icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? Các mốc thời gian mẹ bầu cần biết

Thị Thu04/05/2025

Việc xác định chính xác thời điểm sinh nở là mối quan tâm hàng đầu của nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những người mang thai lần đầu. Một trong những câu hỏi thường gặp chính là mang thai bao nhiêu tuần thì sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh là câu hỏi phổ biến của nhiều mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Hiểu rõ mang thai bao nhiêu tuần thì sinh không chỉ giúp mẹ chuẩn bị tâm lý tốt hơn mà còn hỗ trợ trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi và nhận biết thời điểm chuyển dạ kịp thời.

Cách tính tuổi thai theo tuần

Tuổi thai thường được xác định dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần nhất (viết tắt là LMP - Last Menstrual Period). Đây là cách tính phổ biến nhất vì phần lớn phụ nữ không thể xác định chính xác ngày rụng trứng hoặc ngày trứng được thụ tinh. Do đó, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh gần nhất được xem là mốc khởi đầu của thai kỳ, và từ thời điểm này, tuần thai đầu tiên bắt đầu được tính. Các tuần thai sẽ tiếp tục được cộng dồn lần lượt, mặc dù việc thụ tinh thực sự có thể xảy ra khoảng hai tuần sau đó.

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp mốc thời gian mẹ bầu cần biết 1
Tuổi thai được tính dựa trên ngày đầu kỳ kinh cuối cùng, kết quả siêu âm thai ở những tuần đầu và khám lâm sàng

Để tăng độ chính xác trong việc xác định tuổi thai và ngày dự sinh, bác sĩ thường sử dụng kết hợp ba phương pháp là tính toán dựa trên ngày đầu kỳ kinh cuối cùng, kết quả siêu âm thai ở những tuần đầu và khám lâm sàng. Siêu âm, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên (trước tuần thứ 13), cho độ chính xác cao về tuổi thai vì sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này diễn ra rất đồng đều. Ngoài ra, khám lâm sàng giúp bác sĩ đánh giá các yếu tố khác như kích thước tử cung, vị trí thai và phản ứng sinh lý của mẹ bầu. Việc phối hợp cả ba phương pháp sẽ giúp đưa ra một mốc dự sinh tương đối chính xác, hỗ trợ mẹ bầu trong việc theo dõi thai kỳ và chuẩn bị sinh nở một cách hợp lý hơn.

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? 

Một thai kỳ đủ tháng thường kéo dài khoảng 40 tuần, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng sinh đúng mốc 40 tuần. Việc sinh nở có thể diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn một chút mà vẫn được xem là bình thường nếu nằm trong khoảng từ tuần 37 đến tuần 42.

Trong đó, trẻ sinh từ tuần 39 đến 41 được xem là lý tưởng nhất vì nguy cơ gặp biến chứng sau sinh là thấp nhất. Nếu mẹ bầu chưa chuyển dạ sau tuần thứ 41, có thể cần theo dõi kỹ lưỡng vì thai nhi có thể đối mặt với một số nguy cơ sức khỏe.

Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi mang thai bao nhiêu tuần thì sinh, dưới đây là các mốc thời gian cụ thể:

  • Trước 37 tuần: Sinh non;
  • Từ 37 - 38 tuần: Sinh sớm;
  • Từ 39 - 40 tuần: Sinh đủ tháng;
  • Tuần 41: Sinh vào cuối thời gian quy định;
  • Thai từ 42 tuần trở lên được coi là sinh già tháng.
Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp mốc thời gian mẹ bầu cần biết 2
Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh là thắc mắc phổ biến ở hầu hết các mẹ bầu

Những dấu hiệu mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay

Một số biểu hiện dưới đây có thể cảnh báo chuyển dạ hoặc nguy cơ biến chứng và cần được thăm khám kịp thời:

  • Dịch âm đạo rò rỉ hoặc chảy nhiều như nước: Đây có thể là dấu hiệu của rỉ ối, vỡ ối sớm hoặc vỡ ối non. Dịch thường trong, hơi nhớt, có mùi tanh nhẹ. Khi gặp tình trạng này, mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
  • Ra máu âm đạo trong giai đoạn cuối thai kỳ: Lượng máu càng nhiều thì mức độ nguy hiểm càng cao, có thể liên quan đến bất thường về bánh rau hoặc dấu hiệu chuyển dạ/sinh non.
  • Đau bụng dưới kèm co thắt liên tục: Nếu có cảm giác đau từng cơn lặp lại theo chu kỳ và không giảm sau khi nghỉ ngơi, đặc biệt khi thai dưới 37 tuần, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để loại trừ nguy cơ sinh non.
  • Thai máy yếu hoặc không cảm nhận được cử động thai: Đây là dấu hiệu cần được theo dõi gấp vì có thể liên quan đến suy thai.
  • Xuất hiện các triệu chứng bất thường khác: Sốt cao trên 38°C, đau đầu dữ dội, chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn kéo dài, đau ngực, khó thở, rối loạn thị giác hoặc co giật đều là những biểu hiện nguy hiểm cần cấp cứu.
Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp mốc thời gian mẹ bầu cần biết 3
Một trong những dấu hiệu chuyển dạ là có cảm giác đau từng cơn lặp lại theo chu kỳ và không giảm sau khi nghỉ ngơi

Cách chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh em bé, các bà bầu cần đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe thể chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình mang thai. Dưới đây là một số điều quan trọng mà mẹ bầu nên lưu ý và duy trì đều đặn:

  • Giữ gìn sức khỏe tốt trước khi mang thai: Việc chuẩn bị một thể trạng tốt từ trước khi mang thai giúp cơ thể người mẹ sẵn sàng thích nghi với những thay đổi về nội tiết và thể chất trong thai kỳ.
  • Hạn chế hút thuốc và sử dụng các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sảy thai hoặc sinh non, vì vậy nên tránh hoàn toàn.
  • Duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan: Tâm lý ổn định, vui vẻ không chỉ tốt cho mẹ mà còn giúp thai nhi phát triển thuận lợi hơn. Mẹ bầu nên tìm cách thư giãn, giảm căng thẳng bằng cách đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện với người thân hoặc tham gia các lớp tiền sản.
  • Đi khám thai định kỳ và theo dõi sự phát triển của thai nhi: Khám thai đầy đủ theo lịch hẹn giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và kiểm soát tốt sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và thể dục phù hợp: Các hoạt động như đi bộ, yoga bầu hoặc các bài tập giãn cơ đơn giản giúp cải thiện lưu thông máu, giảm đau lưng, giảm stress và hỗ trợ quá trình sinh nở sau này.
  • Ăn uống đầy đủ và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết: Chế độ ăn của bà bầu cần đa dạng và đầy đủ các nhóm dưỡng chất như chất béo lành mạnh, protein, vitamin, tinh bột và khoáng chất. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung thêm axit folic, sắt, canxi và DHA theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tiêm vắc xin đầy đủ: Tiêm vắc xin trong thai kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Khi người mẹ được tiêm phòng, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể và truyền cho thai nhi qua nhau thai, giúp hình thành hệ miễn dịch thụ động cho trẻ ngay từ khi chào đời  đặc biệt quan trọng trong những tháng đầu đời khi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu.
Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp mốc thời gian mẹ bầu cần biết 4
Mẹ bầu cần ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng 

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh là một thắc mắc chung của nhiều bà bầu, và câu trả lời lý tưởng nhất là khoảng tuần 40. Tuy nhiên, mỗi thai kỳ đều có sự khác biệt, và việc sinh sớm hoặc muộn cũng không phải là điều bất thường nếu trong khoảng từ tuần 37 đến tuần 42. Quan trọng là bà bầu cần theo dõi sức khỏe của bản thân, thăm khám bác sĩ định kỳ và chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày sinh. Điều này sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh, an toàn trong suốt thai kỳ và khi sinh nở.

Chuẩn bị sức khỏe bằng vắc xin trước khi mang thai là cách tốt nhất để đón nhận hành trình làm mẹ một cách trọn vẹn. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp các dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao, hỗ trợ tận tình, không cần chờ đợi lâu. Vui lòng liên hệ hotline 18006928 để được phục vụ nhanh chóng.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN