icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Tại sao tiêm lao tay trái? Một số lưu ý sau khi tiêm lao cho trẻ

Thị Thu27/03/2025

Tiêm phòng lao là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nguy cơ mắc bệnh lao, đặc biệt là các thể lao nặng như lao màng não, lao kê. Một trong những câu hỏi thường gặp là tại sao tiêm lao tay trái thay vì tay phải hoặc vị trí khác trên cơ thể.

Việc tại sao tiêm lao tay trái không chỉ đơn thuần là quy ước mà còn dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về quy ước tiêm lao tay trái này nhé!

Tổng quan về vắc xin BCG

Vắc xin BCG (Bacille Calmette-Guerin) là vắc xin được sử dụng để phòng ngừa bệnh lao (TB). Vắc xin này chứa vi khuẩn lao đã được làm yếu, không có khả năng gây bệnh nhưng vẫn kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể tạo kháng thể bảo vệ.

tai-sao-tiem-lao-tay-trai-1.jpg

Vắc xin BCG được khuyến cáo tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa các dạng lao nguy hiểm như lao viêm màng não, với mức bảo vệ lên đến 70%. Người lớn chưa từng tiêm vắc xin và có nguy cơ phơi nhiễm cao cũng nên được chủng ngừa. Ngoài ra, BCG còn giúp ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và các khuẩn lao không điển hình khác. Bạn chỉ cần tiêm một liều vắc xin này, không cần phải tiêm lại.

Tại sao tiêm lao tay trái?

Tại sao tiêm lao tay trái có lẽ là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi thấy bản thân và con của mình đều được tiêm mũi lao ở tay trái và có vết sẹo.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, vắc xin BCG phòng lao được tiêm dưới da và thường để lại sẹo sau tiêm. Việc quy ước tiêm vào cánh tay hoặc vai trái nhằm giúp bác sĩ và nhân viên y tế dễ dàng kiểm tra, đánh giá sẹo BCG để xác định hiệu quả miễn dịch sau tiêm. Ngoài ra, việc tiêm ở vị trí cố định này cũng giúp đồng nhất trong quá trình theo dõi và tránh nhầm lẫn với các loại vắc xin khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như trẻ có u máu hoặc tổn thương da ở vai và cánh tay trái, vắc xin có thể được tiêm vào cánh tay hoặc vai phải theo chỉ định của bác sĩ. Hy vọng rằng, qua những thông tin trên, quý vị độc giả đã có thể hiểu rõ hơn về lý do tại sao tiêm lao tay trái.

tai-sao-tiem-lao-tay-trai-2.jpg

Lưu ý trước khi tiêm vắc xin lao

Để đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt khi tiêm chủng và giảm thiểu nguy cơ phản ứng sau tiêm, phụ huynh cần lưu ý:

  • Không để trẻ bị đói trước khi tiêm.
  • Chủ động thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của trẻ, bao gồm: Đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng hoặc phản ứng mạnh với lần tiêm trước.
  • Đề nghị nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi tiêm.
  • Hỏi rõ về loại vắc xin mà trẻ sẽ được tiêm.
tai-sao-tiem-lao-tay-trai-3.jpg

Sau khi tiêm vắc xin lao cần lưu ý gì?

Đảm bảo an toàn tiêm chủng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng vắc xin hay kỹ thuật tiêm mà còn cần sự chăm sóc, theo dõi trẻ đúng cách tại nhà. Phụ huynh cần lưu ý:

  • Cho trẻ ăn uống bình thường sau khi tiêm vắc xin.
  • Theo dõi sát tình trạng của trẻ: 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm.
  • Nếu trẻ sốt, có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng cần tuân theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Nếu lo lắng về sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn.
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu có dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái... Những phản ứng nặng sau tiêm hiếm gặp nhưng cần phát hiện và xử trí kịp thời.

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm ngừa lao

Sau khi tiêm chủng vắc xin lao, cần tuân thủ các hướng dẫn sau để đảm bảo vết tiêm lành đúng cách và hạn chế biến chứng:

  • Giữ vết tiêm sạch sẽ, khô thoáng: Tránh để nước bẩn hoặc các tác nhân gây nhiễm trùng tiếp xúc với vị trí tiêm.
  • Vệ sinh đúng cách: Khi cần làm sạch, chỉ nên sử dụng nước sạch hoặc nước ấm, không kỳ cọ mạnh vào vết tiêm.
  • Tránh các sản phẩm không phù hợp: Tuyệt đối không bôi thuốc sát trùng, thuốc mỡ, kem bôi hay bất kỳ loại dầu hoặc thảo dược nào lên vết tiêm, vì có thể gây kích ứng hoặc ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch.
  • Không băng kín vết tiêm: Không sử dụng băng dán trực tiếp lên vết tiêm vì có thể làm vùng da bị bí, dễ nhiễm trùng. Nếu cần che chắn, hãy dùng băng khô và cố định hai bên bằng băng dính, giúp không khí lưu thông tốt hơn.

Việc chăm sóc vết tiêm đúng cách sẽ giúp cơ thể phản ứng tốt với vắc xin và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

tai-sao-tiem-lao-tay-trai-4.jpg

Việc quy định tiêm vắc xin lao BCG vào tay trái không chỉ giúp dễ dàng theo dõi sẹo tiêm mà còn đảm bảo tính thống nhất trong tiêm chủng. Điều này giúp đánh giá hiệu quả phòng bệnh và giảm nguy cơ tiêm nhầm lặp lại. Nếu bạn vẫn thắc mắc về tại sao tiêm lao tay trái, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được giải đáp chi tiết hơn.

Tiêm vắc xin BCG giúp bảo vệ trẻ khỏi các thể lao nguy hiểm như lao màng não, lao kê, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng. Đây là biện pháp quan trọng giúp kiểm soát bệnh lao trong cộng đồng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp dịch vụ tiêm chủng an toàn, chuyên nghiệp với nhiều loại vắc xin chính hãng, giúp bảo vệ sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, quy trình tiêm chuẩn hóa, đảm bảo an toàn và tiện lợi. Để được tư vấn và đặt lịch, vui lòng hotline 18006928.

Xem thêm:

Người lớn có tiêm phòng lao được không?

Vết tiêm phòng lao bị sưng cứng lâu ngày do đâu?

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

flag
Việt Nam
bcg1_176a7cc935

80.000đ

/ Liều

/ Liều

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN