúp tiếp nhận xung thần kinh từ các tế bào khác và dẫn chúng về thân tế bào. Tín hiệu này có thể mang tính kích thích hoặc ức chế, tùy thuộc vào loại tín hiệu truyền đến.
  • Sợi trục (Axon): Là một nhánh dài duy nhất dẫn truyền xung thần kinh từ thân tế bào đến nơ-ron khác hoặc đến cơ quan phản ứng như cơ hoặc tuyến. Sợi trục thường được bao bọc bởi lớp vỏ myelin, giúp tăng tốc độ truyền xung. Trên sợi trục còn có các đoạn hở gọi là eo Ranvier, giúp tín hiệu truyền nhanh hơn theo kiểu nhảy cóc. Cuối sợi trục là các nhánh nhỏ, nơi diễn ra sự liên kết với các tế bào khác thông qua khớp thần kinh (synapse) – điểm tiếp xúc và truyền tín hiệu giữa các nơ-ron hoặc giữa nơ-ron với các cơ quan khác.

Chức năng của tế bào thần kinh là gì?

Chức năng chính của tế bào thần kinh (nơ-ron) là nhận và truyền tải các xung điện thần kinh. Cụ thể:

  • Cảm ứng là khả năng của tế bào thần kinh tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại bằng cách phát ra xung thần kinh.
  • Dẫn truyền là khả năng truyền tải xung thần kinh theo một chiều, từ nơi phát sinh tín hiệu, tiếp nhận tín hiệu về thân nơ-ron và truyền dọc theo sợi trục.
Tế bào thần kinh là gì? Cấu tạo và chức năng 4
Tế bào thần kinh có chức năng nhận và truyền tải các xung điện thần kinh

Các tế bào thần kinh được phân loại như thế nào?

Các tế bào thần kinh có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, như sau:

Theo hướng dẫn truyền xung thần kinh

  • Neuron ly tâm: Đây là các tế bào thần kinh nhận thông tin từ hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) và truyền chúng tới các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Neuron hướng tâm: Tế bào này tiếp nhận các tín hiệu từ các bộ phận khác trong cơ thể và truyền chúng về hệ thần kinh trung ương.
  • Neuron trung gian: Các tế bào này đóng vai trò truyền tải thông điệp giữa các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh trung ương.

Theo chức năng của tế bào

  • Tế bào thần kinh cảm giác: Mang tín hiệu từ các cơ quan cảm giác về hệ thần kinh trung ương.
  • Tế bào chuyển tiếp: Dẫn truyền tín hiệu giữa các vùng trong hệ thần kinh trung ương.
  • Tế bào thần vận động: Truyền tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ, giúp điều khiển vận động.
Tế bào thần kinh là gì? Cấu tạo và chức năng 1
Các tế bào thần kinh có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau

Tín hiệu thần kinh dẫn truyền qua các synapse như thế nào?

Các tế bào thần kinh (nơ-ron) liên kết với nhau và kết nối với các mô khác để truyền tải tín hiệu. Tuy nhiên, chúng không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà thông qua các khớp nối, được gọi là synapse.

Các synapse có thể là điện hoặc hóa học. Điều này có nghĩa là tín hiệu được truyền từ tế bào thần kinh này (tế bào thần kinh tiền synapse) đến tế bào thần kinh kế tiếp (tế bào sau synapse) thông qua sự dẫn truyền điện hoặc hóa học qua synapse.

Synapse hóa học

Tín hiệu được dẫn truyền đến đầu tận sợi trục sẽ kích hoạt tế bào thần kinh tiền synapse giải phóng các chất hóa học, gọi là chất dẫn truyền thần kinh vào khe synapse, khoảng trống giữa hai tế bào.

Chất dẫn truyền thần kinh này sẽ khuếch tán qua khe synapse và tương tác với các thụ thể trên màng tế bào thần kinh sau synapse, gây ra các phản ứng. Các synapse hóa học có thể được phân loại dựa trên loại chất dẫn truyền thần kinh mà chúng giải phóng:

  • Glutamergic: Giải phóng glutamine, thường có tính kích thích, tức là khả năng gây ra điện thế hoạt động cao.
  • GABAergic: Giải phóng GABA (axit gamma-Aminobutyric), có tính ức chế, làm giảm khả năng tế bào thần kinh sau synapse dẫn truyền xung điện.
  • Cholinergic: Giải phóng acetylcholine, được tìm thấy giữa các tế bào thần kinh vận động và cơ, hình thành synapse thần kinh cơ.
  • Adrenergic: Giải phóng norepinephrine (adrenaline).
Tế bào thần kinh là gì? Cấu tạo và chức năng 2
Chất dẫn truyền thần kinh này sẽ khuếch tán qua khe synapse và tương tác với các thụ thể trên màng tế bào

Synapse điện

Tuy ít phổ biến hơn nhưng synapse xuất hiện trong toàn bộ hệ thần kinh trung ương. Trong các synapse điện, màng của tế bào thần kinh trước và sau synapse rất gần nhau, cho phép truyền trực tiếp dòng điện giữa chúng.

Synapse điện hoạt động nhanh hơn rất nhiều so với synapse hóa học. Chính vì vậy, chúng thường được tìm thấy ở những nơi cần phản ứng nhanh, ví dụ như trong các phản xạ bảo vệ. Mặc dù các synapse hóa học có thể tạo ra phản ứng phức tạp, nhưng synapse điện chỉ tạo ra phản ứng đơn giản. Điểm khác biệt lớn là synapse điện có thể truyền tín hiệu theo cả hai chiều, tức là thông tin có thể di chuyển theo cả hai hướng.

Tế bào thần kinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa mọi hoạt động của cơ thể. Hầu hết các chức năng sống đều được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh, tạo nên một mạng lưới phức tạp nhưng lại hoạt động rất nhịp nhàng và có tốc độ truyền tải nhanh. Chính sự đồng bộ và chính xác này giúp cơ thể duy trì các hoạt động hiệu quả.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là điểm đến đáng tin cậy cho mọi nhu cầu tiêm chủng của bạn và gia đình. Với danh mục vắc xin đa dạng, nguồn gốc rõ ràng, đội ngũ y bác sĩ tận tâm cùng quy trình tiêm chủng an toàn, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu không chỉ giúp bạn an tâm phòng bệnh mà còn mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe toàn diện. Liên hệ đến hotline 18006928 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch ngay hôm nay nhé! 

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN