icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Nguyên nhân trẻ em bị co giật nhưng không sốt và cách xử trí hiệu quả?

Bích Thùy04/07/2025

Trẻ nhỏ có thể lên cơn co giật vì nhiều lý do, bao gồm cả do sốt cao hoặc không liên quan đến sốt. Dù nguyên nhân là gì, việc con co giật luôn khiến cha mẹ lo lắng và hoảng sợ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến trẻ em bị co giật nhưng không sốt và cách xử trí phù hợp để đảm bảo an toàn cho bé.

Hiện tượng trẻ em bị co giật nhưng không sốt khiến nhiều cha mẹ không khỏi hoang mang. Trên thực tế, tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó những vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là bệnh động kinh là nguyên nhân thường gặp nhất.

Tình trạng co giật do sốt ở trẻ

Trước khi tìm hiểu về trẻ em bị co giật nhưng không sốt, cha mẹ cũng nên biết một số thông tin cơ bản về hiện tượng co giật do sốt. Đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ dưới 6 tuổi, thường lành tính và ít khi để lại di chứng lâu dài hay ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ về sau.

Trẻ có nguy cơ tái co giật do sốt cao hơn nếu trong gia đình có người từng gặp tình trạng tương tự, hoặc nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi và đã từng bị co giật ngay cả khi thân nhiệt không quá cao.

Dù phần lớn các trường hợp co giật do sốt không dẫn đến bệnh lý thần kinh mạn tính như động kinh, nhưng các nghiên cứu cũng ghi nhận rằng trẻ từng co giật do sốt nhiều lần có nguy cơ cao hơn so với trẻ không co giật khi sốt. Tỷ lệ trẻ bị động kinh sau co giật do sốt dao động khoảng 2 - 3%.

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt do đâu và cần xử trí như thế nào? 1
Trẻ có nguy cơ tái co giật do sốt cao hơn nếu trong gia đình có người từng gặp tình trạng tương tự

Vì sao trẻ em bị co giật nhưng không sốt?

Không giống như những cơn co giật do sốt (thường gặp và ít nguy hiểm hơn), tình trạng trẻ co giật không sốt lại tiềm ẩn nhiều rủi ro và thường liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở hệ thần kinh trung ương. Một số nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:

  • Tổn thương vùng đầu: Do trẻ bị ngã, va đập mạnh hoặc tai nạn.
  • Nhiễm trùng hệ thần kinh: Bao gồm các bệnh lý như viêm não hoặc viêm màng não.
  • Thiếu oxy não: Tình trạng này có thể xảy ra trong hoặc sau sinh.
  • U não hoặc bất thường trong cấu trúc não bộ: Như có khối u hoặc nang trong não.
  • Rối loạn phát triển: Trẻ mắc chứng tự kỷ hoặc chậm phát triển trí tuệ.
  • Dinh dưỡng không đầy đủ trong thai kỳ: Chế độ ăn của mẹ thiếu dưỡng chất thiết yếu khi mang thai.
  • Yếu tố di truyền: Gia đình có người thân từng bị co giật hoặc động kinh.
  • Thiếu hụt vi chất: Như vitamin B6, hạ canxi, rối loạn đường huyết hoặc vàng da sơ sinh.

Nếu trẻ có biểu hiện co giật nhiều lần mà không kèm sốt, cần cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh động kinh, đặc biệt khi các cơn co giật lặp đi lặp lại mà không rõ nguyên nhân.

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt do đâu và cần xử trí như thế nào? 2
Trẻ em bị co giật nhưng không sốt tiềm ẩn nhiều rủi ro và thường liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng 

Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị co giật không sốt

Khi trẻ em bị co giật nhưng không sốt, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là giữ bình tĩnh và thực hiện các bước sơ cứu sau một cách đúng cách:

  • Đặt trẻ ở nơi an toàn: Đưa bé đến khu vực rộng rãi, thoáng khí, không có đồ vật sắc nhọn hoặc cứng xung quanh để phòng ngừa chấn thương.
  • Nới lỏng quần áo: Cởi bớt quần áo chật, đặt trẻ nằm nghiêng để hạn chế nguy cơ sặc hoặc tắc nghẽn đường thở.
  • Giữ cố định tay chân: Giữ tay chân của bé để tránh bé vô tình làm tổn thương chính mình trong lúc co giật.
  • Không nên cho vật vào miệng: Việc cho trẻ ngậm đũa hay thìa để phòng cắn lưỡi là phản xạ phổ biến nhưng không được khuyến khích, vì có thể gây nguy cơ nghẹt thở hoặc tổn thương miệng.
  • Tuyệt đối không sử dụng mẹo dân gian: Như vắt chanh vào miệng vì việc này không những không hiệu quả mà còn có thể khiến trẻ bị sặc, khó thở.
  • Ghi nhớ biểu hiện: Hãy lưu ý thời gian bắt đầu và kết thúc cơn co giật, biểu hiện đi kèm như mắt trợn, sùi bọt mép,… để cung cấp thông tin chi tiết cho nhân viên y tế.
  • Theo dõi thời gian co giật: Thông thường, cơn co giật kéo dài từ 2 - 4 phút. Nếu hiện tượng này diễn ra trên 5 phút hoặc có dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời.
Trẻ em bị co giật nhưng không sốt do đâu và cần xử trí như thế nào? 3
Cởi bớt quần áo chật, đặt trẻ nằm nghiêng để hạn chế nguy cơ sặc hoặc tắc nghẽn đường thở

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị co giật, động kinh

Để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả và hạn chế trẻ em bị co giật nhưng không sốt, cha mẹ cần lưu ý một số điểm quan trọng trong việc chăm sóc trẻ:

  • Tạo môi trường sống tích cực: Giữ cho trẻ tinh thần ổn định, hạn chế để trẻ rơi vào cảm xúc tiêu cực như lo âu, cáu gắt hay buồn bã vì những yếu tố có thể kích hoạt cơn co giật.
  • Tuân thủ điều trị thuốc: Đảm bảo trẻ uống thuốc đầy đủ và đúng liều theo hướng dẫn từ bác sĩ. Việc dùng thuốc đều đặn giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, trong khi quên liều hoặc dùng sai cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn.
  • Chú ý chế độ ăn uống: Ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất béo tốt. Giảm lượng tinh bột và protein trong khẩu phần nếu có chỉ định y tế.
  • Đảm bảo an toàn cho trẻ: Luôn có người lớn trông chừng, không để trẻ ở một mình, đặc biệt ở gần nơi có nước như sông, hồ, bể bơi. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với vật nhọn, không để trẻ ngủ trên giường tầng để phòng nguy cơ té ngã khi lên cơn động kinh.
  • Phối hợp với nhà trường: Cha mẹ nên thông báo tình trạng sức khỏe của trẻ với giáo viên và nhà trường để nhận được sự hỗ trợ, giám sát và xử lý kịp thời nếu cơn co giật xảy ra trong giờ học.
Trẻ em bị co giật nhưng không sốt do đâu và cần xử trí như thế nào? 4
Giữ cho trẻ tinh thần ổn định, hạn chế để trẻ rơi vào cảm xúc tiêu cực như lo âu, cáu gắt

Hy vọng những chia sẻ trên đã phần nào giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ em bị co giật nhưng không sốt và biết cách xử lý đúng khi trẻ gặp phải tình trạng này. Trong trường hợp các cơn co giật xuất hiện lặp lại nhiều lần, phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám kỹ lưỡng, xác định chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định cho trẻ.

Tiêm vắc xin cho trẻ là biện pháp phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý do vi khuẩn hoặc virus gây tổn thương hệ thần kinh, chẳng hạn như viêm màng não, viêm não, hoặc sốt cao co giật. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tiêm phòng, lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín là điều rất quan trọng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một địa chỉ được nhiều phụ huynh tin tưởng nhờ cung cấp vắc xin chính hãng, bảo quản đúng tiêu chuẩn và được thực hiện bởi đội ngũ y tế có chuyên môn cao. Môi trường tiêm sạch sẽ, thân thiện với trẻ nhỏ, cùng với hệ thống nhắc lịch và tư vấn miễn phí giúp phụ huynh dễ dàng theo dõi lịch tiêm đầy đủ và đúng thời điểm. Để được hỗ trợ chi tiết hoặc đặt lịch tiêm, phụ huynh có thể liên hệ tổng đài miễn phí 1800 6928.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN