icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Mẹ bầu uống trà sữa được không? Tác hại của việc uống nhiều trà sữa trong thai kỳ

Thị Thúy02/05/2025

Khi mang thai, chế độ ăn uống luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu bởi mọi thứ nạp vào cơ thể đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Trà sữa là món đồ uống thơm ngon, béo ngậy, “nỗi cám dỗ” với không ít người, kể cả phụ nữ đang mang thai. Vậy liệu mẹ bầu uống trà sữa được không?

Trà sữa là một loại thức uống “gây nghiện” đối với giới trẻ đã trở thành thói quen khó bỏ với nhiều người, kể cả khi đang mang thai. Tuy nhiên, câu hỏi được không ít mẹ bầu đặt ra là: “Liệu uống trà sữa trong thai kỳ có an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé không?”. Mẹ bầu uống trà sữa được không?

Thành phần chính trong trà sữa

Trà sữa là một trong những loại đồ uống được yêu thích bởi hương vị ngọt, béo ngậy và dễ gây nghiện. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng đằng sau hương vị hấp dẫn đó là những thành phần có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là đối với mẹ bầu. Việc tìm hiểu kỹ các thành phần có trong trà sữa sẽ giúp mẹ đưa ra quyết định đúng đắn cho sức khỏe của cả mình và thai nhi.

Trà

Thành phần đầu tiên là trà. Trong các loại trà sữa, thường sử dụng các loại trà như trà đen, trà xanh hoặc trà ô long. Vốn dĩ, đây đều là những loại trà có lợi cho sức khỏe nếu dùng đúng cách, vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng chống viêm và hỗ trợ phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên, để tạo hương thơm đặc trưng và tăng sức hút cho sản phẩm, một số nơi sản xuất còn tẩm thêm hương liệu như hương sen, hương nhài hay các loại tinh dầu không rõ nguồn gốc. Những chất này nếu không đảm bảo an toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho gan, thận và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu mẹ bầu tiêu thụ thường xuyên.

Sữa

Thành phần thứ hai là sữa. Nghe đến trà sữa, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sự kết hợp giữa trà và sữa tươi hoặc sữa đặc. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số các loại trà sữa bán sẵn đều không sử dụng sữa thật. Thay vào đó là một loại nguyên liệu có tên gọi là kem béo, thực chất là chất béo chuyển hóa được tạo ra từ dầu thực vật hydro hóa. Loại chất béo này có giá thành rẻ, giúp tăng độ béo và thơm cho trà sữa, nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng. Nếu tiêu thụ lâu dài, kem béo có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, rối loạn mỡ máu và ảnh hưởng đến hệ tim mạch.

Mẹ bầu uống trà sữa được không? Tác hại của việc uống nhiều trà sữa trong thai kỳ 1
Trà sữa là một trong những loại đồ uống được nhiều người yêu thích

Trân châu

Trân châu là topping quen thuộc không thể thiếu của ly trà sữa, được làm chủ yếu từ tinh bột (chiếm đến 80%), đường cô đặc và một số chất tạo mùi, tạo màu. Dù mang lại cảm giác dẻo dai, ngon miệng, nhưng trân châu lại không hề cung cấp dinh dưỡng đáng kể. Thậm chí, nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, làm giảm cảm giác thèm ăn và khiến mẹ bầu bỏ bữa, dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ.

Đường

Một ly trà sữa luôn chứa một lượng đường cao vượt mức khuyến nghị. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người chỉ nên nạp từ 40 đến 50g đường mỗi ngày. Trong khi đó, chỉ riêng một ly trà sữa trân châu đã có thể chứa đến hơn 100g đường, gấp đôi thậm chí gấp ba lần lượng đường cần thiết. Đường dư thừa không chỉ khiến mẹ bầu dễ tăng cân, mà còn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và các biến chứng liên quan đến thai nhi.

Tóm lại, mẹ bầu cần thật sự cẩn trọng khi lựa chọn uống trà sữa. Việc nắm rõ thành phần trong loại thức uống này sẽ giúp mẹ đưa ra quyết định phù hợp hơn cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Mẹ bầu uống trà sữa được không?

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thường có cảm giác thèm ngọt và đặt ra câu hỏi liệu mình có thể uống trà sữa hay không. Mẹ bầu uống trà sữa được không?

Một trong những yếu tố đáng lo ngại nhất chính là kem béo trong trà sữa. Loại kem này thường được làm từ dầu thực vật hydro hóa, một loại chất béo chuyển hóa không tốt cho sức khỏe. Khi dung nạp quá nhiều loại chất béo này, mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, từ đó dễ mắc các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, lượng đường trong trà sữa cũng vượt quá nhu cầu cơ thể cần mỗi ngày. Nếu tiêu thụ thường xuyên, mẹ bầu có thể bị tăng đường huyết, dẫn đến nguy cơ tiểu đường thai kỳ, tăng cân mất kiểm soát và các biến chứng cho thai nhi.

Mẹ bầu uống trà sữa được không? Tác hại của việc uống nhiều trà sữa trong thai kỳ 2
Mẹ bầu uống trà sữa được không?

Thêm vào đó, topping phổ biến trong trà sữa như trân châu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều loại trân châu trên thị trường hiện nay được làm từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc hoặc chứa các hóa chất bảo quản độc hại. Nếu tiêu thụ thường xuyên, những chất này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Tóm lại, mẹ bầu vẫn có thể thỉnh thoảng thưởng thức một ly trà sữa để thỏa cơn thèm ngọt, nhưng nên giới hạn tần suất và chọn lựa sản phẩm an toàn, ít đường, không topping hoặc có thành phần rõ ràng. Nếu có thể, hãy tìm đến các loại trà từ thiên nhiên hoặc sinh tố trái cây để vừa giải khát, vừa bổ sung dưỡng chất lành mạnh cho thai kỳ.

Tác hại của việc uống nhiều trà sữa trong thai kỳ

Trà sữa là thức uống yêu thích của nhiều người, kể cả các mẹ bầu. Tuy nhiên, việc tiêu thụ trà sữa quá thường xuyên trong thai kỳ lại có thể mang đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là những tác hại tiềm ẩn mà mẹ bầu cần lưu ý khi uống quá nhiều trà sữa.

Tiểu đường thai kỳ

Đầu tiên, lượng đường trong trà sữa thường rất cao, dễ dẫn đến tiểu đường thai kỳ và tăng cân mất kiểm soát. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ nên tiêu thụ khoảng 25 gam đường mỗi ngày. Thế nhưng, trong một ly trà sữa thể tích khoảng 473ml, lượng đường có thể dao động từ 34 đến 45 gam. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần một ly là đã vượt ngưỡng khuyến nghị, thậm chí gấp đôi hoặc gấp ba. Khi lượng đường trong cơ thể quá nhiều, tuyến tụy sẽ phải hoạt động liên tục để sản sinh insulin, từ đó dẫn đến tình trạng tích mỡ, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, và các bệnh lý về tim mạch. Tình trạng này không chỉ gây hại cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu uống trà sữa được không? Tác hại của việc uống nhiều trà sữa trong thai kỳ 3
Uống nhiều trà sữ dễ gây tiểu đường thai kỳ

Đẩy nhanh tốc độ lão hoá da

Tiếp theo, việc tiêu thụ quá nhiều đường cũng ảnh hưởng tiêu cực đến làn da của mẹ bầu. Đường làm phá vỡ cấu trúc của elastin và collagen, hai loại protein quan trọng giữ cho da săn chắc và mịn màng. Khi elastin và collagen bị tổn thương, da sẽ nhanh chóng lão hóa, xuất hiện nếp nhăn, chảy xệ và mất đi vẻ rạng rỡ vốn có.

Thiếu nước

Ngoài ra, uống nhiều trà sữa còn làm giảm lượng nước cần thiết được nạp vào cơ thể mỗi ngày. Khi mang thai, nhu cầu nước của cơ thể tăng lên rõ rệt, trung bình cần khoảng từ 2.5 đến 3 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ tuần hoàn, vận chuyển dinh dưỡng và điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tiêu thụ khoảng 2 ly trà sữa (tương đương 1000ml), thực chất chỉ có khoảng 100ml là nước lọc tinh khiết. Điều này khiến cơ thể không được bổ sung đủ nước, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kém tập trung và làm chậm quá trình trao đổi chất.

Thiếu sắt

Cuối cùng, uống nhiều trà sữa còn làm giảm khả năng hấp thụ sắt, dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ. Sắt giúp duy trì sức khỏe của mẹ và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tuy nhiên, các loại axit béo và chất phụ gia có trong trà sữa có thể ức chế quá trình hấp thu sắt trong dạ dày, từ đó làm gia tăng nguy cơ thiếu máu, sinh non, thậm chí là sảy thai. Khi thiếu sắt, mẹ bầu sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Mẹ bầu uống trà sữa được không? Tác hại của việc uống nhiều trà sữa trong thai kỳ 4
 

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm thông tin mẹ bầu uống trà sữa được không? Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc uống trà sữa, đồng thời ưu tiên nước lọc, nước trái cây tươi và các loại sữa có giá trị dinh dưỡng cao.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN