Bệnh lao là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vắc xin BCG, loại vắc xin phòng lao phổ biến, thường được tiêm cho trẻ sơ sinh nhằm giảm nguy cơ mắc các thể lao nguy hiểm. Tuy nhiên, người lớn có tiêm phòng lao được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng tiêm phòng lao ở người lớn, tầm quan trọng của vắc xin BCG cũng như các phương pháp phòng ngừa bệnh lao hiệu quả khác.
Người lớn có tiêm phòng lao được không?
Vắc xin BCG (Bacillus Calmette-Guérin) là vắc xin giúp phòng ngừa các thể lao nguy hiểm, đặc biệt là lao màng não và lao kê. Tuy nhiên, vắc xin này chủ yếu được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không được khuyến cáo tiêm ở người lớn. Với câu hỏi, người lớn có tiêm phòng lao được không, câu trả lời là không nên. Lý do là vì:
Hiệu quả của vắc xin BCG giảm dần theo tuổi
Vì vắc xin BCG có hiệu quả cao khi được tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đối với người trưởng thành, hệ miễn dịch đã phát triển hoàn thiện, khiến vắc xin không còn hoạt động tốt. Điều này dẫn đến việc tiêm vắc xin BCG ở người lớn không mang lại hiệu quả phòng bệnh như mong đợi.
/nguoi_lon_co_tiem_phong_lao_duoc_khong_nhung_bien_phap_phong_ngua_benh_lao_1_1_8595712153.png)
Không có chỉ định tiêm nhắc lại
Khác với nhiều loại vắc xin khác, BCG chỉ cần tiêm một liều duy nhất trong đời và không có liều nhắc lại. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu một người đã được tiêm vắc xin BCG từ nhỏ, thì không cần phải tiêm lại khi trưởng thành.
Nguy cơ phản ứng phụ
Tiêm vắc xin BCG cho người lớn có thể dẫn đến phản ứng phụ không mong muốn, bao gồm sưng, loét tại chỗ tiêm, sốt, hoặc thậm chí phản ứng nghiêm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch suy giảm.
Như vậy, người lớn có tiêm phòng lao được không? Câu trả lời là không nên. Tuy nhiên, nếu bạn là đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao, hãy đến bệnh viện để được tư vấn phù hợp.
Tầm quan trọng của vắc xin lao
Vắc xin BCG đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của bệnh lao, một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
Mặc dù vắc xin BCG không trực tiếp bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn lao, nhưng nó giúp ngăn chặn bệnh lao tiến triển nghiêm trọng, đặc biệt là các thể lao sơ nhiễm và lao thứ phát, giúp giảm nguy cơ mắc phải các thể lao nặng như lao viêm màng não, lao kê hay phế quản phế viêm lao.
Một trong những lợi ích quan trọng của vắc xin BCG là khả năng bảo vệ kéo dài, từ 4 - 5 năm và có thể lên đến 15 - 20 năm tùy thuộc vào từng nghiên cứu và điều kiện của mỗi quốc gia. Đặc biệt, BCG rất hiệu quả trong việc bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm lao. Với tỷ lệ bảo vệ lên tới 70% đối với lao viêm màng não, vắc xin BCG đã giúp giảm thiểu đáng kể số ca tử vong do bệnh này.
/nguoi_lon_co_tiem_phong_lao_duoc_khong_nhung_bien_phap_phong_ngua_benh_lao_4_20e1dd2f11.png)
Ngoài ra, vắc xin BCG còn có tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm loét Buruli và các khuẩn lao không điển hình khác, mở rộng phạm vi bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tóm lại, vắc xin BCG không chỉ có giá trị quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh lao mà còn là công cụ hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu những tác hại mà bệnh lao có thể gây ra, đặc biệt là đối với những đối tượng dễ tổn thương như trẻ em.
Phòng ngừa bệnh lao ở người lớn
Vì người lớn có tiêm phòng lao được không có câu trả lời là "không nên", vậy làm thế nào để phòng bệnh lao hiệu quả? Dưới đây là những phương pháp quan trọng giúp bảo vệ bản thân khỏi bệnh lao:
Duy trì môi trường sống thông thoáng
Vi khuẩn lao lây qua đường hô hấp, do đó, hãy mở cửa sổ, đảm bảo không khí lưu thông tốt để giảm nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn trong không gian kín.
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh
Nếu trong gia đình hoặc môi trường làm việc có người mắc lao, hãy sử dụng khẩu trang để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
/nguoi_lon_co_tiem_phong_lao_duoc_khong_nhung_bien_phap_phong_ngua_benh_lao_4_2_e295ef71d2.png)
Giữ gìn sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tăng sức đề kháng, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh lao.
Xét nghiệm lao định kỳ
Những người có nguy cơ cao (nhân viên y tế, người có người thân mắc lao) nên thực hiện xét nghiệm lao định kỳ để phát hiện bệnh sớm.
Làm gì nếu người lớn nghi lao?
Nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ lao như:
- Ho kéo dài trên 2 tuần
- Sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi trộm
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi, chán ăn.
Hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa lao để được xét nghiệm và điều trị kịp thời. Lưu ý quan trọng là nếu được chẩn đoán lao, hãy tuân thủ phác đồ điều trị đủ 6 - 9 tháng để tránh nguy cơ lao kháng thuốc.
/nguoi_lon_co_tiem_phong_lao_duoc_khong_nhung_bien_phap_phong_ngua_benh_lao_2_7bb55f05db.png)
Như vậy, tóm lại "Người lớn có tiêm phòng lao được không?" câu trả lời là không nên. Vắc xin BCG chỉ có hiệu quả cao khi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng không được khuyến cáo cho người lớn do hiệu quả thấp và nguy cơ phản ứng phụ.
Thay vào đó, người lớn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác như duy trì môi trường sống thông thoáng, đeo khẩu trang, tăng cường sức đề kháng và xét nghiệm lao định kỳ. Nếu có dấu hiệu nghi lao, cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị sớm.
Việc tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất, nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Để đặt lịch hẹn, quý khách vui lòng liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua số hotline miễn phí 18006928.
Xem thêm:
Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh muộn có sao không?
Mũi lao tiêm khi nào? Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết