icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không? Các biện pháp cải thiện táo bón an toàn, hiệu quả

Võ Thị Quỳnh Loan25/05/2025

Táo bón là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhiều người thắc mắc mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không và làm thế nào để cải thiện tình trạng táo bón an toàn. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp vấn đề này, đồng thời gợi ý những biện pháp hiệu quả giúp mẹ bầu giảm táo bón mà không gây hại cho thai nhi.

Trong thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố và áp lực từ tử cung lên đường tiêu hóa khiến nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón kéo dài. Một trong những thói quen nguy hiểm là cố gắng rặn khi đi vệ sinh. Việc tìm hiểu táo bón có nên rặn khi mang thai không là rất quan trọng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không?

Táo bón là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai do sự thay đổi nội tiết tố và áp lực của tử cung lên hệ tiêu hóa. Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không? Trong nhiều trường hợp, thai phụ buộc phải rặn để đại tiện tuy nhiên hành động này tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé. 

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng việc rặn khi bị táo bón trong thai kỳ không an toàn. Lý do là vì động tác rặn có thể gây ra các cơn co thắt tử cung làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Ngoài ra, nếu mẹ bầu rặn quá mạnh còn dễ dẫn đến nứt kẽ hậu môn, gây đau đớn, viêm nhiễm và tạo điều kiện hình thành bệnh trĩ hoặc nhiễm trùng hậu môn. Về lâu dài, điều này còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tiêu hóa như nguy cơ viêm đại tràng mãn tính hoặc ung thư đại tràng.

Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không? Các biện pháp cải thiện táo bón an toàn, hiệu quả 1
"Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn?" là thắc mắc thường gặp của nhiều người đang gặp tình trạng này

Không ít mẹ bầu vì lo sợ việc rặn gây hại cho thai nhi nên cố gắng nhịn đại tiện. Tuy nhiên, thói quen này chỉ khiến tình trạng táo bón trở nên nặng hơn do phân tích tụ lâu ngày trong ruột sẽ trở nên khô cứng và khó tống ra ngoài. Tốt nhất khi có nhu cầu, mẹ bầu nên đi vệ sinh ngay để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa và hạn chế biến chứng liên quan.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng táo bón ở thai phụ

Bạn đã biết mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không rồi, vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bầu thường xuyên bị táo bón?

Táo bón là tình trạng đi ngoài khó, phân khô cứng phải rặn nhiều lần hoặc dùng sức mạnh mới có thể đi đại tiện. Đây là một hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai và phần lớn không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý mà liên quan đến những thay đổi sinh lý trong thai kỳ.

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ trải qua nhiều biến đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây táo bón là tình trạng ốm nghén khiến thai phụ ăn uống kém và dễ bị mất nước. Lượng nước thiếu hụt trong cơ thể làm phân trở nên khô cứng, từ đó dẫn đến khó đại tiện.

Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không? Các biện pháp cải thiện táo bón an toàn, hiệu quả 2
Ốm nghén khiến thai phụ ăn uống kém và dễ bị mất nước dẫn đến bị táo bón

Ngoài ra, sự phát triển của tử cung theo kích thước thai nhi cũng gây chèn ép lên ruột và các cơ quan tiêu hóa, làm chậm quá trình di chuyển của phân trong đường ruột. Càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy nặng nề và ít vận động hơn, điều này khiến nhu động ruột giảm và làm tăng nguy cơ táo bón.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị táo bón?

Táo bón là tình trạng phổ biến trong thai kỳ nhưng nếu không xử lý đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Khi táo bón kéo dài, chất thải tích tụ trong ruột sẽ làm gia tăng nguy cơ hấp thụ ngược độc tố, ảnh hưởng xấu đến cơ thể mẹ và bé. 

Bên cạnh đó, tình trạng đại tiện khó khiến mẹ bầu giảm cảm giác thèm ăn hoặc sợ ăn, từ đó dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi. Nhiều mẹ vì quá lo lắng nên cố gắng rặn mạnh, gây áp lực lên tử cung làm tăng nguy cơ sinh non.

Câu trả lời cho việc mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không thì chắc chắn là không nên, nhất là vào tam cá nguyệt thứ ba hoặc với mẹ bầu có tử cung ngắn. Trong trường hợp bị táo bón, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn đúng hướng. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay thụt hậu môn vì có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên thai phụ điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hơn là sử dụng thuốc. Chỉ khi thật cần thiết mới cân nhắc đến việc dùng thuốc Tây.

Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không? Các biện pháp cải thiện táo bón an toàn, hiệu quả 3
Mẹ bầu bị táo bón nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn đúng hướng

Nếu bị táo bón sau 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể massage nhẹ nhàng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để hỗ trợ nhu động ruột. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu nên tránh massage vì có thể gây co bóp tử cung.

Để phòng tránh táo bón, mẹ bầu nên:

  • Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung 26 - 30g chất xơ mỗi ngày, giúp phân mềm và dễ đào thải.
  • Hạn chế thực phẩm chiên rán hoặc cay nóng vì dễ gây khó tiêu và làm táo bón nặng hơn.
  • Nếu đã bị táo bón, nên tạm giảm thực phẩm giàu sắt và canxi vì đây là yếu tố khiến phân khô cứng.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và có thể uống nước ấm pha mật ong vào buổi sáng để tăng nhuận tràng.
  • Vận động nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày như đi bộ bơi hoặc yoga để kích thích tiêu hóa và giảm táo bón.
Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không? Các biện pháp cải thiện táo bón an toàn, hiệu quả 4
Vận động nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày để kích thích tiêu hóa và giảm táo bón

Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng đúng cách xử lý sẽ giúp mẹ bầu vượt qua táo bón an toàn trong thai kỳ.

Ngoài ra, lưu ý chị em không nên bỏ qua bước tiêm phòng trước khi có kế hoạch mang thai bởi đây là bước chuẩn bị quan trọng giúp mẹ bầu phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm. Kháng thể do cơ thể mẹ tạo ra không chỉ bảo vệ bản thân mà còn truyền sang thai nhi để bảo vệ bé trong những tháng đầu đời.

Bạn nên liên hệ các cơ sở y tế uy tín để tìm hiểu và được tư vấn lịch tiêm vắc xin phù hợp. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang cung cấp gói vắc xin cho phụ nữ trước khi mang thai với các vắc xin được khuyến nghị như vắc xin cúm, viêm gan B, vắc xin thủy đậu, uốn ván, bạch hầu... Gói dịch vụ này được thiết kế phù hợp cho phụ nữ chuẩn bị mang thai từ 1 - 3 tháng nhằm đảm bảo sức khỏe sinh sản tối ưu.

Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không? Các biện pháp cải thiện táo bón an toàn, hiệu quả 5
Chị em nên tiêm phòng trước khi có kế hoạch mang thai để tránh nhiều bệnh nguy hiểm

Đội ngũ bác sĩ tại Long Châu có chuyên môn cao sẽ trực tiếp thăm khám tư vấn và theo dõi lịch tiêm cá nhân hóa cho từng người. Chất lượng vắc xin luôn được đảm bảo với quy trình bảo quản nghiêm ngặt và minh bạch. 

Tóm lại, việc rặn mạnh khi bị táo bón trong thai kỳ có thể gây áp lực lên ổ bụng dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Do đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp. Hiểu rõ mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe cho cả bản thân và thai nhi trong suốt hành trình làm mẹ.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN