Sở dĩ, thắc mắc “Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn cà muối không?” là thắc mắc chung của rất nhiều người bởi không phải loại thực phẩm nào cũng có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng của các chị em trong giai đoạn này một cách tùy tiện. Nếu các chị em cũng chưa rõ câu trả lời thì chớ nên bỏ qua bài viết dưới đây.
Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn cà muối không?
Mẹ bầu có thể ăn cà muối nhưng cần hạn chế, ưu tiên cà đã lên men đúng cách, rõ nguồn gốc. Ăn quá nhiều hoặc cà muối xổi có thể gây rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Nên ăn với lượng vừa phải, đảm bảo vệ sinh và chế biến an toàn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong cà pháo có chứa một lượng chất solanin - độc tố tự nhiên, cao gấp 5 đến 10 lần so với mức an toàn. Hàm lượng solanin đặc biệt cao khi cà còn sống, vì vậy nếu ăn sống có thể gây ngộ độc với các biểu hiện như buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí ảo giác,... Trong Đông y, cà thuộc nhóm thực phẩm có tính hàn, ăn cùng các món ăn lạnh khác sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Kinh nghiệm dân gian thường kết hợp cà pháo với các gia vị có tính ấm như tỏi, ớt để cân bằng âm dương trong món ăn.
Mặc dù cà muối có thể làm giảm hàm lượng độc tố solanin nhưng các mẹ bầu vẫn cần cẩn trọng. Có thể ăn cà muối trong thai kỳ, tuy nhiên chỉ nên ăn với lượng vừa phải, không nên ăn quá thường xuyên. Mỗi lần chỉ nên ăn một vài quả nhỏ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ bầu nên bỏ hạt cà khi ăn vì hạt cà muối có thể là nguyên nhân gây nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh sau này. Tóm lại, các mẹ bầu có thể ăn cà muối, không nên ăn cà sống, đồng thời sử dụng cà muối một cách điều độ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Lợi ích của cà muối đối với sức khỏe
Cà pháo là loại quả nhỏ, hình tròn, có màu trắng và chuyển vàng khi chín. Không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, cà pháo còn được biết đến là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Cà pháo cung cấp các khoáng chất thiết yếu như magie, kali, sắt, kẽm và protein, góp phần hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cường sức khỏe tổng thể. Khi được chế biến theo kiểu muối chua đúng cách, cà pháo còn có thể giữ lại nhiều vitamin quan trọng như B1, B2, C, provitamin A, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Theo Đông y, cà pháo có vị ngọt, tính hàn, mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe như tiêu viêm, tán huyết, thông kinh, tăng cường chức năng thận, hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm cảm giác đầy bụng, trị ho và hỗ trợ điều trị lao. Nhờ những đặc tính này, nếu mẹ bầu sử dụng cà muối một cách hợp lý thì có thể góp phần cân bằng chế độ ăn và nâng cao sức khỏe.
Tuy nhiên, như đã đề cập qua ở phần trên, cà pháo chứa chất solanin, nếu ăn sống hoặc ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Vì vậy, chỉ nên ăn cà đã được muối kỹ, lên men đúng cách và dùng với lượng vừa phải.

Mẹ bầu ăn cà muối có gây ngộ độc cho thai nhi không?
Việc ăn cà muối có ảnh hưởng tới thai nhi hay không sẽ phụ thuộc vào lượng ăn và chất lượng của cà muối. Nếu bà bầu tiêu thụ quá nhiều, cơ thể sẽ hấp thụ một lượng lớn solanin và khi vượt ngưỡng an toàn, solanin có thể theo đường máu truyền đến thai nhi, từ đó gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.
Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu ăn phải cà muối không đảm bảo vệ sinh như cà nổi váng trắng, bị nhớt hoặc muối chưa đủ chín thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm là rất cao. Những triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, nôn ói, tiêu chảy,… sẽ xuất hiện. Tình trạng này không chỉ khiến mẹ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của thai nhi, làm gián đoạn quá trình nuôi dưỡng và phát triển trong bụng mẹ. Vì vậy, nếu muốn ăn cà muối trong thai kỳ, mẹ bầu nên chọn những sản phẩm đảm bảo vệ sinh, đã lên men đủ thời gian.

Cách ăn cà muối an toàn cho mẹ bầu
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ, ngoài vấn đề “Bầu 3 tháng đầu có được ăn cà muối không?”, các chị em cũng cần chú ý tới cách ăn cà muối. Cụ thể:
- Chỉ nên ăn cà muối đã đủ thời gian lên men: Cà muối đã đủ thời gian lên men có vị chua nhẹ, không bị nhớt hay nổi váng. Cà muối xổi là loại chưa lên men hoàn toàn, thường chứa nhiều nitrat, khi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành nitrit và hình thành các hợp chất gây hại như nitrosamine, các chị em mang bầu không nên ăn loại cà này.
- Không nên ăn cà muối thường xuyên hoặc với số lượng lớn: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bà bầu chỉ nên ăn khoảng 1 đến 2 lần mỗi tuần và mỗi lần chỉ ăn vài quả nhỏ. Việc ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể tích lũy solanin, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
- Ưu tiên cà muối tự làm tại nhà: Hãy sử dụng bình gốm hoặc bình thủy tinh để muối cà nhằm tránh các phản ứng hóa học xảy ra khi sử dụng đồ nhựa. Ngoài ra, nên rửa cà muối lại bằng nước sạch trước khi ăn để giảm bớt lượng muối cũng như lượng axit có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
- Tránh ăn cà muối vào buổi tối: Đây là thời điểm hệ tiêu hóa làm việc chậm hơn, dễ gây đầy hơi, khó tiêu, nhất là với mẹ bầu có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Nhìn chung, nếu được sử dụng đúng cách, cà muối vẫn có thể là món ăn ngon mà không gây hại cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý chọn lựa kỹ càng, ăn đúng lượng và đúng thời điểm để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé.

Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn cà muối không? Mẹ bầu 3 tháng đầu vẫn có thể ăn một ít cà muối, nhưng cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn. Bên cạnh một chế độ ăn uống hợp lý, việc tiêm phòng vắc xin trước và trong thai kỳ cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Các loại vắc xin như vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, vắc xin phòng thủy đậu,… không chỉ giúp mẹ phòng tránh bệnh tật mà còn tạo kháng thể bảo vệ bé yêu. Hãy chủ động khám thai định kỳ và liên hệ với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để đăng ký lịch tiêm hoặc tham khảo thêm về Gói vắc xin cho phụ nữ trước khi mang thai. Chăm sóc tốt cho bản thân chính là cách mẹ trao cho con khởi đầu khỏe mạnh và an toàn nhất.
Xem thêm:
Bầu ăn cà pháo được không? Những điều mẹ bầu nhất định phải biết
Bầu ăn táo đỏ được không? Những lợi ích "vàng" đối với sức khỏe mẹ bầu