Tiêm vắc xin là cách tối ưu nhất để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm, do đó trong những năm tháng phát triển đầu đời của trẻ việc tiêm ngừa vắc xin được xem là khoảng đầu tư cần thiết và quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Nhưng thực tế lại có nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng tiêm nhiều vắc xin sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài nên băn khoăn nếu không tiêm phòng cho trẻ có sao không? Bài viết dưới đây Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này.
Không tiêm phòng cho trẻ có sao không?
Đối với câu hỏi thắc mắc "Không tiêm phòng cho trẻ có sao không?" thì câu trả lời là "Có", hơn nữa còn rất nguy hiểm đối với trẻ vì không đủ miễn dịch để ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và virus gây bệnh, dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm tăng cao hơn.
Lý giải cho điều này từ khi còn trong bụng mẹ đến khi chào đời, miễn dịch của trẻ được hình thành qua nguồn sữa mẹ (hệ miễn dịch thụ động), nhưng hệ miễn dịch này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và sẽ yếu dần theo thời gian nên vô tình tạo điều kiện phát triển cho nhiều tác nhân xấu gây bệnh.
Bên cạnh đó việc không tiêm phòng cho trẻ cũng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm vì không có miễn dịch, thậm chí gây tử vong đối với các bệnh như ho gà, viêm gan B, sởi, bạch hầu, thủy đậu, đậu mùa, viêm não Nhật Bản,...
Mặc dù thực tế con số trẻ em trên thế giới tử vong do mắc các bệnh kể trên đã và đang tăng cao, nhưng nhiều ba mẹ vẫn còn thờ ơ với việc tiêm ngừa vắc xin cho trẻ nhỏ. Cụ thể ảnh hưởng đối với trẻ không tiêm ngừa bệnh sởi sẽ dẫn đến hệ lụy như viêm màng não, viêm hô hấp, viêm giác mạc,... Những căn bệnh này đều có khả năng gây nguy hiểm và suy giảm miễn dịch cho nhóm trẻ em dưới 9 tháng tuổi
Vì thế để bảo vệ bé yêu khỏi những mối nguy hiểm kể trên, ba mẹ nên chủ động tìm hiểu lịch tiêm chủng trẻ em đầy đủ không bỏ lỡ mũi tiêm cho trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh, từ đó có thể giúp trẻ có thêm kháng thể bảo vệ sức khỏe khỏi nhiều tác nhân xấu.
/khong_tiem_phong_cho_tre_co_sao_khong_lich_tiem_tu_6_24_thang_1_ca1697fc15.png)
Lịch tiêm phòng vắc xin cho nhóm trẻ em chi tiết
Theo thông tin từ tổ chức WHO, mỗi loại vắc xin được phát minh để tiêm chủng cho trẻ em đều đã trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trong thời gian dài, để có nhìn nhận chính xác về khả năng phản ứng miễn dịch theo từng độ tuổi, nguy cơ gặp biến chứng khi mắc các bệnh có thể tiêm ngừa.
Nhờ có thời gian dài nghiên cứu nên mỗi loại vắc xin có mặt trên thị trường đều đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất nếu ba mẹ cho trẻ tiêm đủ các loại vắc xin cho trẻ em từ 0 - 2 tuổi theo khuyến cáo.
Tuy nhiên bên cạnh các mũi tiêm chính, mũi tiêm vắc xin nhắc lại cũng đóng vai trò quan trọng để sản sinh đủ lượng kháng thể, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể trước nhiều tác nhân gây bệnh.
/khong_tiem_phong_cho_tre_co_sao_khong_lich_tiem_tu_6_24_thang_2_bc674bbdf3.png)
Hiện nay tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đã có sẵn các gói vắc xin dành cho trẻ em từ 6 tháng - 24 tháng tuổi, ba mẹ có thể tham khảo:
Gói vắc xin 6 tháng
Gói vắc xin 6 tháng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu gợi ý tham khảo:
Vắc xin 6 trong 1 ngừa các bệnh ho gà - bạch hầu - uốn ván - bại liệt - viêm gan B và các bệnh do H.Influenzae tuýp B gây ra như viêm phổi và viêm màng não mủ: 3 liều với vắc xin Hexaxim (Pháp) hoặc vắc xin Infanrix Hexa (Bỉ).
Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus: 2 liều với vắc xin Rotarix Vial (Bỉ) hoặc Rotavin (Việt Nam) và 3 liều đối với vắc xin Rotateq (Mỹ).
Vắc xin phòng bệnh do phế cầu: 3 liều với vắc xin Synflorix Inj (Bỉ) hoặc Prevenar 13 (Bỉ).
Vắc xin phòng cúm: 1 liều vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) hoặc vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan).
/khong_tiem_phong_cho_tre_co_sao_khong_lich_tiem_tu_6_24_thang_3_a312a16c21.png)
Gói vắc xin 12 tháng
Gói vắc xin 12 tháng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu gợi ý tham khảo:
Vắc xin 6 trong 1 ngừa các bệnh ho gà - bạch hầu - uốn ván - bại liệt - viêm gan B và các bệnh do H.Influenzae tuýp B gây ra như viêm phổi và viêm màng não mủ: 3 liều với vắc xin Hexaxim (Pháp) hoặc vắc xin Infanrix Hexa (Bỉ).
Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus: 2 liều với vắc xin Rotarix Vial (Bỉ) hoặc Rotavin (Việt Nam) và 3 liều đối với vắc xin Rotateq (Mỹ).
Vắc xin phòng bệnh do phế cầu: 3 liều với vắc xin Synflorix Inj (Bỉ) hoặc Prevenar 13 (Bỉ).
Vắc xin phòng cúm: 2 liều vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) hoặc vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan).
Vắc xin phòng bệnh não mô cầu ACYW: 2 liều đối với vắc xin Menactra (Mỹ).
Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản: 1 liều đối với vắc xin Imojev (Thái Lan), 2 liều đối với vắc xin Jeev (Ấn Độ) và Jevax (Việt Nam).
Vắc xin phòng thủy đậu: 2 liều với vắc xin Varilrix (Bỉ) hoặc vắc xin Varilrix (Mỹ).
Vắc xin phòng sởi - quai bị - rubella: 1 liều đối với vắc xin Mmr II (Mỹ) hoặc 2 liều với vắc xin Priorix (Bỉ).
Vắc xin phòng viêm gan A + B: 1 liều với vắc xin Twinrix via (Bỉ).
Gói vắc xin 24 tháng
Gói vắc xin 24 tháng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu gợi ý tham khảo:
Vắc xin 6 trong 1 ngừa các bệnh ho gà - bạch hầu - uốn ván - bại liệt - viêm gan B và các bệnh do H.Influenzae tuýp B gây ra như viêm phổi và viêm màng não mủ: 4 liều với vắc xin Hexaxim (Pháp) hoặc vắc xin Infanrix Hexa (Bỉ).
Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus: 2 liều với vắc xin Rotarix Vial (Bỉ) hoặc Rotavin (Việt Nam) và 3 liều đối với vắc xin Rotateq (Mỹ).
Vắc xin phòng bệnh do phế cầu: 4 liều với vắc xin Synflorix Inj (Bỉ) hoặc Prevenar 13 (Bỉ).
Vắc xin phòng cúm: 3 liều vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) hoặc vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan).
Vắc xin phòng bệnh não mô cầu ACYW: 2 liều đối với vắc xin Menactra (Mỹ).
Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản: 2 liều đối với vắc xin Imojev (Thái Lan), 3 liều đối với vắc xin Jeev (Ấn Độ) và Jevax (Việt Nam).
Vắc xin phòng thủy đậu: 2 liều với vắc xin Varilrix (Bỉ) hoặc vắc xin Varilrix (Mỹ).
Vắc xin phòng sởi - quai bị - rubella: 1 liều đối với vắc xin Mmr II (Mỹ) hoặc 2 liều với vắc xin Priorix (Bỉ).
Vắc xin phòng viêm gan A + B: 2 liều với vắc xin Twinrix via (Bỉ).
Vắc xin ngừa thương hàn: 1 liều với vắc xin Typhim vi (Pháp).
Vắc xin ngừa tả: 2 liều với vắc xin Morcvax (Việt Nam).
/khong_tiem_phong_cho_tre_co_sao_khong_lich_tiem_tu_6_24_thang_4_1b1483a367.png)
Những lưu ý khi tiêm chủng vắc xin cho trẻ nhỏ
Hiện nay có nhiều loại vắc xin ngừa bệnh và mỗi loại sẽ có thông tin tương ứng về đối tượng áp dụng, lịch tiêm và liều lượng cụ thể, nên ba mẹ cần lưu ý:
- Nếu trẻ bị bỏ lịch tiêm: Cần phải mang trẻ đến đơn vị tiêm ngừa để được bác sĩ khám sàng lọc trước để xác định tình trạng sức khỏe của trẻ có phù hợp để tiêm vắc xin hay không.
- Đối tượng tiêm và lịch tiêm chủng theo khuyến cáo từ Bộ Y tế cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ ở mỗi trường hợp.
/khong_tiem_phong_cho_tre_co_sao_khong_lich_tiem_tu_6_24_thang_5_0821406f5c.png)
Hy vọng qua bài viết trên các bậc phụ huynh sẽ hiểu tầm quan trọng của vắc xin đối với việc bảo vệ sức khỏe của trẻ như thế nào, từ đó ba mẹ sẽ có câu trả lời cho thắc mắc không tiêm phòng cho trẻ có sao không cũng như đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất để bảo vệ sức khỏe dài lâu của con yêu. Nếu ba mẹ vẫn còn nhiều câu hỏi liên quan đến việc tiêm ngừa của con nhỏ ở mọi độ tuổi, có thể liên hệ ngay với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để nhận sự hỗ trợ nhanh nhất nhé.